Putin và chuyến thăm Trung Quốc trước thềm phán quyết ‘đường lưỡi bò’

Theo dõi VGT trên

Giới chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố ủng hộ một phần lập trường Biển Đông của Trung Quốc trước khi tòa quốc tế ra phán quyết không phải là “món quà miễn phí”.

Putin và chuyến thăm Trung Quốc trước thềm phán quyết đường lưỡi bò - Hình 1

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế khi ông thăm Trung Quốc vào ngày 25/6.

Các quan chức trong chính phủ của ông Putin nói rằng họ muốn tăng cường quan hệ thương mại với khu vực châu Á – Thái Bình Dương để bù đắp tổn thất đầu tư nước ngoài do châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các biện pháp cấm vận này đã khiến Nga không được tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây, theoWSJ.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra vào thời điểm ngoại giao nhạy cảm đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Chương trình nghị sự tại Bắc Kinh dự kiến gồm các vấn đề thương mại, đầu tư và các vấn đề quốc tế, chính phủ hai nước cho biết. Các cuộc họp sẽ cho kết quả là “một số văn kiện chính trị quan trọng” và “văn kiện hợp tác thực chất”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết trong tuần này.

Giới quan sát nói rằng các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những nỗ lực để tích hợp sáng kiến Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa của Trung Quốc với Liên minh Kinh tế Á – Âu do Nga khởi xướng và đưa ra các thỏa thuận về việc Nga xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga, chẳng hạn như đường sắt cao tốc.

Tháng trước, Trung Quốc đồng ý cung cấp khoản vay trị giá 400 tỷ rúp (6,2 tỷ USD) để phát triển một tuyến đường sắt cao tốc giữa Moscow và Kazan, mở đường cho một thỏa thuận chính thức vào cuối tuần này. Một số nhà phân tích cũng cho rằng hai chính phủ sẽ thúc đẩy xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng ở vùng đất của Nga tại Bắc Cực, được hỗ trợ bởi khoản vay 12 tỷ USD từ hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc.

“Tăng cường hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cả hai nước”, đặc biệt là khi có những biến cố gần đây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Nga, Chen Yurong, giám đốc nghiên cứu Âu – Trung Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế do Bộ Ngoại Trung Quốc vận hành, nói. “Hai nước có rất nhiều cơ hội đầu tư củng cố lẫn nhau, chẳng hạn như về năng lượng, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng”.

‘Có đi có lại’

Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Moscow, đánh giá hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc được thiết kế cẩn thận như một màn thể hiện quan hệ đối tác, ràng buộc bởi các giao thức cho thấy lãnh đạo hai bên có vị thế bình đẳng. Tuy nhiên, ông Gabuev cho rằng Nga đang ở “chiếu dưới”. Các lệnh trừng phạt với Nga vẫn được giữ nguyên, môi trường đầu tư của Nga nghèo nàn và tình hình giá cả hàng hóa trong nước ngày càng tồi tệ.

Video đang HOT

“Nga đang nghiêng về hướng phụ thuộc không đối xứng này, họ cần Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc cần Nga”, ông nói. “Trong các thỏa thuận, Trung Quốc có thể là những người đàm phán thực sự rắn”.

Nga xích lại gần Trung Quốc khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow năm 2014 do khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước lên án Nga sáp nhập Crimea. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm cách tiếp cận “có đi có lại” với Nga, vì những khó khăn ngoại giao Bắc Kinh đối mặt trong những tuần gần đây.

PCA dự kiến ra quyết định về vụ kiện của Philippines trong tháng nàyhoặc đầu tháng sau, theo báo Philippines. Dù khăng khăng tuyên bố tẩy chay vụ kiện, Trung Quốc gần đây phát động một chiến dịch lôi kéo quy mô lớn, nhằm xây dựng một liên minh đa quốc gia để bác bỏ thẩm quyền của tòa.

