Putin tiết lộ về tên lửa hạt nhân 220 tấn mạnh nhất thế giới của Nga
Tên lửa đạn đạo liên lục địa uy lực nhất của Nga đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong khi các vũ khí chiến lược cũng sắp được đưa vào sử dụng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat trong một đợt phóng thử nghiệm.
Theo Newsweek, phát biểu trong cuộc họp với các quan chức, Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi các bước tiến mà quân đội Nga đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc phát triển các loại vũ khí chiến lược mới.
Ông Putin sau đó hé lộ tiến trình phát triển các loại vũ khí hiện đại “quyết định tương lai và hình ảnh của quân đội Nga”.
“Hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard sẽ giúp gia tăng đáng kể sức mạnh của Lực lượng Tên lửa Chiến lược. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đang trong cuộc thử nghiệm cuối cùng và kết quả khá thành công”, ông Putin nói. “Như mọi người biết, tên lửa siêu thanh Kinzhai và hệ thống laser Perevest đã được đưa vào trực chiến”.
“Các tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí mới nhất này, bao gồm cả tên lửa Tsirkon, vốn không có đối thủ trong phương diện về tầm xa và tốc độ”, ông Putin nói thêm.
Ông Putin đã giới thiệu các loại vũ khí chiến lược trên, bên cạnh các dự án tiềm năng khác như ngư lôi hạt nhân Poseidon, tên lửa hành trình hạt nhân 9M730 Burevestnik trong thông điệp liên bang vào tháng 3.2018.
Một trong những vũ khí đáng kể nhất chính là tên lửa hạt nhân RS-28 Sarmat. Mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa này nặng tới 220 tấn, được Mỹ và NATO gọi là “Satan 2″.
Ông Putin nói tên lửa Sarmat “gần như không giới hạn tầm bắn”, đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ dù là hiện đại nhất. Tên lửa có khả năng mang theo 10-24 đầu đạn dẫn hướng độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.
Video đang HOT
Tên lửa đạt tốc độ tối đa 24.900 km/giờ và tạo ra sức công phá tương đương triệu tấn thuốc nổ TNT.
Theo Danviet
Có gì trong tay mà Tổng thống Putin dám đương đầu với Mỹ?
Các chiến lược phát triển công nghệ và vũ khí tối tân đã giúp Nga dám thách thức và không ngại đương đầu với Mỹ, nhiều chuyên gia nhận định.
Giữa lúc Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), NATO đang mở rộng về phía Đông, các cuộc khiêu khích trở nên thường xuyên hơn ở Biển Đen, cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ tại Bắc Cực leo thang, vậy bí mật sự tự tin của ông Putin về sức mạnh của nước Nga nằm ở đâu?
Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa khi nào tỏ ra nhượng bộ Mỹ. (Ảnh: RIA Novosti)
Bất chấp áp lực trừng phạt tác động lên nền kinh tế Nga, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật cho quân đội Nga năm ngoái đã tăng 2,7 lần, hơn 300 mẫu vũ khí tiên tiến được đưa vào sử dụng. Cùng với việc tăng tốc quá trình hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự và nâng cao trình độ cho các chuyên gia, Nga đang có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển vũ khí công nghệ cao có khả năng đảm bảo an ninh cho đất nước. Nhờ thành tựu đáng kinh ngạc trong lĩnh vực này mà Nga có đủ tiềm lực cần thiết và sự tự tin để đối đầu với NATO và Mỹ.
Những con át chủ bài
Trong Thông điệp liên bang hôm 1/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về hàng loạt hệ thống vũ khí hoàn toàn mới của Nga, những hệ thống vũ khí này được thiết kế nhằm tái khẳng định khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Khi ấy, Tổng thống Putin khẳng định rằng đây là các loại vũ khí có một không hai trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
Bộ quốc phòng Nga ngày 19/7 công bố các video cận cảnh sản xuất và thử nghiệm hàng loạt hệ thống vũ khí tối tân "không có đối thủ" trên thế giới hiện nay như Tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard, Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat, Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, Tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, Tên lửa hành trình mang động cơ hạt nhân Burevestnik, Tổ hợp vũ khí laser Peresvet.
Video: Siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Su-57 mang theo tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal
Tên lửa siêu thanh hàng không "Kinzhal" có thể là độc tôn trong dòng này: tốc độ của nó đạt tới 10 Mach, tầm bắn với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường là hơn 2 nghìn km, và theo lý thuyết nó có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Đây có lẽ là vấn đề không nhỏ đối với các tàu sân bay của Mỹ và là một phép thử khó dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.
Trong khi đó, mẫu tên lửa "Avangard" cũng đã vượt qua các cuộc thử nghiệm một cách thành công: nó có khả năng thực hiện các lượt bay xuyên lục địa với tốc độ hơn 20 Mach và tấn công các mục tiêu dưới đất với độ chính xác cao. Do đó các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không thể phát hiện và đánh chặn mẫu tên lửa này. Không một quốc gia nào có thể bảo vệ an toàn cho các cơ sở chiến lược trên mặt đất trước sự tấn công của nó.
Một sát thủ khác của Nga là "Sarmat" - tổ hợp mới nhất có khả năng mang từ 10-14 tên lửa liên lục địa năng hơn 200 tấn với tầm bắn hơn 10 nghìn km. Theo ông Putin, những tên lửa này gần như không có giưới hạn về tầm bắn, chúng có thể dễ dàng thay đổi đường bay nhờ vào các đầu đạn được trang bị công nghệ dẫn đường tối tân. Những mẫu tên lửa này sẽ là mối đe dọa lớn đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được triển khai trên toàn thế giới.
