Putin và Erdogan: Khởi đầu của một tình bạn đẹp
Theo tờ Moscow Times (Nga), chỉ vài tháng trước đây,mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất căng thẳng.
Tháng 11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga ở Syria. Các quan chức Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, mô tả hành động này như một cú “đâm sau lưng” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Moscow cùng giới truyền thông Nga cáo buộc chính phủ Erdogan hợp tác và hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi Ankara phủ nhận và không nhượng bộ.
Dưới áp lực trong nước và việc mất đi nhiều người bạn, cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ chìa “cành ô liu”. Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xin lỗi về vụ bắn rơi Su-24 Nga. Các hình thức hợp tác mới và một chuyến thăm cấp nhà nước cũng đã được thảo luận.
Âm mưu đảo chính bất thành hôm 15/7 đã không thể phá hoại được triển vọng tình hữu nghị đang được nhen nhóm trở lại giữa Moscow và Ankara.
Putin và Erdogan sẽ có cuộc hội đàm vào ngày 9/8 tại St Petersburg, Nga. Chương trình nghị sự của cuộc họp của họ vẫn đang được thảo luận, nhưng theo phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov cho biết, “họ chắc chắn có rất nhiều để nói với nhau.”
Chuyến thăm Moscow của Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mehmet Simsek gặp người đồng cấp Nga, ông Arkady Dvorkovich đã đặt nền móng cho chuyến thăm của ông Erdogan.
Hai phái đoàn đã thảo luận một loạt vấn đề – từ dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam”, trạm hạt nhân Akkuyu, các cấm vận về một số mặt hàng nông sản thực phẩm, vấn đề miễn thị thực và nối lại các chuyến bay giữa 2 bên.
Hai tháng trước, hai nước dường như vẫn đứng bên bờ vực sụp đổ mối quan hệ ngoại giao. Bây giờ họ như là anh em lạc mất nhau trong một thời gian dài mới gặp lại.
Video đang HOT
Âm mưu đảo chính hôm 15/7 đang đưa Ankara lại gần Nga hơn. (Ảnh: Reuters)
Đối tác không bình đẳng
Chuyên gia chính trị Nga Vladimir Frolov cho hay, trong thực tế, thậm chí một tình bạn đẹp cũng cần sự làm viêc và các quy tắc. Và ở đây, Nga sẽ chỉ chơi với ai xem Nga là đối tác hàng đầu. Trong cuộc đối đầu với Erdogan, Putin là người chiến thắng rõ ràng.
Ông Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Nga về Chính sách Quốc phòng và ngoại giao, cho hay, “Erdogan đã giành được sự ủng hộ ở quê hương mình nhưng lại thất bại ở khu vực, ông quá bế tắc và giờ đang rời xa phương Tây”.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang cho liên minh do Mỹ đứng đầu sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở phía nam để chống lại IS. Nhưng giữa họ vẫn tồn tại bất đồng về vấn đề người Kurd ở Syria, nhóm đang tìm kiếm quy tắc tự trị.
Mỹ ủng hộ nhóm người này, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố.
Sau vụ Su-24, Nga cũng đã bày tỏ sự ủng hộ người Kurd. Moscow thậm chí đã bắt đầu vận chuyển vũ khí cho người Kurd. Đây là kịch bản ác mộng đối với Erdogan – khi cả Nga và Mỹ đều ủng hộ người Kurd (vì những lý do khác nhau). Đây là đòn bẩy chính khiến Putin rất có ảnh hưởng đến Erdogan.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế hoạt động trấn áp “hậu đảo chính”, khiến Ankara không hài lòng. (Ảnh: Xinhua)
Sống cùng với NATO
Ông Putin chắc chắn có cơ hội tranh thủ được ông Erdogan do phương Tây đang phản đối gay gắt các cuộc trấn áp phi tự do trong toàn xã hội Thổ Nhĩ Kỳ sau âm mưu đảo chính quân sự.
Moscow Times dẫn lời chuyên gia an ninh Mark Galeotti đánh giá, việc làm ngơ trước các động thái của ông Erdogan sẽ là một cái giá đắt đối với phương Tây, nhưng họ không có nhiều lựa chọn tối ưu.
“Hoặc là có một lập trường thực dụng và chấp nhận những gì Erdogan đang làm, hủy hoại tuyên bố của phương Tây về các chính sách dựa trên các giá trị. Hoặc là có nguy cơ mất đi một đối tác quan trọng trong cả hai vấn đề quân sự và nhập cư”, Galeotti nói.