Alexander Korolev, một nhà nghiên cứu quan hệ Trung – Nga thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Singapore, cho rằng ông Tập “sẽ muốn một cái gì đó tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện với Nga trong khủng hoảng Ukraine, cụ thể là ‘tỏ vẻ bình thường’ trên tất cả các mặt, không chỉ trích rõ ràng và không tham gia bất kỳ biện pháp trừng phạt nào”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 4 nhắc lại rằng Moscow phản đối “quốc tế hóa” các tranh chấp Biển Đông, ủng hộ lập trường của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mặc dù ông không nói chính xác lập trường của Moscow về vụ kiện “đường lưỡi bò”.

Đổi lại cho sự ủng hộ của Moscow với Bắc Kinh, ông Putin có thể mong đợi Trung Quốc đầu tư thêm ở vùng Viễn Đông Nga và Siberia, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng.

“Việc Nga ủng hộ một phần lập trường của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích họ về vấn đề Biển Đông không phải là món quà miễn phí”, ông Korolev nói. “Có lý do để suy đoán rằng Nga muốn có kết quả bằng hành động hơn lời nói”.

Phương Vũ

Theo VNE

Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Trung Quốc cố gắng hạ uy tín của tòa trọng tài bằng lập luận rằng người chỉ định ban thẩm phán là công dân Nhật và do đó, sẽ có sự thiên vị.

Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Ông Shunji Yanai, cựu chủ tịch ITLOS. Ảnh: UN

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến tháng này ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết sắp tới, và đang tìm cách lôi kéo sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của mình. Để phục vụ cho mục đích đó, Bắc Kinh còn áp dụng một chiêu bài đặc biệt: Quốc tịch của người chỉ định thẩm phán cho phiên tòa, theo Foreign Policy.

Sau khi Philippines nộp đơn kiện vào tháng 1/2013, ban thẩm phán được thành lập để xét xử. Trong ban thẩm phán gồm 5 thành viên, mỗi bên trong vụ kiện có quyền chọn hai thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn người thứ 5. Nhưng Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thẩm phán thay cho Trung Quốc theo quy trình chuẩn.

Chiêu bài của Trung Quốc

Quan chức Trung Quốc đã phản đối vai trò đó của ông Yanai, tuyên bố rằng vì Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông nên người mang quốc tịch Nhật Bản không thích hợp để đóng vai trò trong một vụ kiện liên quan đến các tranh chấp khác. Thực tế, ông Yanai chỉ là người chọn ban thẩm phán chứ không phải là thẩm phán trực tiếp xem xét vụ kiện.

Ông Yanai đã làm việc trong lĩnh vực luật quốc tế trong 45 năm. Ông bắt đầu làm việc cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ năm 1961, từng giảng dạy pháp luật quốc tế tại Đại học Chuo ở Tokyo và thuyết giảng về giải quyết tranh chấp hàng hải, và là đại sứ tại Mỹ năm 1999-2001. Wall Street Journal khi đó mô tả ông là người "thẳng thắn, vui vẻ".

Ông trở thành thành viên ITLOS vào năm 2005 và giữ chức chủ tịch tòa án quốc tế này trong giai đoạn 2011-2014.

Trung Quốc lần đầu tiên bày tỏ sự phản đối với ông Yanai vào năm 2013, và khi PCA chuẩn bị ra phán quyết, nước này càng tăng cường hành động đó. Một bài bình luận đăng hôm 11/5 trên People's Daily có đoạn viết: "Khi xét đến tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Shunji Yanai lẽ ra phải tránh tham gia vào vụ việc này, theo luật đã định. Tuy nhiên, ông ấy cố tình lờ đi thực tế đó và rõ ràng đã vi phạm các yêu cầu trong thủ tục pháp lý".

Bài bình luận này được viết bởi "Zhong Sheng", một bút danh thường được sử dụng để trình bày quan điểm chính thức của tờ báo. Bài báo không chỉ ra rõ luật nào đã bị vi phạm. Bài bình luận còn nói rằng những thẩm phán được chọn một cách thiên vị và "cố tình bỏ qua các quyền và lợi ích của Trung Quốc".

