Putin tung nước cờ cao tay, khiến phương Tây rối bời
Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, phân hoá lực lượng của đối thủ và dùng chiến thuật lợi ích – đây là nước cờ cao tay mà Tổng thống Vladimir Putin vừa tung ra và một lần nữa ông lại khiến phương Tây “rối như tơ vò”.
Tổng thống Nga và Thủ tướng Hy Lạp
Hồi cuối tháng 5, Tổng thống quyền lực của Nga – ông Vladimir Putin đã thực hiện một chuyến công du gây chú ý rất lớn, không kém gì sự kiện 7 cường quốc mạnh nhất thế giới tụ họp ở Nhật Bản.
Ông Putin đã đến thăm Hy Lạp. Đây là lần đầu tiên ông trở lại thăm Hy Lạp sau gần một thập kỷ. Chuyến thăm này diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt khi Nga và phương Tây đang đối đầu nhau quyết liệt và chỉ còn một tháng nữa là đến thời điểm Liên minh Châu Âu (EU) có cuộc họp bàn để quyết định về việc liệu có tiếp tục gia hạn chính sách trừng phạt Nga hay không.
Tại sao Tổng thống Putin lại chọn đến thăm Hy Lạp – một trong những nước thành viên của EU ngay trước thềm cuộc họp quan trọng của liên minh này liên quan đến Nga? Câu hỏi này không khó để trả lời. Không phải vô cớ mà ông chủ điện Kremlin quyền lực lại thân chinh đến Hy Lạp vào thời điểm này. Cách thức chọn thời điểm đến Hy Lạp đã đủ bộc lộ rõ ý đồ của ông Putin – đó là, Nhà lãnh đạo Nga muốn tranh thủ Hy Lạp để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, để làm suy yếu mặt trận chống Nga của phương Tây, từ đó tiến tới phá bỏ chính sách trừng phạt mà EU đang áp dụng và đang gây tổn hại cho Nga.
Vậy tại sao Hy Lạp lại sẵn sàng giang tay chào đón nồng nhiệt ông Putin bất chấp việc nước này là một thành viên trong liên minh chống Nga? Câu trả lời ở đây là vấn đề lợi ích. Có câu nói nổi tiếng rằng: “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Câu nói này luôn đúng trong chính sách đối ngoại của các nước và trong trường hợp của Hy Lạp cũng vậy. Hy Lạp mở rộng vòng tay chào đón Tổng thống Nga cũng vì lợi ích của chính nước này. Đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài 6 năm qua, Hy Lạp cần sự giúp đỡ không chỉ ở trong nội bộ EU mà cả các nước khác bên ngoài. Và Moscow đáp ứng được cho họ điều đó.
Tổng thống Putin đã đến Hy Lạp hôm 27/5 trong sự tiếp đón không thể trọng vọng hơn của chính quyền Thủ tướng Alexis Tsipras. Trong bài phát biểu đón chào Tổng thống Putin, Thủ tướng Tsipras đã khẳng định Moscow là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hy Lạp. Trong khi đó, cùng thời điểm này, tại hội nghị G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tuyên bố rằng, EU chưa tính đến chuyện từ bỏ chính sát trừng phạt Nga. Đức hiện đang là nước đóng vai trò dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga. Cách hành xử đối lập của hai thành viên EU đối với Nga đã cho thấy một thực tế không thể che giấu, đó là sự mâu thuẫn trong nội bộ liên minh phương Tây về chính sách đối với một nước từng là đối tác thương mại, năng lượng hàng đầu của họ.
Video đang HOT
Tổng thống Putin đủ khôn ngoan để biết cách khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ EU, phân hoá lực lượng của đối thủ. Ông chủ điện Kremlin đã đến Hy Lạp và đem theo một loạt những lợi ích kinh tế cũng như viễn cảnh tươi đẹp về mối quan hệ hợp tác song phương Nga-Hy Lạp để khiến Athens hiểu rằng họ cần Moscow thay vì mù quáng theo đuổi chính sách của EU – một chính sách tự làm hại chính liên minh này cũng như từng thành viên trong liên minh.
