PVF chuyển nhượng 20 cầu thủ cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp
Ngày 28/12 Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF (thuộc Vingroup) tổ chức Lễ tốt nghiệp, trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho 20 học viên ưu tú. Toàn bộ lứa cầu thủ này sẽ được chuyển nhượng cho các CLB V-League và hạng Nhất Quốc gia.
20 cầu thủ ưu tú tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF là các học viên sinh năm 2001, 2002, đã có gần 10 năm đào tạo chính quy dưới sự dẫn dắt của Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Eric Abrams cùng sự phối hợp đào tạo của nhiều nhà quản lý, chuyên gia thể thao, HLV đến từ các quốc gia lớn của bóng đá thế giới và Việt Nam như HLV Philippe Troussier, trợ lý Nguyễn Mạnh Cường, HLV Đinh Thế Nam…
Với chương trình đào tạo, phát triển cầu thủ toàn diện về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, thể chất và văn hóa, kỹ năng…, PVF đã đào tạo, rèn giũa các tài năng bóng đá trở thành những cầu thủ thi đấu bóng đá chuyên nghiệp trong nước và hướng tới phát triển sự nghiệp thi đấu quốc tế. Tất cả các học viên đều có nhiều năm kinh nghiệm thực tế khi được tham gia hầu hết các mùa giải vô địch bóng đá quốc gia các lứa tuổi.
Ông Lê Khắc Hiệp – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá trẻ Việt Nam PVF phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp học viên 2020.
Theo đó, 20 cầu thủ trẻ vừa tốt nghiệp đã ngay lập tức được 2 CLB tại V-League gồm SHB Đà Nẵng và Sài Gòn FC; 3 CLB hạng Nhất gồm: CLB Phố Hiến, CLB Phù Đổng, CLB Bà Rịa – Vũng Tàu nhận về để tham gia đội hình thi đấu ngay từ mùa giải 2021. Cụ thể, CLB SHB Đà Nẵng và Sài Gòn, mỗi CLB sẽ nhận bàn giao 4 cầu thủ; Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 cầu thủ; Phù Đổng: 4 cầu thủ và Phố Hiến: 6 cầu thủ.
Điểm đặc biệt, toàn bộ kinh phí chuyển nhượng/cho mượn sẽ được PVF chuyển lại cho gia đình học viên. Đây là một điểm đặc thù rất nhân văn trong công tác đầu tư, đào tạo bóng đá trẻ của PVF bởi chi phí đào tạo mỗi học viên trong gần 10 năm từ khi được tuyển đến khi tốt nghiệp lên tới hàng chục tỷ đồng. Chính sách chuyển toàn bộ kinh phí chuyển nhượng/cho mượn cho gia đình học viên cũng là sự nghi nhận, động viên cho những nỗ lực của học viên trong suốt quá trình học tập, tập luyện tại PVF.
Bà Phan Thu Hương, Tổng Giám đốc PVF (ngoài cùng bên phải) và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Giám đốc PVF (ngoài cùng bên trái) bàn giao cầu thủ cho CLB bóng đá Sài Gòn.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đầu tư và Phát triền Tài năng Bóng đá Việt Nam khẳng định: “Với chiến lược đầu tư toàn diện và tinh thần tận hiến cho cộng đồng từ Tập đoàn Vingroup, PVF vẫn đang theo đuổi sứ mệnh đào tạo ra các thế hệ cầu thủ tài năng và tâm huyết cho bóng đá Việt Nam, tiến tới nâng tầm bóng đá nước nhà tiệm cận đẳng cấp thế giới trong tương lai gần”.
Video đang HOT
Bà Phan Thu Hương, Tổng Giám đốc PVF (ngoài cùng bên phải) và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Giám đốc PVF (ngoài cùng bên trái) bàn giao cầu thủ cho CLB bóng đá SHB Đà Nẵng.
Trải qua 12 năm phát triển, PVF là một trong những Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ giàu thành tích nhất Việt Nam. Tính đến nay, PVF đã giành 18 chức vô địch và 9 lần giành Á quân các giải trẻ trong nước; 9 lần vô địch, 2 lần Á quân tại các giải trẻ quốc tế. Riêng năm 2020 được xem là một năm thành công rực rỡ của PVF khi cả hai đội U15 và U17 đều giành được chức vô địch quốc gia.