Theo giới quan sát, hành động nhắm mục tiêu vào quốc tịch của các thẩm phán PCA đang được Trung Quốc áp dụng triệt để nhằm phục vụ cho mục đích của mình.

Ngày 8/6, đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, Xie Feng, đã viết một bài xã luận trên Jakarta Post, nhấn mạnh chủ tịch tòa là "một công dân Nhật Bản", và nói thêm rằng ban thẩm phán với 4 người châu Âu và một người từ Ghana "khó có thể được coi là đại diện phổ quát".

Trong một hội thảo về an ninh biển diễn ra gần đây ở Quảng Ninh, Việt Nam, giáo sư Sienho Yee, chuyên gia luật quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Biển và Biên giới, Đại học Vũ Hán, cũng lặp lại luận điệu trên, cho rằng việc có quá nhiều công dân châu Âu trong ban thẩm phán PCA là một sự "bất công" đối với Trung Quốc, do đó nước này có quyền bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa.

Các học giả Trung Quốc cũng tăng cường giọng điệu chống lại ông Yanai. Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc nói rằng có bằng chứng chứng minh Yanai thiên vị Philippines. "Tháng 4/2013, Yanai chọn ông Chris Pinto vào ban thẩm phán. Ông Pinto mang quốc tịch Sri Lanka nhưng vợ của ông là người Philippines", Ngô viết. Trên thực tế, ông Pinto đã xin không tham gia vào vụ kiện từ năm 2013 và hiện không phải là một trong 5 thẩm phán xét xử. Thẩm phán người Ghana Thomas Mensah đã thế chỗ ông.

Ngô Sĩ Tồn cũng nói rằng nếu PCA phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, điều đó có thể có lợi cho Nhật Bản vì "Nhật Bản, bằng cách tham gia chỉ trích Trung Quốc, có thể làm cho mình hiện lên như một người tốt ở Đông Á".

Theo Foreign Policy, việc nhấn mạnh quốc tịch của ông Yanai có thể phục vụ cho mục đích hạ uy tín của tòa trong mắt người Trung Quốc. Ác cảm với người Nhật trong dư luận Trung Quốc đã bùng lên trong những năm gần đây, khi họ cho rằng Nhật Bản cố tình muốn "tẩy trắng" lịch sử bằngcuốn sách giáo khoa gây tranh cãi. Người Trung Quốc cũng giận dữ trước chuyến thăm của các quan chức chính phủ Nhật đến ngôi đền chiến tranh ở Tokyo. Hai nước còn đang vướng vào tranh chấp chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Người dùng mạng Trung Quốc cũng thường chỉ trích Nhật Bản hoặc chỉ trích chính phủ nước mình khi họ không có lập trường cứng rắn với Tokyo. Hồi tháng ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bày tỏ sự không hài lòng khi Nhật Bản hợp tác quân sự với Philippines.

Bị phản bác

Các nhà bình luận về Biển Đông tại Mỹ đã bác bỏ quan điểm cho rằng quốc tịch Nhật Bản của ông Yanai ảnh hưởng đến việc thành lập ban thẩm phán của PCA. "Đó không phải là một vấn đề cần được tranh luận nghiêm túc", James Kraska, giáo sư luật quốc tế và là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu luật Stockton, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định.

"Luật điểm này cũng như kiểu Donald Trump nói về thẩm phán gốc Mexico", ông Kraska nói, đề cập đến việc ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa nói rằng thẩm phán người Mỹ gốc Mexico không đáng tin cậy để ra phán quyết vụ kiện về việc trường Đại học Trump đã ngừng hoạt động. Tuyên bố của ông Trump đã hứng chịu nhiều chỉ trích.

