PVN: Ba đời Tổng Giám đốc không “kết” nổi dự án tỷ đô?
Đã qua 3 đời Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( PVN), nhưng Dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1 (Quảng Bình) đến nay mới chỉ thực hiện, giải ngân vỏn vẹn… 564 tỷ đồng. Một con số đáng thất vọng đối với một tập đoàn kinh tế hàng đầu Quốc gia, từng có doanh thu lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng/năm.
PVN có đủ khả năng xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1?
Dự án này khởi công từ thời ông Phùng Đình Thực đương là Tổng Giám đốc, sau đó là 2 vị nữa và đến bây giờ, khi 1 trong số đó là ông Nguyễn Quốc Khánh đã nhậm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, thì Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 vẫn chỉ là… “chiếc bánh vẽ” nằm dưới chân đèo Ngang.
Dự án tỷ đô, triển khai… tỷ đồng
Như PLVN đã đăng tải, tháng 7/2011, PVN và UBND tỉnh Quảng Bình đã triển khai dự án năng lượng quy mô này. Tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư PVN tuyên bố lúc bấy giờ là gần 2 tỷ USD. Một con số trong mơ đối với một tỉnh nghèo như Quảng Bình lúc đó. Vì thế, tỉnh này đã tập trung mọi nguồn lực, huy động mọi cấp, ngành để hiện thực hóa dự án động lực nói trên.
Còn chủ đầu tư, đã làm được gì sau 5 năm? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người thất vọng, bởi giá trị giải ngân của PVN mới đạt 564 tỷ đồng – một con số quá nhỏ bé so với tổng mức đầu tư đã phê duyệt.
Theo tìm hiểu của PLVN, mặc dù Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã bàn giao gần 130 ha mặt bằng, nhưng các nhà thầu mới san lấp, làm đường và kênh dẫn dòng đạt 68% khối lượng công việc so với hợp đồng. Xin lưu ý, đó mới chỉ là những hạng mục liên quan đến cơ sở hạ tầng, còn riêng nhà máy điện thì tịnh không thấy bất kỳ hạng mục nào được triển khai trên thực địa cho đến thời điểm này, dù trước đó, kế hoạch hoàn thành và phát điện nhà máy đã “chốt” là cuối năm 2015.
Được biết, phần lớn những khoản chi mà PVN thực hiện đến thời điểm này đều mới chỉ tạo ra những sản phẩm nằm trên… giấy, như: Hồ sơ lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, hồ sơ yêu cầu đền bù, phí quản lý dự án…!
“Héo hon” chờ đợi…
Video đang HOT
Sự chậm trễ nói trên đã khiến cho lãnh đạo Quảng Bình mất hết niềm tin ở PVN, còn cử tri và nhân dân ở đây thì “héo hon” chờ đợi. “Dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế của địa phương mà còn có những tác động không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh.”, ông Phan Văn Thường – Giám đốc Sở Công thương Quảng Bình nói.
Vì thế, theo ông Thường, tỉnh này đã, đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để đề nghị chuyển chủ đầu tư dự án từ PVN sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời cho biết đề xuất của Quảng Bình đã được các Bộ Công thương, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính… ủng hộ.
Tuy nhiên, trao đổi với PLVN vào cuối tuần trước, ông Nguyễn Huy Vượng – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Điện (PVN) lại khẳng định chắc nịch: “Chúng tôi vẫn đang triển khai dự án bình thường. Sắp tới, Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch sẽ được chuyển hẳn vào trong đó (Quảng Bình – PV) để quán xuyến, điều hành dự án.”.
Thậm chí, theo Phó Trưởng ban Vượng, nếu căn cứ Quyết định 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về Quy hoạch điện VII điều chỉnh, thì tiến độ phát điện của hai tổ máy thuộc Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 “rơi” vào khoảng năm 2021 – 2022. Vì thế, theo vị này, tiến độ của dự án nói trên là phù hợp, không thể nói là chậm?!
“Theo tôi được biết biết, cách nay khoảng hơn 2 tuần, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có ngồi lại với nhau để trao đổi và tìm giải pháp lúc đẩy dự án này”, ông Vượng nói thêm.