Nga cũng có thể tự hào về những thành tựu trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa, mà cụ thể là hệ thống lazer "Peresvet" - có khả năng đánh chặn máy bay chiến đấu, các phương tiện chống tên lửa và chống vệ tinh. Hiện giờ "Peresvet" mới đang được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu, nhưng sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Năm 2002 Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM), và giờ đây khả năng cao điều tương tự sẽ xảy ra với Hiệp ước INF. Tuy nhiên, trước những động thái của Mỹ, Nga tuyên bố sẽ không ngần ngại đáp trả và cảnh báo trả đũa nếu Washington và đồng minh châu Âu có hành động gây hấn trong mọi trường hợp
Cũng trong Thông điệp Liên bang, ông Putin đã đề cập đến mẫu tàu ngầm hạt nhân không người lái "Poseidon". Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới có những đặc tính vượt trội đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên tàu ngầm mini thế hệ mới. Tầm bắn của nó là hơn 1 nghìn km ở độ sâu hơn 1.000 m. Tốc độ linh hoạt cho phép tàu ngầm có thể sử dụng tên lửa hạt nhân lẫn thông thường để bắn trúng các mục tiêu nằm gần bờ biển hoặc các nhóm tàu sân bay của kẻ thù.
Suốt một thời gian dài, chính quyền cũng như người dân Mỹ có niềm tin vững chắc rằng sẽ không gì có thể tấn công vào địa phận lãnh thổ cũng như khu vực xung quanh các tàu sân bay của nước này. Tuy nhiên, giờ đây với sự ra đời của "Poseidon", cả bờ biển nước Mỹ và các tàu sân bay của họ đều bị đe dọa. Do đặc tính bí mật và rủi ro thấp, mẫu tàu ngầm này rất khó bị kẻ địch phát hiện và tiêu diệt. Động cơ nguyên tử cho phép tàu ngầm di chuyển với tốc độ 60-70 hải lý (110-130 km/h) từ độ sâu hơn 1.000 mét - điều này cũng khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn. Sự xuất hiện của một mẫu tàu ngầm như vậy tất nhiên sẽ làm tăng hiệu quả răn đe chiến lược của Nga đối với Mỹ và mang lại thêm một con át chủ bài cho quân đội Nga.
Chính phủ và người dân Mỹ có thể còn phải cảnh giác với một mẫu vũ khí hiện đại khác của Nga, đó là tên lửa siêu thanh "Zircon". Tốc độ cơ bản của nó là 6-8 Mach, trong khi tầm bắn đạt tới 1 nghìn km. Tên lửa này sở hữu khả năng bắn trúng mục tiêu trên biển với độ chính xác cao chưa từng có và còn có thể nhắm đến các tàu sân bay nằm ngoài tầm bắn, hoặc là sở chỉ huy trung tâm để khiến quân đội Mỹ mất phương hướng. Mẫu tên lửa "Zircon" được lên kế hoạch lắp đặt trên các tàu ngầm thứ hệ thứ năm "Husky". Từ đó, tên lửa "Zircon" cùng với các tàu ngầm "Poseidon" và "Yasen-M" sẽ tạo thành "cây đinh ba" của Hải quân Nga.
Mỹ thừa nhận vũ khí Nga 'vô đối'
Từ giữa năm 2018, nhiều quan chức Mỹ cũng kêu gọi chính phủ chú trọng tới việc phát triển các loại vũ khí siêu thanh.
Tháng 1/2019, cựu Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ ở Ohio, Thiếu tướng Howard Thompson cảnh báo các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ "không đủ năng lực" để ngăn chặn thế hệ tên lửa siêu thanh Nga mới sản xuất vốn có khả năng bay nhanh gấp 27 lần vận tốc âm thanh.
Theo RT, các hệ thống cảm biến và radar của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ hiện chỉ được thiết kế với mục đích duy nhất là đối phó với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Iran và Triều Tiên. Đường bay của ICBM có thể đoán trước được và các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cũng như THAAD của Mỹ được cho đủ khả năng đánh chặn và tiêu diệt ICBM.
Nhưng với những tên lửa siêu thanh như Avangard lại là chuyện khác. Bởi Avangard bay ở tầm thấp và di chuyển cực nhanh đồng thời có khả năng tránh được mạng lưới theo dõi của radar.
Văn phòng Kiểm toán của chính phủ Mỹ cũng đã cho công bố bản cáo nhấn mạnh Mỹ "hiện không có bất cứ biện pháp nào" ngăn chặn mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh.
Mặc dù, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch triển khai vũ khí siêu thanh trước năm 2025 và đã đạt được những bước tiến nhất định trong quá trình phát triển hệ thống đánh chặn vũ khí siêu thanh, song ông Thompson cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ cùng với các công ty vũ khí phải tích cực hợp tác hơn nữa để đối phó với những vũ khí tối tân của Nga.
Còn hiện tại, Tổng thống Nga Putin có thể tự hào về năng lực của quân đội quốc gia.
"Chúng ta đã vượt qua mọi đối thủ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Chưa có quốc gia nào sử hữu vũ khí siêu thanh hoạt động chính xác như chúng ta. Một số nước có kế hoạch thử nghiệm vũ khí siêu thanh trong vòng 18 - 24 tháng tới, trong khi chúng ta đã có vũ khí siêu thanh sẵn sàng hoạt động", ông Putin nói hồi tháng 10/2018.
(Tổng hợp)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Cơ hội quyết định an ninh toàn cầu Các cuộc họp sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, Washington và Vancouver trong tuần này Dư luận toàn cầu đang tập trung dõi theo 2 sự kiện quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 30-1 tới: cuộc gặp gỡ giữa 5 cường quốc hạt nhân lớn trên thế giới - Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp - ở Bắc Kinh và vòng đàm...