Từ năm 1997, ITLOS đã xử 25 vụ kiện, nhưng theo Kraska, đây là lần đầu tiên quốc tịch của một thẩm phán có liên quan được mang ra để nghi ngờ về tính công bằng của tòa án.

Ông Kraska không thấy có bằng chứng nào về việc 5 thẩm phán trực tiếp xử vụ kiện sẽ thiên vị bên nào. "Không ai trong số các thẩm phán đó có bất kỳ thiên hướng chính trị rõ ràng nào trong suốt sự nghiệp của họ", ông Kraska nói. "Họ là những chuyên gia pháp lý. Họ đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì pháp trị trong lĩnh vực biển. Họ là những người tận tụy và thực sự tin tưởng giá trị của luật pháp quốc tế và luật biển".

Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng tòa sẽ ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc. Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói rằng lời chỉ trích nhắm vào Yanai là nỗ lực cuối cùng của Trung Quốc để cố gắng làm mất uy tín tòa. Bà Glaser cho biết bà đã nghe lập luận này từ năm 2013 nhưng gần đây vấn đề này được thảo luận rộng rãi hơn.

"Trung Quốc đã thử mọi góc độ có thể để phản đối tòa". "Đầu tiên, họ quả quyết rằng tòa không có thẩm quyền xử vụ kiện. Sau đó, họ nói rằng việc mang vấn đề Biển Đông ra tòa quốc tế là vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). "Những biện pháp này đều không hiệu quả" và cả "đòn tấn công mới nhất" cũng vậy, bà Glaser nhận xét. Bà cho rằng lập luận mới nhất của Trung Quốc là "đáng ghét nhất", và cho biết bà thấy ban thẩm phán của tòa "tốt nhất trên thế giới".

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Harry L. Roque, phó chủ tịch Hiệp hội Luật Quốc tế tại châu Á, cho rằng luận điểm này của Trung Quốc chỉ là "đòn công kích không có giá trị". "Trong một phiên tòa, người ta chỉ chú trọng đến uy tín, năng lực xét xử của các thẩm phán, còn vấn đề quốc tịch không phải là yếu tố quan trọng", ông Roque nói.

Trung Quốc khăng khăng rằng họ sẽ không công nhận phán quyết của tòa, và nếu làm vậy, Trung Quốc nhiều khả năng hứng chịu chỉ trích từ quốc tế và quyền lực mềm của nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng. "Bằng cách cố gắng làm mất uy tín của tòa, Bắc Kinh hy vọng sẽ giảm những thiệt hại đó càng nhiều càng tốt", FP viết.

Phương Vũ

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump
11:00:23 11/11/2024
Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
10:34:30 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024
Mỹ giải ngân 6 tỷ USD cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống
20:19:03 11/11/2024

Tin đang nóng

10 mỹ nhân đẹp nhất phim Quỳnh Dao: Phạm Băng Băng bét bảng, số 1 là "quốc bảo nhan sắc" không có đối thủ
09:37:38 12/11/2024
Chung kết Miss International 2024: Hoa hậu Thanh Thủy của Việt Nam "mạnh" thế nào mà được dự đoán đăng quang?
13:58:24 12/11/2024
Phản ứng HURRYKNG giữa lúc bị chỉ trích vì phát ngôn bảo vệ HIEUTHUHAI
09:40:33 12/11/2024
Vợ khó sinh chồng nức nở van xin bác sĩ cứu lấy mẹ, nhưng chuyện anh làm sau đó khiến chị vợ chỉ muốn ly hôn
10:48:33 12/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên photoshop quá đà, móp méo cả đồ vật
13:54:00 12/11/2024
Vì nhân tình chồng đuổi vợ bầu ra khỏi nhà lúc nửa đêm, cô vợ khiến anh chồng ngã ngửa sau 6 năm gặp lại
10:13:41 12/11/2024
Tôi giật bắn người khi nhận được tin nhắn của người lạ với nội dung: 'Vợ anh ngoại tình với sếp, ở bên cạnh vợ mà có mắt như mù'
10:34:02 12/11/2024
Cô dâu sốc nặng khi đám cưới 'vắng như chùa Bà Đanh'
13:21:55 12/11/2024

Tin mới nhất

Boeing đạt được thỏa thuận tránh vụ kiện tai nạn máy bay tại Ethiopia

15:22:07 12/11/2024
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/11 tại Chicago, bang Illinois, tuy nhiên sẽ chỉ xem xét về thiệt hại và không đưa ra bằng chứng liên quan đến trách nhiệm pháp lý của Boeing.