Cũng như nhiều lần trước, Hy Lạp chẳng ngại ngần chỉ trích chính sách trừng phạt Nga của EU cũng như những động thái quân sự mà NATO đang tiến hành nhằm đối phó với Moscow.
Thủ tướng Tsipras nói rằng, “vòng luẩn quẩn của các biện pháp trừng phạt sẽ chẳng đem lại lợi ích gì”. Ông này còn nhấn mạnh, an ninh của Châu Âu sẽ không thể được đảm bảo nếu không có sự tham gia của Nga và rằng Nga là đối tác không thể thiếu của Châu Âu.
Hy Lạp ngay từ đầu đã là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong EU phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Khác với các nước thành viên khác, Hy Lạp vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Moscow thậm chí kể cả vào thời điểm quan hệ giữa Nga và EU đang căng nhất khi EU chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào mùa hè năm 2014. Tuy nhiên, Hy Lạp không thể vượt qua được áp lực từ các nước thành viên khác trong EU để chống lại chính sách trừng phạt Nga. Hy Lạp vẫn bỏ phiếu thông qua chính sách này dù thực tâm không hề muốn. Đây là lập trường của không ít nước thành viên trong EU. Có thể kể đến một số nước đang ngày càng công khai phản đối việc theo đuổi chính sách trừng phạt Nga như Italia, Hungary… Ở các cường quốc hàng đầu Châu Âu như Pháp, Đức, số người lên tiếng đòi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Nga cũng đang tăng lên một cách chóng mặt. Thậm chí, Quốc hội Pháp vừa rồi cũng bỏ phiếu ủng hộ việc từ bỏ cuộc chiến trừng phạt với Nga.
Chính quyền của Tổng thống Putin rõ ràng đang tận dụng cơ hội để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, từ đó tìm cách phá bỏ chính sách đang làm tổn thương cả hai bên này. Không rõ cuộc bỏ phiếu vào tháng 7 tới sẽ diễn ra như thế nào nhưng ít nhất giới chuyên gia nhận định, EU sẽ không đủ sức để đi xa hơn nữa trong chính sách trừng phạt Nga và vì thế chính sách này được cho là sẽ sớm đổ vỡ.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Nga khiến Mỹ và phương Tây "hoang mang tột độ"
Hợp đồng bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 giữa Nga và Iran đang được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra và Tehran hi vọng tất cả các hệ thống tên lửa này sẽ được bàn giao trước cuối năm nay. Đó là thông tin vừa được Bộ Ngoại giao Iran đưa ra hôm qua (6/6).
Trước đó, ngày 11/4 vừa qua, Bộ Quốc phòng Iran tuyên bố, Nga đã bàn giao lô hệ thống S-300 đầu tiên theo đúng dự kiến cho Iran.
"Hợp đồng đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Chúng tôi hi vọng sẽ sớm được tiếp nhận các hệ thống còn lại và thỏa thuận sẽ được hoàn tất trước cuối năm nay", người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Iran ông Hossein Jaberi Ansari cho hay.
Việc Iran chính thức có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga chắc chắn sẽ khiến Mỹ, Israel và phương Tây "hoang mang tột độ" và nỗi ám ảnh của họ đã thực sự hiện hữu.
Mỹ, Israel và phương Tây từ lâu đã phản đối việc Nga cung cấp S-300 cho Iran, vì lo ngại việc Iran có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của họ.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Sau động thái trên của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Tuy nhiên, ngày 13/4/2015, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Hơn 4 tháng sau, ngày 20/8/2015, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 cùng năm.
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay và tên lửa đạn đạo mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km và ở độ cao lên tới 27 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Canada phản ứng về sự 'thô lỗ' của Ngoại trưởng Trung Quốc Canada không hài lòng với việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mắng mỏ nữ phóng viên Canada trong buổi họp báo mới đây. Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định sẽ tiếp tục nêu các vấn đề về nhân quyền (của Trung Quốc) bất cứ khi nào có cơ hội. REUTERS Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 3.6 đã lên tiếng về...