Chúng tôi chưa cập nhật thông tin chi tiết về nội dung của cuộc làm việc nói trên, nhưng cũng thời điểm đó, trao đổi với PLVN, ông Hoàng Đăng Quang – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã tỏ ra không còn mặn mà: “Chúng tôi trông đợi ở dự án này rất nhiều vì tin nó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của một tỉnh khó khăn như Quảng Bình, nhưng sau 5 năm, vẫn chưa triển khai được gì. Rất sốt ruột!…”
Lãnh đạo PVN vẫn lặng tiếng
Sau khi PLVN đăng bài “Rùa bò tại dự án tỷ đô”, chúng tôi đã liên hệ với Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Minh Hồng (phụ trách mảng truyền thông của Tập đoàn), nhưng ông Hồng nói không phụ trách Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1. “Cái này do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hùng Dũng phụ trách”, lời ông Hồng. Ngày 16/9, chúng tôi đã liên lạc với ông Dũng, thì vì này nói “vừa đi công tác nước ngoài về đang rất bận họp” rồi giới thiệu phóng viên làm việc với đại diện ban chuyên môn (Ban Điện) của PVN, nhưng người được ông Dũng giới thiệu lại nói không đủ thẩm quyền để trả lời những chất vấn mà PLVN đưa ra.
Theo Vietnamnet
Ông Trịnh Xuân Thanh và những bí mật tiếp tục được hé lộ
Mặc dù ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa bị tước gần như hầu hết các chức vụ, không được công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội khoá XIV vì những sai phạm của mình trong quá trình công tác, luân chuyển. Nhưng ở Công ty Cồn rượu Hà Nội (Halico), người ta đã thấy nhân vật này vẫn phủ một bóng tối lên tổ chức nhân sự, hoạt động của công ty này.
Điều gì khiến Halico từ lãi chuyển sang lỗ?
Trong phát biểu trả lời của ông Trịnh Xuân Thanh với báo chí, lý giải nguyên nhân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)-nơi ông Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và thua lỗ lên tới trên 3.200 tỷ đồng thời kỳ 2011-2013, ông Thanh cho rằng, có việc do PVN tái cơ cấu, đưa các doanh nghiệp đang thua lỗ như Khách sạn Lam Kinh (Thanh Hoá) sáp nhập với PVC. Thời điểm đó, Khách sạn Lam Kinh thua lỗ khoảng 200 tỷ đồng. Điều này nhằm để nói rằng, PVC thua lỗ có phần do khách quan.
Tuy nhiên, điều rất đáng chú ý là sau một thời gian Khách sạn Lam Kinh sáp nhập vào PVC, ông Mai Văn Lợi, nguyên Giám đốc Khách sạn Lam Kinh lại được đưa về làm Giám đốc rồi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Rượu Hà Nội (Halico)-một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco). Và ở đây, nhiều việc làm rất đáng ngạc nhiên, có dấu hiệu trái các quy định của nhà nước, đẩy Halico, từ một doanh nghiệp làm ăn đang có lãi lại thành một doanh nghiệp đang thua lỗ ngày càng nghiêm trọng.
Cụ thể, tháng 11.2014, ông Mai Văn Lợi từ Giám đốc Khách sạn Lam Kinh được đưa về làm Giám đốc Halico, đến ngày 15.4.2015, ông được đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này thì hết năm 2015, Halico lỗ 21 tỷ đồng. Năm nay, mới chỉ trong quý I, theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Halico, Công ty này đã lỗ thêm 10 tỷ đồng.
Sản xuất rượu vodka ở Halico
Halico lỗ, do chi tiêu vô tội vạ?
Tình trạng kinh doanh thua lỗ của Halico từ khi ông Mai Văn Lợi về làm do nhiều nguyên nhân:Chi phí tăng, sức cạnh tranh giảm...Nhưng theo lời một số cán bộ, nhân viên của Halico phản ánh tình trạng thua lỗ có nguyên nhân chính từ những việc điều hành, quyết định chi tiêu vô tội vạ của ông Mai Văn Lợi.
Cụ thể, từ khi ông Mai Văn Lợi lên làm lãnh đạo của Halico, ở Công ty này đã thường xuyên có tình trạng chi tiêu, tiếp khách triền miên, sử dụng cả các hoá đơn không hợp lệ để thanh toán...Theo tư liệu , Cục Thuế Hà Nội đã có những công văn yêu cầu Halico giải trình về những hoá đơn không hợp lệ (trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh).
Hay trong khi tình hình kinh doanh xấu đi nhưng ông Mai Văn Lợi đã quyết định mua nhiều xe ô tô trị giá từ 700 triệu đến hàng tỷ đồng. Trong khi đó, ông Lợi lại cho Văn phòng Bộ Công Thương mượn 1 chiếc Mercedes E230 E trị giá hàng tỷ đồng. Theo xác minh, hiện chiếc xe này vẫn được Bộ Công Thương sử dụng.
