Q.3 mang ‘xuân nghĩa tình’ đến với người nghèo, gia đình chính sách
Gần 1.000 gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn Q.3 (TP.HCM) được trao tặng quà nhân dịp Tết đến xuân về.
Trao tặng quà cho các gia đình chính sách Q.3
MẠNH TRƯỜNG
Ngày 24.1, Quận ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN Q.3 (TP.HCM) đã tổ chức chương trình họp mặt “ Xuân nghĩa tình” Q.3 năm 2019.
Tại buổi họp mặt, lãnh đạo Q.3 đã trao tặng quà cho 482 gia đình chính sách và 502 gia đình thuộc hộ cận nghèo, hộ vừa thoát cận nghèo trên địa bàn Q.3. Riêng 301 hộ vừa thoát cận nghèo của phường: 7, 8, 13 và 14 sẽ dự ngày hội trao quà Tết tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Ông Nguyễn Hồ Hải (Bí thư Q.3) trao quà cho hộ gia đình chính sách
ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Lãnh đạo Q.3 trao quà cho gia đình chính sách
ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Chương trình họp mặt “Xuân nghĩa tình” nhằm thể hiện sự chăm lo chu đáo của chính quyền địa phương các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết đến, xuân về; mang một mùa xuân tràn đầy nghĩa tình đến với mọi người, mọi nhà; Thể hiện sự quan tâm, chăm lo của quận, phường đối với đời sống người dân về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Q.3 lần thứ XI, xây dựng Q.3 có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.
Theo Thanhnien
Những ngôi chùa thanh tịnh cho người thích ngắm cảnh đẹp
Việt Nam là quốc gia giàu truyền thống văn hóa, đồng thời là quốc gia có đời sống tín ngưỡng vô cùng phong phú. Người Việt thường đi đền, đi chùa để tỏ lòng biết ơn các vị thần và để tâm hồn mình thư thái hơn.
1. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
Video đang HOT
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam - dòng Phật giáo cổ do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỉ thứ 13; đồng thời cũng là một trong những điểm viếng chùa Việt Nam nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến hành hương mỗi năm.
Kéo dài từ chân núi đến đỉnh cao, Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, am, tháp như chùa Đồng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Giải Oan, Vân Tiên, Bảo Sái, Thanh Long, Hoa Yên, Cầm Thực...
Quần thể di tích được chia thành nhiều khu di tích riêng để tiện quản lý và tham quan: Khu di tích lịch sử nhà Trần (có thể kể đến Trù Phong Tự, đền An Sinh, am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm...), Khu di tích Tây Yên Tử (Chùa Am Vãi, Khu di tích - danh thắng Suối Mỡ, chùa Vĩnh Nghiêm, ...), Khu di tích Đông Yên Tử, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai (Khu di tích Côn Sơn, Khu di tích Kiếp Bạc và Chùa Thanh Mai), Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (bãi cọc Yên Giang, miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo...).
Khu di tích Đông Yên Tử chính là khu vực có nhiều người hành hương lễ Phật và phát triển các hình thức du lịch tín ngưỡng nhất. Nơi đây tọa lạc những địa danh và ngôi chùa nổi tiếng, vô cùng quen thuộc như chùa Đồng, chùa Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Suối Tắm, Am Ngự Dược...
2. Quần thể chùa Hương
Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
Một trong những điểm dừng chân mà du khách không thể bỏ qua khi đến chùa Hương đó là: đền Trình, động Hương Tích, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn,...
Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Với độ cao 390m, động có "đường lên trời" và "lối xuống âm phủ". Đường lên trời là một sườn đá dốc càng leo càng cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu dưới đất.
Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,....
Đến với chùa Hương, du khách có cơ hội ngồi thuyền tận hưởng vẻ đẹp của non nước hữu tình trên dòng suối Yến thơ mộng.
Vẻ đẹp của "Nam thiên đệ Nhất động" chắc chắn sẽ hớp hồn khách du lịch ngay từ lần đầu đặt chân.
