Putin thực sự giàu mức nào?
Những thông tin dưới đây sẽ làm sáng tỏ những gì mà Hồ sơ Panama chưa đề cập tới về mức độ giàu có thực sự của Tổng thống Nga Putin.
Theo Sputnik, tài sản riêng của Tổng thống Nga Putin luôn là chủ đề đồn đoán. Và cũng như vậy khi Hồ sơ Panama bị rò rỉ, tất cả mọi người dường như đều tập trung vào một người duy nhất không được đề cập trực tiếp đến trong hơn 11,5 triệu tài liệu của hãng luật Mossack Fonseca.
Tổng thống Putin (Ảnh Sputnik)
Theo các số liệu mới nhất được đề cập trong Hồ sơ Panama, tài sản của người đứng đầu nước Nga không dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, đó không phải là tài sản riêng của nhà lãnh đạo này. Đó là những gì mà một người bạn thân của Tổng thống Putin bị cáo buộc là sở hữu. Không có một liên kết trực tiếp nào với Tổng thống Putin được nêu ra.
Số tiền 2 tỷ USD được cho là thuộc sở hữu của nghệ sĩ vio-lông-xen Sergey Roldugin.
Video đang HOT
Bản thân Tổng thống Putin từng xác nhận hồi 2008 rằng thực tế, ông là người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải giàu theo cách bạn nghĩ.
“Tôi là người đàn ông giàu có nhất không chỉ ở châu Âu mà trên cả thế giới. Tôi thu nhặt tình cảm, tôi giàu có ở khía cạnh là người dân Nga đã hai lần giao phó cho tôi quyền lãnh đạo một đất nước vĩ đại như Nga. Tôi tin đó là tài sản giàu có nhất của mình”.
Thông tin dưới đây là quan trọng hơn cả, thu nhập của Tổng thống Putin luôn được công khai với công chúng. Theo một tài liệu được Kremlin công bố vào tháng 4/2015, thu nhập hàng năm của ông Putin lên tới 7.654.042 rubles (xấp xỉ 150.000 USD). Tổng thống Nga còn sở hữu một căn hộ rộng 77m vuông, một mảnh đất, một ga ra để xe và 4 chiếc ô tô.
So sánh với các lãnh đạo khác thì Tổng thống Mỹ Obama kiếm được 400.000 USD/năm và lương của Thủ tướng Đức Merkel được cho là xấp xỉ 230.000 USD/năm.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Thủ tướng Pakistan bác bỏ cáo buộc dính líu đến Hồ sơ Panama
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif ngày 5/4 bác bỏ cáo buộc rằng các thành viên gia đình ông có dính líu đến vụ bê bối mang tên 'Hồ sơ Panama'.
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình, ông Sharif bảo vệ hoạt động kinh doanh hợp pháp của gia đình mình, phủ nhận tất cả những cáo buộc tham nhũng hay các hành vi sai trái liên quan.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh AP
"Cha tôi đã thiết lập một nhà máy thép ở gần thánh địa Mecca ở Saudi Arabia. Chúng tôi đã phải sống lưu vong 7 năm. Để gây dựng nhà máy thép này, ông phải vay mượn từ các Ngân hàng Saudi Arabia. Sau nhiều năm hoạt động, nhà máy đã được bán cùng với toàn bộ khối tài sản của nó.
Nguồn tiền thu được sau này được hai con trai tôi sử dụng cho mục đích kinh doanh. Tôi xin nhắc lại là con trai Hassan của tôi sống ở Lodon từ năm 1994 trong khi Hussein sống ở Saudi Arabia từ năm 2000. Cả hai đều làm kinh doanh và luôn tuân thủ pháp luật, các quy tắc, quy định ở hai nước đó", ông Sharif nói.
Ông Sharif cho biết, đã thiết lập một Ủy ban điều tra những cáo buộc dựa trên các tài liệu rò rỉ trong Hồ sơ Panama, trong đó cho rằng các thành viên gia đình ông đứng tên nhiều công ty ở nước ngoài để trốn thuế hoặc che giấu nguồn gốc thu nhập.
Các tại liệu rò rỉ từ công ty luật Mossac Fonseca cho thấy con gái ông là Sharip Mariam, con trai Hussein và Hassan đang sở hữu ít nhất 3 công ty "bình phong" nước ngoài ở quần đảo Virgin thuộc Anh.
Không chỉ tố giác gia đình Thủ tướng Pakistan, các tài liệu rò rỉ trong "Hồ sơ Panama" còn truy ra nhiều nhà nhân vật cấp cao của Nga, Anh, Trung quốc, Ukraine, Iceland, Argentina và Syria, các ngân hàng lớn và nhiều người nổi tiếng khác..có dính líu đến đường dây trốn thuế ở Panama. Tuy nhiên, tất cả sau đó đều lên tiếng phủ nhận, đồng thời tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về những cáo buộc đó./.
Mai Liên (Reuters)
Theo_VOV
Dữ liệu Hồ sơ Panama 'bị máy chủ nước ngoài đột nhập' Một trong những người sáng lập Mossack Fonseca, công ty luật đang là tâm điểm vụ bê bối Hồ sơ Panama, hôm qua cho rằng công ty ông bị các máy chủ ở nước ngoài đột nhập. Ông Ramon Fonseca, đồng sáng lập công ty luật Mossack Fonseca, trả lời phóng viên Reuters ở thành phố Panama. Ảnh: Reuters "Chúng tôi vừa gửi...