Qatar: Hàng chục công nhân thiệt mạng vì World Cup
Theo điều tra của phóng viên The Guardian (Anh), đã có hàng chục công nhân thiệt mạng vì bị phân biệt đối xử, bị ép lao động như nô lệ khi tham gia xây dựng các công trình phục vụ cho World Cup 2022 tại Thủ đô Doha, Qatar.
Cũng theo tờ báo trên, đa số công nhân thiệt mạng là những lao động nhập cư, trong đó lao động người Nepal chiếm đến 40%. Nhiều người không dám bỏ trốn vì bị chủ thầu giữ tiền lương, giấy tờ tùy thân. Một số công nhân cho biết, họ đã phải làm việc nhiều giờ ở ngoài trời với cái nóng lên đến 50 độ C và không được uống nước, bị bỏ đói. Phản ứng về vấn đề này, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã bày tỏ lo ngại về cách mà chính quyền Qatar muốn hoàn thành mục tiêu và gấp rút triển khai các công trình phục vụ World Cup 2022.
Theo ANTD
Video đang HOT
Ấn - Trung đối đầu không khoan nhượng
Hố ngăn quan hệ Ấn - Trung vẫn tiếp tục bị đào sâu hơn bởi những tham vọng kiểm soát nguồn nước và các cáo buộc lấn chiếm lãnh thổ.
Hình ảnh liên quan đến cáo buộc PLA lấn sang vùng Ladakh của Ấn Độ - Ảnh: Jargan.com
Vấn đề nhạy cảm về nguồn nước chia sẻ giữa Ấn Độ với Trung Quốc một lần nữa trở thành đề tài nóng hổi trong quan hệ 2 nước. Theo tờ South Morning China Post (SMCP) của Hồng Kông, tại sự kiện đối thoại chiến lược Ấn - Trung vòng 5 tổ chức ở New Delhi hồi tháng trước, Ấn Độ đã nêu lên những quan ngại lâu nay về các dự án thủy điện dày đặc mà Bắc Kinh liên tục dựng lên dọc theo các con sông khởi nguồn từ Trung Quốc và chảy vào tiểu lục địa này. Tuy nhiên, giới truyền thông Nam Á đưa tin rằng đoàn Trung Quốc phản ứng "chẳng mấy nồng nhiệt", một cách diễn tả lịch sự của thái độ thờ ơ.
Quan ngại về thủy điện
Trung Quốc hiện là "nhà vô địch" trong lĩnh vực thủy điện thế giới, và có đến 10 con sông chính khởi nguồn từ nước này, chảy qua 11 quốc gia. Không ngạc nhiên khi các nước láng giềng ở hạ nguồn luôn lo ngại Bắc Kinh có thể lợi dụng thế mạnh của thiên nhiên để siết chặt gọng kìm đối với nguồn nước chủ chốt của châu Á. Lâu nay, Trung Quốc luôn bác bỏ các lời đồn đoán cho rằng nước này có thể tận dụng vị thế "nắm đằng chuôi" để gây áp lực đối với các nước xung quanh. Và về phần mình, Ấn Độ đang bày tỏ lo ngại về dự án 3 đập thủy điện trên dòng Yarlung Zangbo ở Tây Tạng, không xa phần thượng nguồn trước khi chảy vào Ấn Độ và Bangladesh với con sông tên là Brahmaputra, theo tờ The Guardian.
Bất chấp những lời trấn an rằng các dự án thủy điện Trung Quốc sẽ không gây tổn hại đến những dòng chảy xuống hạ nguồn, phía Ấn Độ vẫn không thể nào an lòng do sự không minh bạch thông tin của nước láng giềng. Trong lúc giới chính khách và các nhà hoạt động tại quốc gia Nam Á liên tục phản đối hoạt động xây thủy điện của Trung Quốc, giới truyền thông Ấn Độ đăng đủ loại giả thuyết có liên quan đến "âm mưu thâm độc" của chính quyền Bắc Kinh, bao gồm tin đồn thổi về "một vụ nổ hạt nhân" tại dãy Himalaya nhằm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra. Các chuyên gia về quan hệ thủy học thường tranh luận rằng trong khi các cuộc xung đột quá khứ nhằm vào lãnh thổ, và tranh chấp hiện tại là về quyền tiếp cận các nguồn năng lượng, thì các cuộc chiến tương lai sẽ xoay quanh nguồn nước, và không nơi nào đối diện với nguy cơ cao như giữa hai gã khổng lồ của châu Á.