Anh, Pháp kiên định ủng hộ Ukraine

15:20:32 12/11/2024
Tuyên bố từ Điện Élysée khẳng định quyết tâm của hai nước trong việc hỗ trợ Ukraine lâu dài và nhất quán. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước châu Âu chủ động trong những vấn đề an ninh và quốc phòn...

Ai Cập ra mắt ứng dụng trực tuyến tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại

15:19:01 12/11/2024
Cũng theo quan chức trên, du khách có thể quan sát những hình ảnh thực tế ảo của các bức tượng và hiện vật bị hư hại ở dạng đầy đủ, bằng cách quét mã vạch được gắn dưới mỗi bức tượng.

Tổng thống đắc cử Trump dự kiến chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng

15:16:48 12/11/2024
Trong danh sách ứng viên ngoại trưởng của ông Trump, ông Rubio được đánh giá là người có quan điểm cứng rắn nhất về chính sách đối ngoại, đặc biệt là với các đối thủ địa chính trị của Mỹ.

Belarus trở thành quốc gia đối tác của BRICS

15:14:43 12/11/2024
Với tư cách là quốc gia đối tác, Belarus sẽ tham gia thường xuyên vào các phiên họp đặc biệt của các hội nghị thượng đỉnh và các hội nghị cấp ngoại trưởng của BRICS.

Quốc gia BRICS kết nối mạng lưới liên ngân hàng với Iran

15:12:49 12/11/2024
Theo thông báo của CBI, tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Iran đều phải kết nối với Shetab. Biện pháp này đã nằm trong chương trình triển khai của CBI kể từ năm 2017, nhưng đã nhiều lần bị hoãn lại vì những lý do kỹ thuật.

Israel đã đạt đến điểm giới hạn ở Liban?

15:08:30 12/11/2024
Dự báo rằng Hezbollah sẽ bị tan rã, Israel đã phát động một chiến dịch trên bộ trên lãnh thổ Liban vào ngày 1/10. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra như mong đợi.

Thuế quan tiềm năng của ông Trump đe dọa hàng tỷ USD xuất khẩu của Anh

15:06:39 12/11/2024
Bà khẳng định rằng Anh vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Mỹ và sẽ tiếp tục ủng hộ thương mại tự do. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng London sẽ không ngồi yên nếu Washington áp đặt thuế quan.

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel tuyên bố có tiển triển trong đàm phán ngừng bắn ở Liban

15:05:03 12/11/2024
Trước đó cùng ngày, truyền thông Israel đưa tin rằng Israel và Liban đã trao đổi dự thảo thông qua đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein, báo hiệu sự tiến triển trong nỗ lực đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Colombia ban bố tình trạng thảm họa trên toàn quốc do lũ lụt

15:02:24 12/11/2024
Mặc dù chưa ghi nhận thương vong, nhưng nước sông dâng cao đã khiến hàng nghìn gia đình mất trắng tài sản và đe dọa an ninh lương thực do tàn phá mùa màng.

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga

15:00:44 12/11/2024
Động thái của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về việc Bình Nhưỡng điều quân tới Nga. KCNA nhấn mạnh, hiệp ước trên có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công.

Peru siết chặt an ninh tại thủ đô trước thềm hội nghị APEC

14:51:24 12/11/2024
Hơn 15.000 cảnh sát và binh lính đã được triển khai khắp Lima trong khi nguyên thủ nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và Trung Quốc sẽ đến Peru để tham dự Diễn đàn APEC khai mạc ngày 12/11.

