PVN nâng đỡ, chi phối ngân hàng OceanBank như thế nào?
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cùng các công ty con đóng góp nửa số vốn huy động của OceanBank nên ngân hàng phải chi lãi suất ngoài “thật đậm” để chăm sóc đặc biệt.
Cơ quan Cảnh sát điều tra ( Bộ Công an) vừa ra kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Đinh La Thăng cùng sáu cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia trong việc gây thất thoát 800 tỷ đồng khi đầu tư trái quy định vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Từ hai tháng trước, trong phiên xử đại án tiêu cực xảy ra tại Oceanbank với chủ mưu là cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm, cuộc “bắt tay làm ăn” giữa PVN và OceanBank từng được toà xét hỏi nhiều lần để làm rõ sai phạm của những người liên quan.
Theo cáo buộc, tháng 9.2008, lãnh đạo PVN ký thỏa thuận với ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc PVN tham gia góp 20% vốn điều lệ vào ngân hàng, tương đương 800 tỷ đồng. Nguồn tiền lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh của PVN.
Hà Văn Thắm. Ảnh: Zing
Với sự hợp tác này, ngày 13.5.2009, Chủ tịch HĐQT PVN Đinh La Thăng có văn bản gửi các đơn vị thành viên tập đoàn về việc sử dụng dịch vụ của OceanBank. Theo đó, để tạo điều kiện cho OceanBank trở thành định chế tài chính của tập đoàn trong việc quản lý dòng tiền, thực hiện việc chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị thành viên, Hội đồng quản trị PVN yêu cầu các đơn vị sử dụng dịch vụ do OceanBank cung cấp.
Ngày 22.6.2009, Tổng giám đốc PVN tiếp tục có công văn đề nghị các đơn vị thành viên của tập đoàn này mở và sử dụng hệ thống tài khoản tại OceanBank. Tháng 9.2009, Tổng giám đốc PVN tiếp tục có văn bản gửi các đơn vị thành viên “yêu cầu” các đơn vị chưa mở tại khoản tại OceanBank cần khẩn trương phối hợp với ngân hàng trong việc mở và sử dụng tài khoản theo chỉ đạo.
Trong gần một tháng xét xử, những người đại diện cho hàng chục công ty con của PVN đều thừa nhận khi có “lệnh” trên đều ký hợp đồng tiền gửi với OceanBank.
Hồ sơ vụ án cũng xác định giai đoạn 2010-2014 có hơn 50.000 cá nhân và gần 400 tổ chức gửi tiền tại OceanBank. Nhiều khách hàng lớn là các tổ chức kinh tế có vốn Nhà nước như PVN và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
Nguyễn Minh Thu (cựu Tổng giám đốc OceanBank) khai lúc cao điểm Liên doanh Dầu khí VietsoPetro (VietsovPetro) gửi hàng trăm triệu USD. Lời khai này lúc đó đã khiến chủ tọa phiên tòa phải thốt lên “xin hãy nhân giùm tôi ra tiền Việt”.
Lãnh đạo VietsoPetro khi đối chất tại tòa cũng thừa nhận con số trên. Ông Võ Quang Huy (nguyên kế toán trưởng VietsovPetro) cho hay liên doanh dầu khí này là khách hàng khổng lồ của OceanBank. Có thời điểm, VietsovPetro gửi tới 100 triệu USD và khoảng 1.000 tỷ đồng. Theo ông Huy, OceanBank được coi là “ngân hàng nhà” của ngành dầu khí. Ngành đã có chỉ đạo chung về việc các thành viên đều là khách hàng của ngân hàng này.
Video đang HOT
Trước tòa, đại diện Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil) cũng thừa nhận có hợp đồng tiền gửi trị giá 1.500 tỷ đồng tại OceanBank. Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm cũng từng khai suốt 5 năm (2009-2014), tổng số vốn OceanBank huy động 40.000 tỷ đồng thì có tới một nửa đến từ PVN và các công ty con của tập đoàn này.