Ông Trịnh Xuân Thanh "gửi" con vào Halico nhằm mục đích gì ?
Một trong những nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh của Halico đang có chiều hướng xấu đi, theo phản ánh của cán bộ, nhân viên Halico, còn có phần do những quyết định điều động nhân sự bất hợp lý của ông Mai Văn Lợi.
Cụ thể, từ cuối năm 2015, ông Mai Văn Lợi đã đưa con của ông Trịnh Xuân Thanh là ông Trịnh Hùng Cường (sinh năm 1992) về làm việc tại Halico. Cho đến tháng 4.2016, ông Cường được bổ nhiệm làm Phó phòng phụ trách truyền thông và thị trường của Phòng truyền thông Marketing của Halico. Việc đưa một nhân viên còn thiếu kinh nghiệm lên giữ chức vụ trên ở Halico của ông Mai Văn Lợi được cho là bất hợp lý do ông Cường còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Một quyết định điều động nhân sự đáng chú ý khác ở Halico là việc ông Đỗ Xuân Long, con ông Đỗ Xuân Hạ-Chủ tịch Hội đồng quản trị của Habeco, sinh năm 1990 từ chỗ là nhân viên trợ lý nhãn hiệu 333 của Tổng công ty cổ phần rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được về Halico làm Trưởng phòng Truyền thông và Marketing của Công ty này từ tháng 8.2015. Đến tháng 4.2016, ông Long lại tiếp tục được bổ nhiệm làm Phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty này. Những quyết định bổ nhiệm nhân sự như vậy, vẫn đang gây bất bình lớn với cán bộ, nhân viên của Halico.
Halico chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang làm gì ?
Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2015, khi mới về làm Giám đốc Halico chưa lâu, ông Mai Văn Lợi đã ép các thành viên trong ban lãnh đạo của Halico chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang nói là để "hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng" của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, đáng lưu ý, vào thời điểm này ông Trịnh Xuân Thanh mới được luân chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đang cần nhiều lá phiếu cho việc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV.
Tuy nhiên, ở cuộc họp của Ban giám đốc Công ty ngày 24.4.2015, đa số ý kiến cán bộ Công ty tham dự đã phản đối đề nghị của ông Mai Văn Lợi vì việc dùng tiền từ quỹ phúc lợi và quỹ từ thiện của Công ty này, theo nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của Halico, phải được đa số người lao động ủng hộ, hơn nữa, trước đây, Halico chưa bao giờ làm từ thiện với số tiền lớn như vậy. Đặc biệt năm 2015 là năm rất khó khăn cho Halico ngay từ quý I.
Tại cuộc họp này, ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng Halico đã phản ứng khá gay gắt khi cho rằng, ở Halico, khi chi bất cứ khoản gì phải thấy rõ mục đích chi. "Với Hậu Giang, tôi chưa nhìn thấy sẽ đạt mục đích gì", ông Khánh nêu. Ông Mai Văn Lợi khi đó nói:"Giám đốc chỉ đạo, yêu cầu cấp dưới phải phục tùng, không phục tùng là không tuân chủ chỉ đạo của lãnh đạo...Trong công việc phải có cấp trên-cấp dưới, trong gia đình có bố mẹ-con cái". Ông Trần Quốc Khánh:"Trách nhiệm cuả tôi là quản lý tài chính và sẽ báo cáo cho những người có trách nhiệm" và "tôi yêu cầu chỉ nói chuyện công việc, không nói chuyện về vấn đề gia đình tại buổi làm việc này".
Tuy nhiên, cuối cùng ông Mai Văn Lợi vẫn dùng quyền của mình, ép buộc các thành viên trong Ban lãnh đạo Halico ký biên bản họp, để sau đó chuyển 500 triệu đồng từ các quỹ từ thiện và quỹ phúc lợi của công ty này vào tài khoản của Tỉnh uỷ Hậu Giang.
Theo Mạnh Quân (Dân Trí)
Sẽ có "siêu ủy ban" quản lý cả SCIC và Sabeco...? Toàn bộ 9 tập đoàn nhà nước và 21 tổng công ty nhà nước sẽ được điều chuyển về cho "siêu ủy ban" này quản lý.Đáng chú ý, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng dự kiến được điều chuyển về trực thuộc Ủy ban này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng...