PV Thanh Niên Online tường thuật từ ‘điểm nóng’ Thái Lan: Quân đội đảo chính
Chiều 22.5, quân đội Thái Lan đã tuyên bố đảo chính sau khi nỗ lực thuyết phục Thủ tướng tạm thời Niwattumrong Boosongpaisan từ chức bất thành.
Từ địa điểm này, quân đội Thái Lan tuyên bố đảo chính – Ảnh: Minh Quang
Tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan đã tuyên bố trên truyền hình về việc đảo chính và kêu gọi người dân Thái Lan bình tĩnh, không bạo động.
Được biết, sau khi tuyên bố thiết quân luật, quân đội đã tổ chức một cuộc họp gồm lãnh đạo hàng đầu của các cơ quan, đảng phái chính trị ở Thái Lan để thương lượng, tìm ra giải pháp giải quyết căng thẳng ở Thái Lan.
Trong cuộc họp, tướng Prayuth Chan-ocha đề nghị Thủ tướng tạm thời Niwattumrong Boosongpaisan từ chức, giải tán chính phủ để quân đội tìm ra một thủ tướng mới nhưng Chính phủ của Đảng cầm quyền Pheu Thai không đồng ý.
Video đang HOT
Trước khi tuyên bố đảo chính, PV Thanh Niên Online ghi nhận quân đội hiện diện khắp nơi ở Bangkok.
Theo TNO
Thái Lan sống trong thiết quân luật
Phóng viên Thanh Niên ghi nhận những cảm xúc của người dân ở Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Bangkok, trong ngày thứ 2 áp đặt thiết quân luật.
Chủ một đài truyền hình đến trước trụ sở tổng chỉ huy thiết quân luật phản đối lệnh cấm
phát sóng kênh của bà - Ảnh: Minh Quang
Sáng nào cũng vậy, cứ đúng 5 giờ là anh Wongsuck Sumalu dọn hàng cà phê ra bán ở ngã tư Ratchaprasong. Đang loay hoay rửa ly, anh giật bắn người khi nghe một tiếng phanh xe lớn ở phía sau lưng. Chồm người ra đường, Wongsuck nhìn thấy một chiếc xe Jeep chở 4 binh sĩ lăm lăm vũ khí, tiến sát lại. Chiếc xe chỉ cách Wongsuck vài mét khiến anh hoảng sợ và muốn bỏ chạy bởi Ratchaprasong được xem là một điểm nóng ở Bangkok và không ít người thuộc phe Áo đỏ đã đổ máu ở khu vực này. Đang chưa biết làm sao thì Wongsuck giật mình lần nữa khi chiếc Jeep đậu ngay cạnh quán cà phê. Những người lính xuống xe và đi xung quanh để quan sát và lát sau, thêm một chiếc xe thiết giáp chạy đến đậu gần chiếc Jeep vài mét ở góc ngã tư.
Hợp thức hóa can thiệp của quân đội Theo Hiến pháp Thái Lan, quân đội được xem là lực lượng có quyền lực gần như tối thượng ở Thái Lan trong thời gian thiết quân luật. Quân đội có quyền can thiệp vào cơ quan hành pháp và lập pháp như chọn ra thủ tướng hoặc thay thế chủ tịch thượng viện. Gần như không có giới hạn quyền lực đối với quân đội trừ những vấn đề thuộc hoàng gia. Có thể quân đội sử dụng thiết quân luật để hợp thức hóa sự can thiệp của mình nhằm gây áp lực lên các bên bất đồng. Tôi cho rằng sau thiết quân luật, Thái Lan sẽ có thủ tướng mới. Nguyễn Văn Tự
- luật sư, Việt kiều tại Thái Lan
Wongsuck kể lại câu chuyện trên cho Thanh Niên mà vẫn chưa hết lo sợ. Anh cho biết nhiều người gần đó cũng ngạc nhiên và lo lắng như anh. Một lúc sau, bác xe ôm lên tiếng "Quân đội ban bố thiết quân luật rồi, bắt đầu kiểm soát an ninh cả nước" thì mọi người mới hiểu chuyện gì đang xảy ra. Dẫu từng trong quân đội, nhưng khi nghe đến thiết quân luật anh Wongsuck vẫn cảm thấy không an tâm bởi theo anh điều đó có nghĩa là tình hình đang rất bất thường. "Chuyện làm ăn của dân thường như chúng tôi rồi sẽ khổ đây, không biết sẽ kéo dài bao lâu. Hy vọng mọi chuyện sẽ qua nhanh", anh Wongsuck tâm sự với Thanh Niên. Anh nói thêm ngày đầu tiên thiết quân luật anh ngồi chơi nhiều hơn bán "vì chả ai dám ra đường khi nhìn thấy quân đội và thiết giáp, cả du khách cũng không xuất hiện".
Khi ban bố tình trạng thiết quân luật, quân đội Thái đã khẳng định đây không phải là một vụ đảo chính mà là nhằm bảo đảm an ninh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân khá lo lắng. Chị Yaowalas cho biết suốt ngày đầu thiết quân luật, chị gần như không bước chân khỏi cửa. Đang chuẩn bị dọn hàng ra bán thì nghe tin rất đông binh sĩ ngoài đường nên chị Yaowalas vội vàng cất hết vào nhà và quyết định nghỉ bán. "Tôi từng thấy đánh nhau trên đường phố Bangkok, chả dại gì ra đường. Bất ngờ áp dụng thiết quân luật là chuyện bất thường. Tốt hơn là ở trong nhà, ra đường xảy ra chuyện gì chỉ thiệt thân, ai lo cho con tôi?", chị nói. Trong khi đó, chị nhân viên văn phòng Nongluck Seatoe cho biết quân đội chặn các cửa ngõ ra vào Bangkok, lập các chốt kiểm tra khiến giao thông kẹt cứng ngay vào đầu giờ sáng. Nhiều người trễ ca làm việc vì bị giữ lại dọc đường hàng giờ liền để quân đội kiểm tra, khám xét.