Ấn Độ và Trung Quốc chiếm hơn 1/3 dân số của toàn thế giới, nhưng chỉ nắm được 1/10 nguồn nước dự trữ trên toàn cầu. Cả hai nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh đều đua tranh trong nỗ lực tiếp cận nguồn nước, vốn dựa trên các luồng nước tan chảy từ các sông băng Tây Tạng. SCMP dẫn lời Avilash Roul, chuyên gia về an ninh nguồn nước của Ấn Độ, cho hay hiện Trung Quốc ít khi động đến các dự án nước của những quốc gia láng giềng, nhưng "nguy cơ can thiệp đặc biệt cao". Trong khi đó, phía chuyên gia Trung Quốc nói rằng sự lo ngại về an ninh nước của Ấn Độ đã bị nâng lên đến mức "tuyên truyền một cách quá đáng", và "cuộc chiến tranh lạnh về trí não này cần phải bị đánh tan" nếu muốn xây dựng quan hệ song phương tốt đẹp.
Cáo buộc xâm chiếm lãnh thổ
Trong lúc tranh chấp về quyền kiểm soát nguồn nước vẫn chưa được ngã ngũ, giới truyền thông Ấn Độ đồng loạt đăng tải thông tin nước này có thể đã mất gần 640 km2 lãnh thổ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) tại Ladakh về tay Trung Quốc trong vòng vài tháng, theo Times of India. Điều này được cho là do Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thành công khi ngăn chặn các cuộc tuần tra biên giới của phía Ấn Độ tại ít nhất 4 điểm xung quanh LAC. Đây được xem là chiến lược "phong tỏa khu vực", dẫn đến việc lấn chiếm đất đai trên thực tế, theo hãng thông tấn PTI dẫn báo cáo của Ban Cố vấn an ninh quốc gia (NSAB) đệ trình lên chính quyền New Delhi. Cụ thể, những khu vực bị lấn chiếm bao gồm các phần lãnh thổ ở Depsang, Chumar và Pangong Tso thuộc Ladakh. Vấn đề này cũng đã được nêu lên tại Hạ viện vào giữa tuần qua, và các nghị sĩ yêu cầu chính phủ phải giải trình về vụ việc.
Trả lời trước Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony khẳng định Ấn Độ không thỏa hiệp về vấn đề biên giới với Trung Quốc, mà ngược lại nước này đang nỗ lực tăng tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo LAC. Trước sự chất vấn mạnh mẽ của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) và đảng Samajwadi (SP), ông nhấn mạnh Ấn Độ không hề mất đất vào tay Trung Quốc như giới truyền thông đã loan tin. Bộ trưởng cho hay phần lớn lãnh thổ tại PoK, Ladakh và Arunachal đang nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc sau chiến tranh biên giới vào năm 1962, nhưng New Delhi vẫn đang nỗ lực để tìm giải pháp về lâu dài cho vấn đề này. Tất nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là lời trấn an của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, và chưa thể làm thỏa mãn giới chính khách cũng như dư luận trong nước vốn luôn quan ngại về tham vọng lâu nay của quốc gia láng giềng.
Theo TNO
3.096 ngày sống trong "địa ngục" (Kỳ 3) Để không phải tiếp tục chịu những cơn ngứa đầu hành hạ, một hôm tôi dùng kéo cắt tất cả tóc trên đầu. Những dòng tâm sự trong cuốn tự truyện của Natascha Kampusch: Khi tôi 14 tuổi, lần đầu tiên tôi được ngắm ánh sáng ban đêm trên mặt đất kể từ khi bị bắt cóc. Priklopil bắt tôi lên nhà ngủ...