Trong giai đoạn nói trên, sau khi trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của Oceanbank, PVN đã giới thiệu, cử ông Nguyễn Xuân Sơn là Tổng giám đốc Oceanbank. Ông Sơn giữ chức Tổng giám đốc Oceanbank đến tháng 11.2010 rồi lại về PVN làm Phó tổng giám đốc từ tháng 11 năm này. Khi về PVN ông Nguyễn Xuân Sơn được giới thiệu làm người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank đến tháng 4.2011.
OceanBank &’lại quả’ PVN như thế nào?
Quá trình thẩm vấn tại tòa cũng cho thấy lượng tiền gửi lớn khiến PVN có vai trò sống còn với OceanBank. Vì vậy, ngân hàng “lại quả” bằng việc chi “đậm” lãi suất ngoài hợp đồng với dòng tiền gửi.
Kết quả điều tra xác định từ 2010 đến cuối 2014, tổng số tiền lại OceanBank chi ngoài hợp đồng cho các khách hàng gửi tiền là gần 1.600 tỷ. Trong đó, hàng trăm tỷ chi cho chính lãnh đạo của PVN và các công ty con của tập đoàn này.
Cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn (cũng là cựu tổng giám đốc Oceanbank) từng khai chi lễ tết hết 30-50 tỷ đồng trong 5 năm (2009-2014), đặc biệt đưa trực tiếp cho nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh 20-30 tỷ đồng. Ông Quỳnh trong một lần đối chất trước tòa đã khai có nhận 20 tỷ và số tiền này chi tiêu cá nhân.
Còn cựu Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu khai đã chi lãi ngoài chăm sóc các doanh nghiệp gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil) hơn 26 tỷ, Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) gần 10 tỷ; Liên doanh Dầu khí VietsoPetro (VSP) hơn 22 tỷ, Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau gần 17 tỷ, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) 35,5 tỷ, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) hơn 8 tỷ, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên (PVIs) gần 20 tỷ…
Ông Nguyễn Xuân Sơn còn khai, trong thời gian đương chức tại OceanBank có hai năm ông đến tặng quà cựu kế toán trưởng VSP và 8-10 lần biếu quà cho cựu Tổng giám đốc Vietsovpetro. Ông Sơn nói không nhớ rõ nhưng mỗi lần đều biếu 200-300 triệu đồng cho mỗi người.
Bà Nguyễn Minh Thu cũng khai, trong lúc làm Tổng giám đốc định kỳ một năm 4 lần đến VietsovPetro để đưa tiền lãi ngoài hợp đồng. “Với khách hàng lớn như VietsovPetro thì đến thăm theo yêu cầu, mỗi lần ngành dầu khí hội họp cũng ghé qua. Mọi việc làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Thắm”, bị cáo Thu khai trước tòa.
Về việc này cựu Giám đốc chi nhánh OceanBank Vũng Tàu cũng nói khi bị toà xét hỏi: “VietsovPetro là khách hàng lớn của OceanBank thì Tổng giám đốc đến thường xuyên cũng là bình thường”…
Đại diện các công ty trong ngành dầu khí mà các bị cáo có lời khai đưa tiền khi bị toà thẩm vấn đều phủ nhận việc được hưởng chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, việc điều tra giai đoạn 2 của vụ án đã được mở ra, khi đó ai nhận hay không sẽ được làm rõ.
Ngay khi phiên toà vừa khép lại, nhiều lãnh đạo PVN đã bị khởi tố. Ngày 13.9, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố ba vụ án hình sự, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), theo Điều 280 Bộ luật Hình sự.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2010 đến ngày 31.11.2014, tổng số tiền ngân hàng này đã chi trả lãi ngoài cho các khách gửi tiền là hơn 1.500 tỷ đồng. Trong đó chi cho VSP hơn 24 tỷ đồng; BSR hơn 19 tỷ đồng và PVEP hơn 76 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng cho rằng, việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo các doanh nghiệp này với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt.
