Qatar phản pháo Ả-rập Xê-út vì đe dọa dùng vũ lực nếu mua S-400 của Nga
Qatar đã cáo buộc láng giềng Ả-rập Xê-út “có thái độ liều lĩnh và chủ ý gây nên rối loạn trong khu vực” sau khi truyền thông Pháp đưa tin Riyadh dọa sẽ tấn công Doha nếu Qatar mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: RT)
Theo Al Jazeera, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cho hay ông không cho rằng mối đe dọa tấn công quân sự của Ả-rập Xê-út mà truyền thông đưa tin từ tuần trước là điều gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cáo buộc Riyadh đã có thái độ liều lĩnh và gây nên “sự mất ổn định” tại Vùng Vịnh, khu vực vốn đã “rung chuyển” từ năm ngoái sau động thái cắt đứt quan hệ ngoại giao lẫn nhau của các quốc gia.
Ngày 2/6, tờ báo Pháp Le Monden cho biết trong lá thư Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Riyadh được cho là đã nhờ Pháp can thiệp nhằm ngăn chặn thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đang được Nga và Qatar bàn thảo. Ả-rập Xê-út đồng thời cảnh báo rằng có thể sử dụng biện pháp mạnh, bao gồm phương án sử dụng quân sự nếu thương vụ vẫn diễn ra.
“Chúng tôi đang chờ đợi sự xác nhận chính thức từ chính phủ Pháp (về tính xác thực của lá thư). Sẽ không có bất cứ mối đe dọa quân sự nào nghiêm trọng từ việc đó, nhưng việc lá thư được dùng để gây nên sự bất ổn trong khu vực là không thể chấp nhận được”, ông Al Thani nói.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa Qatar và Ả-rập Xê-út bùng phát vào tháng 6 năm ngoái khi liên minh các nước do Ả-rập Xê-út dẫn đầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Doha tài trợ khủng bố. Qatar đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này và nói rằng các cáo buộc là nhằm can thiệp vào chủ quyền của Doha.
Văn phòng tổng thống Pháp và cơ quan truyền thông Ả-rập Xê-út hiện chưa có phản hồi về bài báo của Le Monden.
Hồi tháng 12/2017, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed Al-Attiyah hé lộ với truyền thông rằng Doha đang đàm phán với Moscow để mua các hệ thống phòng không, bao gồm S-400 Triumf và Pantsir-S1.
Khi được hỏi rằng Doha có tiếp tục thương vụ này hay không, ông Al Thani cho biết: “Qatar đã tính tới mọi phương án nhằm gia cố năng lực phòng thủ, vì vậy chúng tôi đang chọn hệ thống có chất lượng tốt nhất để bảo vệ quốc gia và chúng tôi có nhiều lựa chọn trong hạng mục này”.
Hiện Riyadh cũng đã ký thỏa thuận với Nga để mua hệ thống S-400. Đại sứ Ả-rập Xê-út tại Nga Rayed Krimly cho hay Riyadh đang nghiên cứu “chi tiết kỹ thuật của thỏa thuận”.
Mỹ là đồng minh thân thiết với cả 2 quốc gia Ả-rập Xê-út và Qatar và họ quan ngại rằng sự rạn nứt trong quan hệ giữa các đồng minh Hồi giáo dòng Sunni sẽ có lợi cho quốc gia Hồi giáo dòng Shi’ite, Iran, vốn là đối thủ của Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Ả-rập Xê-út dọa tấn công quân sự Qatar nếu mua "rồng lửa" S-400 của Nga
Truyền thông Pháp đưa tin Ả-rập Xê-út dường như coi hệ thống phòng không S-400 mà Nga có thể bán cho Qatar là mối đe dọa tới an ninh không phận của Riyadh và cảnh báo sẽ có biện pháp ngăn chặn, bỏ ngỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự với Doha.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga (Ảnh: Sputnik)
Theo báo Le Monde của Pháp, trong lá thư Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Riyadh được cho là đã nhờ Pháp can thiệp nhằm ngăn chặn thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đang được Nga và Qatar bàn thảo. Ả-rập Xê-út đồng thời cảnh báo rằng có thể sử dụng biện pháp mạnh, bao gồm phương án sử dụng quân sự nếu thương vụ vẫn diễn ra.
Vua Salman dường như bày tỏ mối quan ngại sâu sắc tới việc Qatar có thể triển khai hệ thống S-400 và gây đe dọa tới an ninh không phận Ả-rập Xê-út.
Hồi tháng 12/2017, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed Al-Attiyah hé lộ với truyền thông rằng Doha đang đàm phán với Moscow để mua các hệ thống phòng không, bao gồm S-400 Triumf và Pantsir-S1.
Bình luận về thông tin Ả-rập Xê-út phản ứng với thương vụ bán S-400 cho Qatar, phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Nga Aleksei Kondratyev cho hay: "Nga bán S-400 cho Qatar và mang tiền về cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, quan điểm của Ả-rập Xê-út không có tác động đến Moscow và kế hoạch của Nga sẽ không đổi. Rõ ràng là do Riyadh hiện có vị thế trong khu vực, nhưng Qatar đang cải thiện lực lượng vũ trang nhờ việc mua sắm S-400. Vì vậy, căng thằng của Ả-rập Xê-út là điều dễ hiểu".
Ngoài ra ông Kondratyev cho biết Mỹ dường như đang tạo sức ép dồn dập cho Ả-rập Xê-út nhằm can thiệp để thương vụ mua sắm S-400 giữa Nga và Qatar không xảy ra. Ông Kondratyev cho hay động thái này có thể do Mỹ không muốn mất đi các khách hàng tiềm năng tại thị trường vũ khí ở khu vực Vùng Vịnh.
Hiện Riyadh cũng đã ký thỏa thuận với Nga để mua hệ thống S-400. Đại sứ Ả-rập Xê-út tại Nga Rayed Krimly cho hay Riyadh đang nghiên cứu "chi tiết kỹ thuật của thỏa thuận".
Căng thẳng giữa Qatar và Ả-rập Xê-út bùng phát vào tháng 6 năm ngoái khi liên minh các nước do Ả-rập Xê-út dẫn đầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Doha có hành vi tài trợ khủng bố. Qatar đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ cảnh báo Ấn Độ cân nhắc hậu quả nếu mua "rồng lửa" S-400 của Nga Mỹ đã lên tiếng cảnh báo đồng minh Ấn Độ rằng việc mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga có thể gây nguy hiểm cho việc hợp tác quốc phòng và chia sẻ công nghệ Mỹ - Ấn cũng như "khả năng tương tác" giữa lực lượng vũ trang 2 nước trong tương lai. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: RT) Trả...