Putin thúc giục phương Tây hòa giải
Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel bày tỏ thiện chí muốn cải thiện quan hệ với các nước phương Tây, song hai bên vẫn thể hiện lập trường cứng rắn về tình hình Ukraine.
Tổng thống Nga Putin, phải, cùng Thủ tướng Đức Merkel trong cuộc gặp hôm qua tại Moscow. Ảnh: WSJ
“Chúng ta phải đối diện với một số vấn đề hiện nay, nhưng chúng ta có thể chấm dứt các tác động tiêu cực của chúng đến quan hệ hai bên càng sớm càng tốt”, New York Times dẫn lời ông Putin nói với bà Merkel trong cuộc gặp hôm qua, sau khi hai nhà lãnh đạo đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm các liệt sĩ vô danh sau Thế chiến II.
Tổng thống Nga tiếp tục nhấn mạnh đến thiện chí hòa giải trong cuộc họp báo sau đó, nhắc đến số lượng 6.000 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Nga và họ mong muốn những rào cản thương mại Nga – Đức được dỡ bỏ. Ông Putin hy vọng những khác biệt giữa các nước EU có thể ngăn chặn các lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong hội nghị thượng đỉnh của châu Âu vào tháng 6 tới.
Video đang HOT
Dù vậy, Thủ tướng Đức Merkel vẫn bày tỏ lập trường cứng rắn về cuộc khủng hoảng Ukraine, bà một lần nữa chỉ trích việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. “Chúng ta đã nỗ lực hợp tác nhiều hơn trong những năm gần đây, nhưng việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp và cuộc xung đột ở đông Ukraine đã dẫn tới sự thụt lùi nghiêm trọng trong mối hợp tác này”, bà Merkel nói.
Nói về tình hình Ukraine, ông Putin khẳng định chính quyền Kiev cần có cuộc đối thoại với các phiến quân miền đông để tìm ra mối quan hệ trong tương lai. Theo RT, ông Putin khẳng định Nga sẽ cố gắng tác động tới lãnh đạo ở đông Ukraine nhưng Kiev cần dỡ bỏ phong tỏa kinh tế với khu vực Donbass, thực hiện cải cách hiến pháp có sự tham gia của khu vực đông nam Ukraine. Trong khi đó, bà Merkel nhắc lại lệnh ngừng bắn ở đông Ukraine vẫn bị vi phạm.
Bà Merkel và các lãnh đạo phương Tây khác không tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít hôm 9/5 nhằm thể hiện sự bất đồng với Nga trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Xung đột tại đông Ukraine đến nay khiến 6.100 người thiệt mạng, sự khác biệt trong cách tìm ra giải pháp dẫn đến các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga, làm kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn.
Khánh Lynh
Theo VNE
Hòa giải bất đắc dĩ
Tại hội nghị cấp cao mới đây ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, các nước thành viên tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã gây bất ngờ khi quyết định sẽ bình thường hóa quan hệ với Iran.
Quan chức các nước thành viên GCC tại cuộc họp ở ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út - Ảnh: Reuters
Không bất ngờ sao được khi cho tới nay tất cả 6 thành viên của GCC đều đối đầu và thù địch với Iran. Bản chất mối bất hòa dai dẳng giữa các thành viên của GCC với Iran là cuộc tranh giành ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo giữa người Hồi giáo dòng Sunni - ở các nước thành viên GCC - và người theo đạo Hồi dòng Shiite ở Iran, là cuộc ganh đua giành vị thế và tầm vóc cường quốc khu vực giữa Ả Rập Xê Út và Iran. Mối thâm thù giữa Iran với các thành viên của GCC còn phản ánh mức độ quan hệ tốt hay xấu của tất cả những nước này với Mỹ và phương Tây.
Cho nên có thể thấy được ngay là các nước GCC quyết định hòa giải với Iran một cách khiên cưỡng và bất đắc dĩ. Iran và Mỹ đang cùng nhau tiến lại gần thỏa thuận cuối cùng về giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran. Mỹ và phương Tây tới đây không còn nguyên cớ gì nữa để tiếp tục chính sách cấm vận và trừng phạt Iran. Quan hệ của Iran với toàn bộ thế giới phương Tây sẽ được chuyển giai đoạn. Iran lại còn trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với Mỹ và phương Tây trong việc xử lý chiến tranh và khủng hoảng chính trị an ninh ở khu vực này. Họ không thể bỏ qua vai trò của Iran trong việc sắp xếp lại trật tự chính trị an ninh và cục diện quan hệ ở khu vực.
Để tránh trở thành "trâu chậm uống nước đục", GCC buộc phải quyết định làm điều trong thâm tâm không hề muốn.
La Phù
Theo Thanhnien
NATO, Thượng viện Mỹ đang đẩy Washington vào "vũng lầy" Ukraine Theo tờ Nation, thoả thuận Minsk II, được thiết kế để tìm ra một giải pháp hoà bình với Ukraine, đang bị phá hỏng một cách có chủ đích tại Washington khi Thượng viện Mỹ và chỉ huy cấp cao NATO đều đang thúc giục ông Obama can thiệp sâu hơn vào khủng hoảng Ukraine. "Ngày hôm nay, dường như cả phe Dân...