Theo Bảo Hà (VNE)
Luật sư nhắc bị cáo Hồng Tứ "hãy phân phối nước mắt cho hợp lý"
Sáng nay (7.9), bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ tiếp tục khóc trước tòa khiến thẩm phán Trương Việt Toàn đã phải nhắc nhở: "Đây là phần hỏi đáp chứ không phải là nơi đôi co, bị cáo nhớ nhé".
Sáng 7.9, luật sư Vũ Gia Trưởng (bào chữa cho bị cáo Phạm Hoàng Giang, cựu Tổng giám đốc Công ty BSC Việt Nam) tiếp tục xét hỏi bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (cựu Chủ tịch HĐQT BSC).
"Ngày hôm qua, chị khai toàn bộ các hợp đồng lao động, ủy quyền... Giang ký nháy, đưa lên thì chị ký đúng không?". Trả lời câu hỏi này, Tứ nói: "Bị cáo chỉ tin tưởng anh Thắm nên bị cáo ký hộ chứ thực chất không biết SBC hoạt động những gì. Bị cáo cũng tin tưởng anh Giang thì bị cáo mới làm".
Do bị cáo trẻ nhất trong đại án Oceanbank vừa khóc vừa nói nên thẩm phán phải nhắc nhở Tứ cần bình tĩnh. Tuy nhiên, Tứ vẫn tiếp tục khóc lớn hơn.
Hồng Tứ khóc hơn 20 phút tại toà khi bị hỏi liên tiếp Cựu Chủ tịch HĐQT BSC Hoàng Thị Hồng Tứ vừa khóc vừa nức nở nói: "Bị cáo tin anh Thắm, tin anh Giang là tiến sĩ luật nên mới ký chứ bị cáo không biết gì".
Thấy nữ bị cáo này trả lời không đúng trọng tâm, luật sư đề nghị Tứ trả lời đúng câu hỏi: "Có phải anh Giang yêu cầu chị ký không?". Cựu Chủ tịch HĐQT BSC khẳng định chính Giang là người yêu cầu chị ký. "Anh Giang anh cứ đưa thế nào, bị cáo ký như thế. Thực chất anh Giang cũng biết bị cáo không có chức quyền gì ở BSC cả", Tứ đáp.
"Căn cứ nào chị nghĩ anh Giang biết chị đứng hộ?", luật sư tiếp tục đặt câu hỏi. Nghe Tứ vòng vo, luật sư lớn tiếng: "Làm sao anh Giang biết được?". Nữ bị cáo sinh năm 1983 nức nở khẳng định: "Anh Giang biết, luật sư làm sao biết được".
Theo lời Tứ, do bản thân tin Giang là tiến sĩ luật nên đã ký vào các giấy tờ. Nếu biết là sai sẽ không ký.
Nghe trình bày, luật sư Gia Trưởng nói: "Chị bình tĩnh, chị phân phối nước mắt cho hợp lý". Cuộc đối đáp giữa 2 bên khiến chủ tọa phải nhắc nhở Tứ có thái độ đúng mực, còn luật sư đặt câu hỏi phải rõ ràng, dứt khoát.
Do Tứ đã nhiều lần khóc khi trả lời câu hỏi, chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà đã phải nhắc nhở nữ bị cáo trẻ nhất trong đại án Oceanbank cần bình tĩnh và có thái độ đúng mực. Còn thẩm phán Trương Việt Toàn thì nhắc: "Đây là phần hỏi đáp chứ không phải là nơi đôi co, bị cáo nhớ nhé". Nghe vậy, Tứ vừa khóc vừa đáp: "Xin lỗi luật sư, bị cáo có hành động gì sai trái cho bị cáo xin lỗi".
Tiếp phần xét hỏi, luật sư thắc mắc vì sao trong hợp đồng lao động lại có chữ của bị cáo? Trả lời vấn đề này, Tứ vẫn khóc và phân trần rằng chỉ là người đứng tên hộ và không nhớ ai soạn, trình ký hợp đồng.