Không tránh khỏi bất an
Theo quan sát của phóng viên Thanh Niên tại các khu vực được xem là thường tập trung nhiều du khách nước ngoài ở Bangkok như Central World, Siam Paragon, Pratunam thì lượng khách xuất hiện rất ít. Tình cờ, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Nhu, một du khách Việt Nam. Chị cho biết đến Bangkok đúng vào ngày phát lệnh thiết quân luật và nói thêm là người bình thường ai nhìn quân đội vũ trang tận răng xuất hiện trên đường phố thì cũng không tránh được bất an. Tuy nhiên, chị vẫn nói: "Tình hình trên đường phố không quá căng thẳng nên tôi yên tâm. Tốt nhất bạn không nên vào khu vực cấm, nhạy cảm và tránh xa nơi biểu tình hoặc thường xảy ra bạo động là sẽ an toàn".
Quân đội xuất hiện trên đường phố Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Đúng như vậy khi dù không mấy ai cảm thấy thoải mái nhưng phần lớn người Thái ủng hộ thiết quân luật vì họ tin quân đội có thể bảo đảm an ninh can thiệp giải quyết căng thẳng ở nước này. Nhất là khi những cuộc biểu tình, bạo động của phe chống và ủng hộ chính phủ trong hơn 6 tháng qua ở Bangkok đã khiến 28 người thiệt mạng. Một phần mục tiêu của thiết quân luật cũng là nhằm ngăn chặn vận chuyển vũ khí vào thủ đô. Hôm qua, quân đội Thái Lan đã phát hiện một kho vũ khí lớn ở bên ngoài Bangkok bao gồm súng AK và chất nổ. Cùng ngày, quân đội đã tổ chức một cuộc gặp với đại diện tất cả các phe phái đang tranh đấu với nhau ở Thái Lan. Tuy không có kết quả cụ thể nào nhưng nội việc họ chịu ngồi lại cũng được cho là một diễn biến khả quan và đáng khích lệ.
Không phải lệnh giới nghiêm Theo trang thailawforum.com, đạo luật quy định về thiết quân luật ở Thái Lan ra đời năm 1914 và đến nay hầu như không có chỉnh sửa gì. Từ bản dịch tiếng Anh của đạo luật đăng trên trang này có thể thấy thiết quân luật không phải là lệnh giới nghiêm như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vì các quy định cụ thể về giờ giấc ra đường, khu vực giới hạn tụ tập... như lệnh giới nghiêm, nội dung của thiết quân luật xoay quanh vai trò và quyền hành của quân đội trong thời gian áp đặt như thay thế vai trò của chính quyền dân sự, được tự do hành động khi cần, được ra lệnh giới nghiêm... Trong trường hợp cụ thể lần này, quân đội tuyên bố trước mắt sẽ chưa ra lệnh giới nghiêm và không cấm các phe phái biểu tình tụ tập nhưng họ không được mở rộng địa bàn. Ngoài ra, quân đội cấm 10 kênh truyền hình tư nhân phát sóng, cấm các kênh chính thống bình luận thời sự gây chia rẽ, cấm sử dụng vũ khí...
Khách Việt vẫn đến Thái Lan Theo Văn phòng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại TP.HCM, tất cả các điểm tham quan ở nước này vẫn mở cửa bình thường nhưng khuyến cáo du khách tránh tụ tập ở nơi đông người và hạn chế ra đường vào đêm khuya. "TAT sẵn sàng hỗ trợ các công ty du lịch và du khách đến Thái Lan trong thời điểm này", đại diện TAT tại TP.HCM cho Thanh Niên biết. Nhiều công ty du lịch lớn ở Việt Nam như Saigontourist, Vietravel, Fiditour, Du lịch Việt... cho hay vẫn đưa khách đến Thái Lan bình thường. Ông Nguyễn Minh Mẫn, đại diện Vietravel, nói ngay trong ngày 20.5, công ty có đưa đoàn khách 30 người sang Thái. "Vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật và thứ hai tới đây, chúng tôi tiếp tục đưa 4 đoàn với 144 khách Việt du lịch Thái Lan và hiện tại vẫn nhận đăng ký tour Thái", ông Mẫn nói. Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Việt cũng cho hay vào ngày 22.5, công ty cũng đưa một đoàn khách 30 người; thứ bảy, chủ nhật tuần này cũng có 2 đoàn khác sang Thái.
Theo TNO
Phe "Áo đỏ" Thái Lan bị quân đội bao vây tứ phía Hôm (20/5), lực lượng quân đội Thái Lan đã tiến hành bao vây đoàn biểu tình ủng hộ chính phủ - phe "Áo đỏ" tại thủ đô Bangkok sau khi quân đội Hoàng gia ban bố thiết quân luật nhằm lập lại an ninh trật tự quốc gia. Trong buổi sáng, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan- Ocha đã ký...