Ông bình luận thêm: “Putin – người không bao giờ tuyên bố về một chính sách ngoại giao dựa trên các giá trị quan – chỉ đơn giản là gây ra thêm tiếng ồn, ngồi lại và xem phương Tây lo lắng.”
Trước kia, các cơ hội cụ thể của ông Putin đối với Thổ Nhĩ Kỳ là rất ít do Ankara là thành viên NATO, nhưng bây giờ đã khác.
Moscow đang có thêm nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Điều đó được minh chứng khi Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Simsek cố gắng khởi động lại mối quan hệ nồng ấm giữa hai nước trước đây để cảm ơn Nga vì đã ủng hộ ông Erdogan trong cuộc đảo chính thất bại vừa qua.
Và ông Erdogan sẽ xem xét lại các quan hệ hợp tác quốc tế của mình sau sự kiện này.
Nỗ lực tập trung quyền lực bằng mọi cách đang khiến Erdogan phải trả giá bằn “Giấc mơ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ” – nền tảng đã thúc đẩy đảng của ông lên cầm quyền.
Sau cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ, những động thái của chính quyền Ankara đang cho thấy một hệ thống giá trị quan “u ám và gây hoài nghi” hơn, đồng thời “ngả” nhiều hơn vào vòng tay của Nga.
Lukyanov cho biết, “Ưu tiên hàng đầu của Moscow là cộng đồng Á-Âu, nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ có một vai trò rất lớn” và “Câu hỏi duy nhất được đặt ra là: Một Thổ Nhĩ Kỳ mới của ông Erdogan sẽ sẵn sàng đi theo con đường này đến đâu.”
Theo Soha News
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Có "con hổ lớn" đứng sau giáo sĩ Gulen
Ngày 30.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính bất thành vừa qua, chỉ là con tốt của được một "kẻ chủ mưu" chống lưng.
Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, cả Washington và giáo sĩ Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc đảo chính thất bại đêm 15.7, có gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc 8.651 binh sỹ có liên quan đến "mạng lưới khủng bố" của giáo sĩ Gulen. Trong cuộc đảo chính vừa qua, phe nổi dậy đã huy động và sử dụng 3 tàu chiến, 75 xe tăng, 248 xe bọc thép cùng gần 4.000 đơn vị súng bộ binh. Ngoài ra, lực lượng đảo chính cũng sử dụng 35 máy bay chiến đấu và 40 máy bay trực thăng để tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ hợp pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Các binh sĩ tham gia đảo chính đã bị bắt giữ và chịu những hình phạt hà khắc.
Ngoài việc cáo buộc giáo sĩ Gulen, Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel đứng về phe những đối tượng đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng bất ổn ở nước này có thể làm giảm cấp độ hợp tác quân sự với Washington.
Phát biểu tại một trung tâm quân sự ở Golbasi, bên ngoài thủ đô Ankara hôm 29.7, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Ông đang đứng về phía những kẻ lập mưu đảo chính thay vì cảm ơn đất nước này đã đánh bại âm mưu đảo chính. Ông đã tự cho thấy bộ mặt của mình với những tuyên bố đó... Hãy biết vị trí của mình! Kẻ lên kế hoạch đảo chính vốn đang ở nước ông và các ông đang nuôi dưỡng hắn". Ông Erdogan có ý nói đến giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành và muốn được dẫn độ từ Mỹ về nước.
Trước đó, ngày 28.7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần một nửa trong số 358 tướng với cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính bất thành.
Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.
Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15.7, chính quyền Ankara tiến hành một chiến dịch thanh trừng trên diện rộng. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30.7, khoảng 18.000 người bị tạm giam, gần 10.000 người bị bắt giữ.Chiến dịch thanh trừng không loại trừ một lĩnh vực nào, kể cả báo giới. Gần 50 ngàn hộ chiếu bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn các trường hợp chạy trốn ra nước ngoài. Hiện các cuộc thanh trừng bắt đầu nhắm vào giới doanh nhân.
Theo Danviet
Bất ngờ về nước thực sự có lợi trong đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ Không phải là Nga, Mỹ như những nhận đinh trước đó, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự đoán của Nga Nikita Danyuk cho rằng, được hưởng lợi nhiều nhất ở đây là một nước ở Trung Đông. Sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều câu hỏi được đặt ra, ai mới thực sự là "ngư...