Qatar ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên
Qatar hôm nay xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm nCoV, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch Covid-19 lên 61.
Bộ Y tế Qatar cho biết bệnh nhân là một người đàn ông 36 tuổi, vừa trở về từ Iran và hiện tình trạng sức khỏe ổn định. Sau tuyên bố từ Qatar, Arab Saudi giờ đây trở thành đất nước duy nhất ở Vùng Vịnh chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với nCoV.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở khu vực là Iran, với 43 trường hợp tử vong và gần 600 ca nhiễm bệnh. Phần lớn các ca nhiễm nCoV trong khu vực đều từng đến Iran hoặc tiếp xúc với những người đã ở Iran.
Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Các nước Vùng Vịnh đã có nhiều biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Bộ Ngoại giao Arab Saudi hôm 27/2 tuyên bố tạm dừng cấp thị thực cho người hành hương tới thánh địa Mecca trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Kuwait cũng kêu gọi công dân tránh đi du lịch không cần thiết do lo ngại lây nhiễm nCoV.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong. WHO hôm qua tăng cảnh báo nguy cơ lây lan của Covid-19 từ “cao” lên mức cao nhất “rất cao”, do sự gia tăng của các ca nhiễm và các nước bị ảnh hưởng “rất đáng lo ngại”.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó cảnh báo tất cả các quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ca nhiễm nCoV đầu tiên. “Không một nước nào chủ quan rằng họ sẽ không có ca nhiễm bệnh. Đó có thể là sai lầm chết người. Virus này không có biên giới”, Tedros khẳng định.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)
Theo vnexpress.net
Mỹ ký thỏa thuận lịch sử với Taliban
Mỹ đã ký thỏa thuận lịch sử với quân nổi dậy Taliban, mở đường cho việc rút binh sĩ khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng, một bước để chấm dứt chiến tranh đã kéo dài 18 năm.
Thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban được ký kết tại Doha, Qatar vào ngày 29/2, mở đường cho việc rút dần quân đội Mỹ khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, Reuters đưa tin.
Nhiều người từng kỳ vọng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra giữa nhiều bên, gồm chính phủ Afghanistan, nhưng như thế được cho là quá phức tạp.
Thỏa thuận được ký kết bởi đặc phái viên của Mỹ Zalmay Khalilzad và Mullah Abdul Ghani Baradar, trưởng bộ phận ngoại giao của Taliban. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có mặt để chứng kiến lễ ký kết.
Đặc phái viên của Mỹ (trái) và trưởng bộ phận ngoại giao của Taliban (phải) trong lễ ký thỏa thuận hòa bình. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã bay tới Kabul trong chuyến thăm mà các quan chức và chuyên gia cho rằng nhằm mục đích trấn an chính phủ Afghanistan về cam kết của Mỹ đối với họ.
Đối với Tổng thống Donald Trump, thỏa thuận sẽ giúp ông thực hiện lời hứa đưa quân đội Mỹ về nước. Nhưng các chuyên gia an ninh gọi đây là một canh bạc về ngoại giao sẽ mang lại sự hợp pháp quốc tế cho Taliban.
Vài giờ trước khi thỏa thuận được ký, Taliban đã ra lệnh cho tất cả tay súng ở Afghanistan kiềm chế mọi cuộc tấn công, vì hạnh phúc của quốc gia. Zabiullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban cho biết hy vọng Mỹ sẽ tuân thủ những cam kết của họ trong suốt quá trình đàm phán và khi thỏa thuận được ký.
Đối với hàng triệu người Afghanistan, thỏa thuận này thể hiện một số hy vọng chấm dứt nhiều năm đổ máu. Tuy vậy, triển vọng hòa bình vẫn chưa chắc chắn do bước tiếp theo phải đạt được thỏa thuận với chính phủ Afghanistan.
Theo news.zing.vn
Bệnh nhân mắc Covid-19 sớm nhất ở Vũ Hán chưa từng tới chợ hải sản Người nhiễm nCoV sớm nhất ở Vũ Hán phủ nhận mình từng tới chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là khởi phát của dịch Covid-19. Trang thông tin chính thức của chính quyền thành phố Vũ Hán hôm qua (26/2) đăng tải những nội dung liên quan đến ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận sớm nhất ở đây. Theo đó, trường...