Qatar đã “đốt” bao nhiêu tiền để tổ chức World Cup 2022?
Qatar được cho là đã chi hơn 229 tỷ USD cho dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử World Cup.
Quốc gia vùng Vịnh đã tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động nhập cư chủ yếu từ Ấn Độ và Nepal.
Việc tổ chức World Cup thu hút cho nước chủ nhà nguồn lợi về du lịch, ngoại thương, việc làm và tiềm năng phát triển mới. Nhưng nguồn lợi đó có thể đi kèm với một chi phí rất lớn. Đối với World Cup 2022 tại Qatar, diễn ra từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 18 tháng 12, chính phủ nước này đã chi khoảng 229 tỷ USD, khiến nó trở thành giải đấu đắt nhất từ trước đến nay.
Số tiền đó gấp gần năm lần tổng số tiền 48,63 tỷ USD đã chi cho các sự kiện quyết định uy thế của một giải bóng đá quốc gia từ năm 1990 đến 2018. Các kỳ World Cup được tổ chức bốn năm một lần.
Nhưng có thể phát sinh những vấn đề to lớn đối với nước chủ nhà. Bội chi cho cơ sở hạ tầng và sân vận động đã khiến một số nước chủ nhà lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và để lại những công trình ít được sử dụng sau khi FIFA World Cup kết thúc.
Giành được quyền đăng cai World Cup có thể là một quá trình kéo dài cả thập kỷ. Một quốc gia phải gửi đề xuất đấu thầu liệt kê lý do tại sao nó có ý nghĩa tài chính đối với cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, cũng như cách nó sẽ phục vụ mục tiêu cải thiện phạm vi tiếp cận toàn cầu của môn thể thao này.
Ba nguồn thu chính của FIFA đến từ phát sóng, bán vé và doanh thu tiếp thị, tất cả đều thuộc về tổ chức. Nó cũng phân bổ kinh phí cho các nước chủ nhà để chi trả cho các hoạt động chung của giải đấu. Đối với năm 2022, FIFA đã chi khoảng 1,7 tỷ USD cho Qatar, bao gồm 440 triệu USD tổng tiền thưởng cho các đội. World Cup 2022 tại Qatar dự kiến sẽ mang lại doanh thu 4,7 tỷ USD.
Các quốc gia chủ nhà dựa vào tác động kinh tế thu được từ giải đấu để tạo doanh thu và có những tác động kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Sự gia tăng về du lịch, lưu trú tại khách sạn, tạo việc làm và chi tiêu trên mức trung bình tại các nhà hàng và doanh nghiệp địa phương là những ví dụ về các chỉ số kinh tế ngắn hạn.
Theo Giám đốc Điều hành Truyền thông Fatma Al Nuaimi, “World Cup là một phần của Tầm nhìn Quốc gia Qatar 2030, kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ nhằm phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, công nghiệp quốc gia và hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe”. Số tiền 200 tỷ USD nằm trong ngân sách phục vụ chiến lược này. Nhưng vì nó cũng tạo ra những công trình góp phần phục vụ World Cup nên gây ra sự hiểu nhầm.
Theo ước đoán của Qatar, họ sẽ thu về 17 tỷ USD từ World Cup 2022. Con số này không đáng là bao so với 200 tỷ, nhưng nếu chỉ tính chi phí thực dành riêng cho giải đấu, nó là một khoản lợi nhuận mơ ước.
Đội bóng đá Ba Lan được tiêm kích F-16 hộ tống đến World Cup
Đội tuyển bóng đá của Ba Lan đã được hai tiêm kích F-16 hộ tống đến giải đấu World Cup 2022 ở Qatar sau khi xảy ra vụ tên lửa rơi xuống làng Przewodow khiến hai người thiệt mạng tối 15/11.
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ hộ tống máy bay chở đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan ngày 17/11. Ảnh:
Kênh ESPN đã chia sẻ một video cho thấy cảnh hai máy bay chiến đấu F-16 đang hộ tống chiếc phi cơ chở các cầu thủ Ba Lan đến biên giới phía Nam. Đoạn clip này đã thu hút gần 2 triệu lượt xem trên mạng xã hội Twitter.
Tài khoản đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan cũng đã đăng hình ảnh một chiếc F-16 bay cùng máy bay của đội tuyển này.
(Xem video dưới đây. Nguồn: ESPN)
Tình hình tại Ba Lan và khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã trở nên căng thẳng sau khi xảy ra vụ nổ tên lửa khiến hai người dân thường thiệt mạng ở làng Przewodow gần khu vực biên giới với Ukraine. Một số quan chức và hãng truyền thông của Ba Lan và phương Tây đã cáo buộc Nga tấn công làng Przewodow, đồng thời cho đây là một hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình khu vực.
Tuy nhiên, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 16/11 tuyên bố vụ nổ tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại nước này là một sự cố không may của lực lượng phòng không Ukraine. Theo ông Duda, khả năng cao quả tên lửa rơi xuống làng Przewodow là do đơn vị phòng không của Ukraine phóng đi.
Nhà lãnh đạo này đồng thời lưu ý rằng không có bằng chứng cho thấy vụ nổ tên lửa trên là một vụ tấn công có chủ đích, hoặc do phía Nga khai hỏa. Ông Duda cũng thông báo sẽ không tiến hành tham vấn khẩn cấp theo Điều 4 Hiệp ước NATO.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng dựa trên kết quả phân tích hình ảnh ở hiện trường, họ nhận thấy đầu đạn này được phóng đi từ hệ thống phòng thủ S-300 của Kiev. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định Moskva không thực hiện bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các mục tiêu gần biên giới Ba Lan - Ukraine.Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đều nhận định vụ nổ có thể do tên lửa phòng không của Ukraine gây ra. eek)
Nước chủ nhà sẽ thu lợi khủng từ việc đăng cai World Cup? Giải bóng đá vô địch thế giới (World Cup) là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh và thu hút đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới, với lượng người xem nhiều hơn cả Thế vận hội Olympic. Ảnh: Al Jazeera Theo trang Al Jazeera, dự kiến, trên 5 tỉ người đang háo hức đón chờ giải...