Putin trở thành thần tượng mới ở Trung Đông
Tổng thống Nga Vladimir Putin được người dân ở khắp Syria và Iraq vô cùng yêu mến từ sau khi Moscow chính thức không kích tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Một phụ nữ Syria hôn ảnh chân dung của Tổng thống Putin trong cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở thủ đô Damascus. Ảnh: AP
Ngay sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng trước, Tổng thống Putin đã phát động chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria từ ngày 30/9. Những tuần gần đây, Moscow liên tục thông báo các máy bay Nga đã tiến hành hàng chục vụ không kích mỗi ngày để triệt hạ các mục tiêu IS, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng như trung tâm chỉ huy, cơ sở huấn luyện quân…
AP cho biết, song song với những thành tích mà Nga công bố, ảnh ông Putin được treo khắp các biển hiệu hoặc dán ở cửa kính ôtô tại Syria và Iraq. Người dân hai nước này ca ngợi hành động can thiệp quân sự của Nga đã giải quyết triệt để nỗi lo sợ về phiến quân IS của họ, khôi phục tình trạng cân bằng quyền lực trong khu vực.
Ông Omayyad Mosque, nhà thuyết giáo tại đền Omayyad nổi tiếng tại thủ đô Damascus, ca ngợi Tổng thống Putin là “nhà lãnh đạo vĩ đại và đáng kính”.
Những người ủng hộ chính phủ Syria cho rằng, chiến dịch không kích của Nga chính là “điểm bước ngoặt” sau nỗ lực kéo dài hơn 1 năm chiến dịch không kích IS do Mỹ khởi xướng nhưng không hiệu quả.
“Ông Putin hành động nhiều hơn là nói”, Sohban Elewi, người dân ở thủ đô của Syria, cho biết.
Video đang HOT
Người ủng hộ chính phủ Syria từng giơ biển cảm ơn nước Nga vào năm 2011 khi Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chống lại Damascus. Ảnh: AP
Đối với người dân Syria ở Damascus, thành tích mà quân đội Nga tuyên bố chính là động lực thúc đẩy tinh thần của họ, làm dấy lên niềm hy vọng về khả năng chiến thắng trong cuộc chiến chống phe nổi dậy và phiến quân IS.
“Sự can thiệp của Nga đã nâng cao tinh thần và sĩ khí của quân đội Syria cũng như nhân dân nước này. Tổng thống Putin rõ ràng là một nhà lãnh đạo có tính cách và khí chất riêng biệt. Bên cạnh đó, các lãnh đạo thế giới dường như cũng bắt đầu đồng thuận, dù công khai hay bí mật, về chiến dịch của Nga”, tiến sĩ Samir Haddad nói với AP từ thành phố Homs.
Ngoài Syria, chiến đấu cơ Nga cũng thực hiện một số vụ không kích ở Iraq, nơi mà chiến dịch chống IS do Mỹ khởi xướng đang bị đình trệ.
“Nước Nga không đùa giỡn. Họ là người thực sự có thể giải quyết vấn đề. Họ tiến hành một cách âm thầm nhưng hiệu quả, chứ không như những người Mỹ chỉ thích thể hiện phô trương”, Hussein Karim, sinh viên y khoa 21 tuổi ở Baghdad, nói.
Ông Ghassan Charbel, nhà báo của tờ Al Hayat (Anh) nhận định: “Ông Putin xem cuộc khủng hoảng ở Syria chính là cơ hội tuyệt vời để xóa dần vị thế của Mỹ trong khu vực”.
Phản ứng của người dân Syria và Iraq diễn ra trong bối cảnh phương Tây chỉ trích mục đích thực sự trong chiến dịch không kích của Nga là nhằm ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad củng cố quyền lực, tấn công những nhóm quân đội nổi dậy ở Syria. Tuy nhiên, Moscow phủ nhận những cáo buộc này, khẳng định họ chỉ nhằm vào các mục tiêu IS và những tổ chức khủng bố khác.
Theo news.zing.vn
Những người lãnh đạo nước Mỹ nếu Tổng thống gặp nguy
Những quan chức cao cấp nhất nước Mỹ sẽ trở thành người kế vị Tổng thống nếu ông chủ Nhà Trắng không thể tiếp tục nắm quyền vì nhiều lý do, bao gồm bị ám sát hoặc ốm.
Hiến pháp Mỹ quy định, nếu Tổng thống bất ngờ qua đời, từ chức hoặc không còn đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ, các quan chức cấp cao theo thứ tự quyền lực sẽ trở thành người kế nhiệm.