Cầu thủ PVF được đánh giá có tiềm năng phát triển cao, có khả năng thi đấu, cạnh tranh tại môi trường bóng đá chuyên nghiệp. Trong đó, nhiều học viên của PVF đã tham gia các đội tuyển quốc gia dự các giải đấu lớn như VCK World Cup U20 năm 2017, giành ngôi Á quân tại VCK U23 Châu Á năm 2018, giành ngôi Vô địch tại giải vô địch Đông Nam Á AFF Suzuki Cup 2018 và ngôi Vô địch SEA Games 30 năm 2019, lọt vào VCK U20 châu Á 2020. Từ năm 2016 đến 2019 đã có 42 cầu thủ PVF các lứa tuổi được chuyển đến cho các câu lạc bộ V-League, hạng nhất Quốc gia Việt Nam.
PVF sơ hữu cơ sở vật chất hiện đại cùng bộ máy chuyên môn, vận hành được Liên đoàn Bóng đá châu Á AFC công nhận là một trong ba học viện đầu tiên tại Châu Á đạt chứng nhận học viện bóng đá 3 sao.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo và cung cấp tuyển thủ bóng đá tài năng, xuất sắc cho nghề bóng đá chuyên nghiệp, góp phần phát triển bóng đá nước nhà lên đẳng cấp thế giới, từ năm 2019, Tập đoàn Vingroup và Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Hiện tại PVF đang đóng vai trò điều phối việc hợp tác cùng VFF để nỗ lực hiện thực hóa ước mơ Olympics 2024 và FIFA World Cup 2026 của bóng đá Việt Nam.
Danh sách cầu thủ PVF về các CLB tại V-League và hạng nhất quốc gia
CLB bóng đá Sài Gòn: Võ Nguyên Hoàng (2002), Nguyễn Duy Triết, Tẩy Văn Toàn, Lý Trung Hiếu (2001).
CLB SHB Đà Nẵng: Huỳnh Công Đến, Lê Văn Đô, Huỳnh Minh Đoàn, Nguyễn Tiến Đỉnh (2001).
CLB Bà Rịa Vũng Tàu: Trần Hoàng Phúc, Đỗ Tấn Thành (2001).
CLB Phố Hiến: Hứa Quốc Thắng, Nguyễn Hoàng Huy (2001); Trịnh Quang Trường, Trịnh Văn Chung, Trần Lâm Hào (2002).
CLB Phù Đổng: Võ Quốc Dân, Nguyễn Tiến Ba (2002); Trần Tấn Lộc, Mạch Ngọc Tiến (2001).
Nhiều tài năng trẻ sẽ tiếp tục được nâng bước tại V-League 2021
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến bóng đá cũng mất đi khoản tài trợ đáng kể. Trong bối cảnh đấy, không ít đội bóng chọn cách đặt niềm tin vào lớp trẻ, giảm gánh nặng chi phí.
Bài học của HA Gia Lai và bầu Đức chính là tiền đề để nhiều CLB khác trong bối cảnh không còn dồi dào về mặt kinh phí, có thể chuyển hướng đầu tư cho đội bóng.
Kể từ thời điểm lứa Công Phượng và các đồng đội được đôn lên thi đấu tại V-League cách nay 5 - 6 năm, bầu Đức đã giảm đáng kể phần tiền đổ vào đội bóng mỗi mùa.
Nhờ lực lượng sẵn có là thế hệ cầu thủ nói trên, được đào tạo từ chính CLB, mà HA Gia Lai hầu như không phải mua sắm nội binh, từ đó giảm tối đa các chi phí phát sinh. Đấy là lý do mà có lúc bầu Đức tự tin cho biết đội của ông chi rất ít, ít hơn hẳn nhiều đội khác nhưng vẫn đàng hoàng tồn tại ở sân chơi V-League.
