Qatar mua 24 chiến đấu cơ từ Anh
Qatar ký hợp đồng mua 24 chiến đấu cơ Typhoon của Anh, thương vụ lớn thứ hai Doha thực hiện kể từ khi cuộc khủng hoảng vùng Vịnh xảy ra.
Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Independent.
Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammed al-Attiyah và người đồng cấp Anh Michael Fallon ngày 17/9 ký “tuyên bố mục tiêu” để London bán 24 chiến đấu cơ Typhoon cho Doha, Al-Jazeera đưa tin.
“Đây sẽ là hợp đồng quốc phòng lớn đầu tiên với Qatar, một trong những đối tác chiến lược của Anh”, ông Fallon nói. “Chúng tôi hy vọng việc này còn giúp tăng cường an ninh tại khu vực, trên tất cả các nước đồng minh vùng Vịnh”.
Video đang HOT
Giá trị của hợp đồng hiện chưa được công bố. Đây là thương vụ mua vũ khí lớn thứ hai của Doha từ khi cuộc khủng hoảng ngoại giao tại khu vực bắt đầu. Hồi tháng 6, Qatar đã mua 36 máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ với giá 12 tỷ USD.
Máy bay Typhoon được đồng sản xuất bởi hãng BAE, Anh, Airbus, Pháp, và Finmeccanica, Italy. Năm 2014, BAE bán 72 máy bay Typhoon cho Arab Saudi với giá 6 tỷ USD.
Các quốc gia Arab như Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập đầu tháng 6 cắt đứt quan hệ với Qatar vì cho rằng nước này ủng hộ “chủ nghĩa cực đoan” và thúc đẩy quan hệ với kình địch Iran. Qatar nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.
Theo VNE
Anh tính điều tàu chiến tuần tra tự do đi lại ở Biển Đông
Anh có kế hoạch điều một tàu chiến tới Biển Đông vào năm 2018 để thực hiện tuần tra tự do đi lại.
Tàu hộ tống HMS Westminster của hải quân Anh. Ảnh: Alamy.
"Chúng tôi hy vọng điều một tàu chiến tới khu vực vào năm sau", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm nay nói. Anh vẫn chưa quyết định vị trí triển khai tàu nhưng sẽ không bị Trung Quốc ép buộc trong đi lại qua Biển Đông. "Chúng tôi có quyền tự do đi lại và sẽ thực hiện nó".
Theo Fallon, Anh sẽ tăng cường hiện diện tại các vùng biển trong khu vực, sau khi nước này triển khai 4 chiến đấu cơ tới tập trận chung với Nhật Bản năm ngoái.
Anh đã điều 4 phi cơ Typhoon bay qua Biển Đông vào tháng 10/2016. "Chúng tôi sẽ thực hiện quyền đó bất cứ khi nào có cơ hội, có tàu hoặc máy bay trong khu vực", ông Fallon nói.
Sự hiện diện của tàu Anh tại khu vực có thể sẽ làm căng thẳng gia tăng, khiến quan hệ giữa London và Bắc Kinh, được chính phủ hai nước mô tả là trong "thời kỳ vàng", đi xuống.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng. Bắc Kinh còn cải tạo, xây phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, động thái bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Mỹ ước tính Trung Quốc đã mở rộng hơn 1.300 hecta trên 7 thực thể ở Biển Đông trong ba năm qua. Để đối phó với diễn biến này, Mỹ đã thực hiện tuần tra tự do đi lại định kỳ trong khu vực, khiến Trung Quốc tức tối.
Như Tâm
Theo VNE
Anh bắt nghi phạm vụ đánh bom khủng bố tàu điện ngầm Cảnh sát Anh thông báo đã bắt được một nghi phạm có liên quan tới vụ đánh bom khủng bố trên tàu điện ngầm London làm 30 người bị thương và gây tâm lý hoảng loạn cho người dân. Một cảnh sát đeo mặt nạ tiến vào địa điểm tình nghi để khám xét và điều tra (Ảnh: Reuters) NYT cho biết, cảnh...