Những người này lần lượt gồm Phó tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện lâm thời, rồi đến các Bộ trưởng trong chính phủ. Ba Bộ trưởng đứng đầu danh sách kế vị là Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng.
Trong trường hợp Tổng thống lâm bệnh nên tạm thời không thể điều hành việc công, Phó Tổng thống sẽ nắm quyền thay ông. Ngày 13/7/1985, Phó Tổng thống George H.W. Bush trở thành quyền Tổng thống Mỹ trong 8 tiếng. Suốt thời gian này, Tổng thống Ronald Reagan đang trải qua một cuộc phẫu thuật.
Đến nay, CNN cho biết 8 vị Phó Tổng thống đã tiếp quản Nhà Trắng sau khi Tổng thống Mỹ qua đời và từ chức (một trường hợp). Ngày 22/11/1963, Phó Tổng thống Lyndon B.Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ trong buổi lễ tổ chức khẩn trương trên chiếc Không lực 1. Buổi lễn diễn ra hơn 2 tiếng sau khi ông John F. Kennedy bị ám sát.
Những bí mật về "người chỉ định sống sót"
Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang đầu năm 2015. Sự kiện này quy tụ phần lớn nhân vật trong danh sách kế vị, bao gồm phó tổng thống và chủ tịch Hạ viện. Ảnh: ABC
Vào những sự kiện quan trọng như khi Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang, phần lớn quan chức và nghị sĩ cao cấp sẽ tập trung tham dự tại trụ sở quốc hội.
Lúc này, Cơ quan Mật vụ Mỹ sẽ tăng cường canh gác một thành viên nội các. Trong trường hợp một vụ tấn công khủng bố xảy ra khiến những người trong danh sách kế nhiệm đều thiệt mạng, vị bộ trưởng được bảo vệ sẽ trở thành tổng thống.
Chánh văn phòng Nhà Trắng là người chọn lựa bộ trưởng nào sẽ trở thành "người sống sót". Theo nguyên tắc, những bộ trưởng cấp cao (như Ngoại trưởng hoặc Bộ trưởng Tài chính) sẽ không nằm trong danh sách.
Trang ABC cho biết, một số vị Bộ trưởng từng được chỉ định sẵn sàng kế vị là các Bộ trưởng Năng lượng Ernest Moniz (đương nhiệm) và Steven Chu (nhiệm kỳ 2009 - 2013), Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack (đương nhiệm), Bộ trưởng Nội vụ Ken Salazar (2009 - 2013), Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Shaun Donovan (đương nhiệm) và Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder (2009 - 2015).
Vào đêm diễn ra sự kiện, ông (hoặc bà) đó không tham gia cùng các đồng nghiệp mà di chuyển đến một địa điểm an toàn bí mật. Như vậy, trong vài tiếng, vị Bộ trưởng trở thành đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất hành tinh, với cấp độ an ninh tương tự tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng giữ kín danh tính của người được lựa chọn vì lý do an ninh cho đến sau ngày sự kiện. Tuy nhiên, Bộ trưởng được chọn đã biết về quyết định quan trọng này từ vài tuần trước.
Sau đó, ông sẽ bắt đầu những bước chuẩn bị nhanh chóng để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi trở thành Tổng tư lệnh của nước Mỹ.
Một số người cho biết, họ đã được giới thiệu hoạt động ở Phòng Tình huống của Nhà Trắng và tổng quan hoạt động của chính phủ.
Người kế vị Tổng thống cũng phải tuân thủ những nguyên tắc mà hiến pháp quy định đối với ông chủ Nhà Trắng. Theo đó, dù giữ chức Ngoại trưởng, ông Henry Kissinger và bà Madeleine Albright không thuộc về danh sách kế vị do họ sinh ra ở ngoài nước Mỹ.
Tương tự, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell (đương nhiệm) cũng không thể trở thành người chỉ định sống sót vì bà vốn là công dân gốc Anh.
Theonews.zing.vn
Chàng trai nghiện bấm lỗ trên cơ thể Anh chàng Joe Miggler đã phá kỉ lục thế giới về số lượng lỗ bấm trên cơ thể nhiều nhất. Những lỗ bấm kì dị đã giúp anh trở thành một trong những ngôi sao trong cuốn sách Những kỉ lục Guinness thế giới sắp tới. Miggler có khả năng đưa chiếc lưỡi hai đầu của mình xuyên qua những cái lỗ rộng...