Có thể bạn quan tâm

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1800 ngày không ai mời đóng phim, xấu tính đến mức ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:19:38 12/11/2024
Từng là ngôi sao hàng đầu giới giải trí, người đẹp này bị khán giả và cả các nhà sản xuất quay lưng vì tính nết đỏng đảnh, tùy hứng.

Phim Hàn siêu hay top 1 rating cả nước mà khán giả Việt ít quan tâm: Nữ chính xé truyện bước ra còn diễn đỉnh

Phim châu á

15:14:22 12/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim cực hay là Jeong Nyeon . Tác phẩm này đang dẫn đầu trên đường đua rating tại xứ Kim Chi trong số các phim chiếu cùng khung giờ.

The Vocalist - cột mốc mới trong sự nghiệp đầy thăng hoa của Uyên Linh, nhưng liệu có đủ chạm đến danh xưng Diva thế hệ mới nhạc Việt?

Nhạc việt

15:08:59 12/11/2024
Ca sĩ Uyên Linh đang ở thời điểm thăng hoa nhất trong sự nghiệp và The Vocalist chính là đêm diễn khẳng định điều đó.

Câu trả lời cho việc Lisa bị tẩy chay tại Đông Nam Á

Nhạc quốc tế

15:05:15 12/11/2024
Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức fanmeeting vô cùng thành công với show diễn đầu tiên mở màn cho chuỗi tour fan meetup châu Á tại Singapore.

"Khúc giao tranh" mới nhất của 2 Diva bị nhận xét: Ồn như cái chợ!

Tv show

15:00:38 12/11/2024
Mới đây, liveshow 3 của chương trình Our Song Vietnam - Bài Hát Của Chúng Ta đã chính thức lên sóng, đem tới một bữa tiệc âm nhạc đầy mãn nhãn và hoành tráng tới khán giả.

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Netizen

14:47:57 12/11/2024
Chị N.M.K (29 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) được chồng đưa vào Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) khám với các biểu hiện mất ngủ, thích mua sắm, vui buồn thất thường.

Haiti phế truất ông Conille, đưa một doanh nhân lên làm thủ tướng mới

14:43:28 12/11/2024
Phát biểu tại lễ nhậm chức, ông Didier Fils-Aimé cam kết sẽ tổ chức bầu cử minh bạch và dân chủ , đồng thời nêu ưu tiên của chính phủ mới.

Bài tập giúp làm chậm lão hóa cơ

Làm đẹp

14:30:54 12/11/2024
Khi già đi, tình trạng lão hóa cơ, teo cơ khiến khối lượng cơ và sức mạnh của cơ thể suy giảm, dẫn đến giảm khả năng vận động và chức năng. Tuy nhiên, với thói quen tập luyện phù hợp, có thể chống lại sự suy giảm này, tăng cường sức khỏ...

Hoa sữa về trong gió - Tập 49: Thuận và Linh làm lành

Phim việt

14:11:26 12/11/2024
Sau tất cả mọi chuyện, ở Hoa sữa về trong gió tập 49, Thuận đã chủ động nói lời xin lỗi chị dâu vì những lời nói không hay với Linh.

Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển

Tin nổi bật

13:20:09 12/11/2024
Những ngày qua, ảnh hưởng của bão số 7 khiến biển động, sóng lớn, bãi tắm Sao Biển đã treo bảng cấm tắm, thường xuyên nhắc nhở người dân, du khách không được tắm biển.

Đẹp dịu dàng, sang trọng mà vẫn thoải mái với váy suông

Thời trang

13:02:45 12/11/2024
Không ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của một chiếc váy suông - sự thoải mái, dễ chịu, vẻ đẹp dịu dàng mà vẫn sang trọng làm nên kiểu trang phục hoàn hảo cho mọi dịp.