V-League 2021 sẽ tiếp tục là sân chơi giúp nâng bước các cầu thủ trẻ? (ảnh: Tiến Tuấn)
Quan điểm "thắt lưng buộc bụng" của bầu Đức từng có lúc bị chỉ trích, nhất là từ các đội bóng thích tiêu hoang, nhưng đến thời điểm này thì nhiều người thấy rõ mặt lợi.
Đấy có thể là kinh nghiệm cho hàng loạt CLB tại giải V-League hiện nay tiếp bước và duy trì sự hiện diện của mình ở sân chơi chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, nói đến bóng đá chuyên nghiệp là nói đến chuyện chuyển nhượng, mua bán cầu thủ. Nhưng đấy là bàn đến hoàn cảnh bình thường, khi các doanh nghiệp ăn nên làm ra. Còn trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến cho công việc kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn, không ít các doanh nghiệp đang bảo trợ các đội bóng chuyên nghiệp tại Việt Nam gặp khó khăn, thì bước đi tiết kiệm, liệu cơm gắp mắm là bước đi khả dĩ nhất.
Duy trì sự tồn tại của đội bóng trong giai đoạn hiện nay đã là đáng quý lắm rồi, nên cũng đừng đòi hỏi quá cao ở các đội bóng trong nước.
Câu chuyện thành công của HA Gia Lai và bầu Đức 5 - 6 năm qua là kinh nghiệm để các đội bóng đang khó khăn vì dịch Covid-19 tham khảo: Sử dụng nguồn cầu thủ sẵn có do mình đào tạo, tiết kiệm tối đa chi phí, nhất là chi phí trả lương quá cao, và tiền chuyển nhượng đối với các ngôi sao (ảnh: Tiến Tuấn)
Duy trì đội bóng chuyên nghiệp theo con đường mà HA Gia Lai đã đi trong 5 - 6 năm qua, cũng là tạo cơ hội phát triển cho các tài năng trẻ, là chú tâm hơn đến công tác đào tạo trẻ, để có nguồn cầu thủ ổn định và lâu dài.
Trước mắt, trong mùa giải 2021 tới đây, không ít đội bóng trong nước sẽ đi theo con đường đó, từ B.Bình Dương, SL Nghệ An, Than Quảng Ninh, cho đến "đại gia" tầm Viettel... Tức là tận dụng tối đa nguồn cầu thủ trẻ sẵn có, trưởng thành từ chính lò đào tạo của CLB, kết hợp với một số gương mặt cựu binh, đóng vai trò là xương sống và là người dẫn dắt các đàn em.
Cũng nhờ chủ trương này mà mùa 1 - 2 mùa bóng gần đây, bóng đá Việt Nam nổi lên những Hồ Tấn Tài, Nguyễn Tiến Linh (B.Bình Dương), Nguyễn Hai Long, Vũ Hồng Quân (Than Quảng Ninh), Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đức Chiến, Trần Danh Trung, Trương Tiến Anh (Viettel)... Họ phát triển tốt nhờ có nhiều "đất" dụng võ, khi CLB chủ quản chủ trương tạo điều kiện cho cầu thủ trẻ của mình được thi đấu.
Biết đâu, trong cái khó chung của nhiều CLB trong nước, sẽ "ló" cái hay, cái lợi cho bóng đá Việt Nam nói chung, trong việc phát hiện ra thêm nhiều gương mặt trẻ sáng giá, nhất là trong bối cảnh năm 2021 là năm mà chúng ta tổ chức SEA Games trên sân nhà, cùng nhiệm vụ bảo vệ bộ HCV SEA Games bóng đá nam, vốn rất cần nguồn cầu thủ trẻ dồi dào, để chuẩn bị cho chiến dịch đấy!
U22 Việt Nam đấu tập với CLB Phố Hiến Trận giao hữu với CLB Phố Hiến sẽ là bài kiểm tra sau 5 ngày tập luyện của các học trò huấn luyện viên Park Hang-seo. Theo chia sẻ của đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) với Zing sáng 6/11, danh tính đội bóng được mời làm "quân xanh" cho U22 Việt Nam là CLB Phố Hiến. Trận đấu này...