3. Chùa Bái Đính-Ninh Bình
Tọa lạc trên sườn núi, giữa thung lũng mênh mông hồ và núi đá là một ngôi chùa với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống, được ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Đó chính là quần thể chùa Bái Đính.
Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, là nơi diễn ra lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình, không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, cũng chẳng có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay.
Và Bái Đính không chỉ là nơi để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ "Minh Đỉnh danh lam" ca ngợi vẻ đẹp chốn này.
Chùa Bái Đính có những pho tượng uy nghi được chạm khắc tinh tế tựa lưng vào sườn núi xanh thẫm như đưa du khách tới ranh giới của cõi thiêng và cõi tục.
Ngày nay, chùa Bái Đính đang được xem là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất Việt Nam với những kỷ lục đã được ghi nhận như: khu chùa rộng nhất Việt Nam (tổng 539 ha, riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha), khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á (hành lang La Hán dài gần 3 km), khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m), khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam (100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ), tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á (tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ), tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời), chuông đồng lớn nhất Việt Nam (đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông).
4. Chùa Một Cột
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là chùa Diên Hữu hay Chùa Liên Hoa Đại. Đây là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Nó có kiến trúc độc đáo với hình dáng của hoa sen. Nói đến đến Chùa Một Cột, bên cạnh ý nghĩa tinh thần, du khách cũng ấn tượng về cấu trúc của nó. Đó là sự kết hợp giữa không gian kiến trúc và kiệt tác mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Công trình chùa Một Cột như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Chùa có dáng hình vuông, mỗi cạnh 3m, kết cấu gỗ, bên trong đặt tượng thờ Phật bà Quan Âm. Mái chùa lợp ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt.
Điểm độc đáo nhất của Chùa Một Cột Hà Nội là được dựng trên một trụ đá cao 4m đường kính 1.2m gồm hai khối đá chồng lên nhau thành một trụ liền khít, mắt thường khó phân biệt, khối đá trên có những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi chùa.
Ao nước phía dưới chùa Một Cột Hà Nội được bao quanh bởi lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Trong vườn chùa còn có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
5. Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà
Tọa lạc tại một ngọn núi trên bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng không chỉ là một ngôi chùa đẹp ở Việt Nam mà còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng. Chùa nằm ở độ cao 693m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc. Chùa có hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa lớn và trẻ nhất trong 3 ngôi chùa "Linh Ứng Tự" ở Đà Nẵng, chùa Linh Ứng Sơn Trà còn được đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất ở Đà Nẵng.
Chùa nổi tiếng nhờ có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m. Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ. Bên trong bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm có 17 tầng. Mỗi tầng đều đặt 21 tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt khác nhau.
6. Chùa Giác Lâm
Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất ở miền Nam.
Chùa được xây dựng từ năm 1744. Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau như khu chánh điện, khu tháp mộ và khu Bảo tháp xá lợi.
Chánh điện chùa được xây dựng theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, bên trong là 119 pho tượng trong đó có 113 pho tượng cổ, vẻ mặt toát lên sự uy nghiêm, trang trọng. Chùa Giác Lâm còn bảo tồn được rất nhiều hoành phi, câu đối cổ. Vào những dịp lễ hội lớn trong năm, chùa Giác Lâm là địa điểm hành hương thu hút rất đông Phật tử viếng thăm và đặc biệt là du khách quốc tế cũng rất thích thú khi khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa này.
Chùa ở Việt Nam là bằng chứng về lịch sử văn hoá lâu dài của nước này. Nó thể hiện và phản ảnh đời sống tinh thần và niềm tin của người dân địa phương Đến đây, du khách sẽ được tịnh tâm, tránh xa những bộn bề nơi ồn ào đô thị.
Theo phununews.vn
Ghé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền Bắc Nếu bạn là người yêu thích những địa điểm du lịch tâm linh thì không thể nào bỏ qua những ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo dưới đây. Chùa Bổ Đà Được mệnh danh là ngôi chùa độc đáo và cổ kính vùng kinh Bắc, chùa Bổ Đà hay chùa Bổ hoặc Quan Âm tự nằm tại bờ Bắc sông Cầu,...