Còn các khoản thu chi, Tứ khẳng định không biết gì, chỉ đứng tên chủ tài khoản. Mọi thứ Hà Văn Thắm chỉ đạo chị Lê Thị Minh Nguyệt.
Đề cập đến quyền hạn của Tứ tại BSC, luật sư đưa ra câu hỏi nếu không có sự quyết định của Chủ tịch HĐQT, Giang có làm tuyển dụng được không? Tứ trả lời: "Bị cáo không biết, bị cáo chỉ đứng hộ tên. Chứ sai, bị cáo ký làm gì".
Luật sư cho rằng với tư cách người đại diện pháp luật của BSC, Tứ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. "Bị cáo buộc phải nhớ, bị cáo đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay". Thấy Tứ vừa khóc vừa giải thích, chủ tọa nói các bị cáo mới bị truy tố, HĐXX chưa quy kết ai cả, đề nghị luật sư không quy kết, đi thẳng vào câu hỏi.
Bị cáo Hồng Tứ đến phiên tòa thường đeo khẩu trang. Ảnh: Việt Hùng
Sau phần trình bày của Tứ, bị cáo Giang khẳng định Tứ trình bày không đúng sự thật bởi theo lẽ thường, người lao động không tự đi soạn hợp đồng bao giờ. Giang cho rằng có thể do Tứ xúc động nên khai ra điều đó.
Giải thích về 48 hợp đồng có chứ ký nháy của mình, Giang trình bày đây đều là các hợp đồng của khách hàng, được Tứ nhờ thẩm định pháp lý. "Sau khi thẩm định, bị cáo ký nháy", Giang nói.
Về trách nhiệm điều hành của bản thân ở Công ty BSC, Giang khai khi mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, bị cáo có một số quyền hạn điển hình như ký các hợp đồng, còn điều hành kinh doanh thì chưa được bàn giao nhiệm vụ.
Cựu Tổng giám đốc Công ty BSC Phạm Hoàng Giang nói trước khi ký hợp đồng lao động với công ty đã tìm hiểu hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp này và ghi nhận công ty có đăng ký kinh doanh, có báo cáo tài chính thể hiện hoạt động đúng pháp luật. Giang khẳng định trong quá trình làm việc bị cáo không nhận chỉ đạo hay bàn bạc gì với Hà Văn Thắm (Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) và Nguyễn Văn Hoàn (Phó tổng giám đốc Oceanbank). Bản thân Giang không biết công ty này lập ra để thu phí khách hàng vay tiền của Oceanbank.
Theo cáo trạng, ngày 3.4.2009, theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Hoàng Thị Hồng Tứ đã ký hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm Tổng giám đốc Công ty BSC với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Trong thời gian từ 22.5.2009 đến 31.1.2012, Công ty BSC đã ký 721 hợp đồng dịch vụ khống, 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn để thu phí được tổng số tiền hơn 68 tỷ đồng (trong đó Tứ đã ký 98 hợp đồng dịch vụ, 48 hợp đồng có chữ ký nháy của Giang), thu số tiền hơn 14 tỷ đồng.
Theo lời khai của Tứ, do các hợp đồng này đã được khách hàng ký trước và trên hợp đồng ghi Tứ là người đại diện Công ty BSC nên Tứ phải ký để hoàn thiện. Tứ không biết bản chất và mục đích của hợp đồng.
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
Nữ cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank khóc kêu oan "Cáo trạng của VKS kết luận bị cáo thực hành tích cực chủ trương của lãnh đạo ngân hàng là không đúng. Hành vi thực hành tích cực là oan uổng, mong HĐXX xem xét", bị cáo Thủy nói Sáng 31.8, bước sang ngày thứ 4 xét xử Hà Văn Thắm cùng 50 đồng phạm liên quan đến đại án Oceanbank. Phiên tòa...