Putin thị sát tập trận rầm rộ gần biên giới Trung, Nhật
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã thị sát cuộc tập trận quy mô lớn mà quân đội Nga đang tiến hành gần biên giới Trung Quốc và Nhật Bản. Cuộc tập trận này là một trong những màn phô diễn lực lượng lớn nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương những năm gần đây.
Tổng thống Putin tới căn cứ huấn luyện Uspenovsk, nơi diễn ra cuộc tập trận của Quận quân khu phía Đông tại vùng Sakhalin hôm 16/7.
Hàng nghìn xe tăng, 160.000 binh sĩ, 130 máy bay và 70 tàu đã được huy động trong các cuộc tập trận, vốn diễn ra tại một khu vực rộng lớn kéo dài từ phía đông nam Siberia trên biên giới với Trung Quốc cho tới đảo Sakhalin ở phía bắc Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Nga Putin ngày 16/7 đã tới thăm đảo Sakhalin. Kênh truyền hình quốc gia đã phát hình ảnh ông Putin dùng ống nhòm theo dõi cuộc diễn tập cùng Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu trước khi lên một trực thăng để quan sát tập trận từ trên cao.
Ông Putin cùng các giới chức quân đội theo dõi cuộc tập trận.
Mặc dù cuộc tập trận diễn ra gần 2 láng giềng quan trọng nhất của Nga, Mátxcơva khẳng định rằng hoạt động này nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và không mang ý định thù địch.
“Tôi có thể khẳng định rằng không hành động nào vi phạm các quy định quốc tế được phép diễn ra”, hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov.
Nhà lãnh đạo Nga dùng ống òm để quan sát hoạt động diễn tập.
Cuộc tập trận nằm trong khuôn khổ các cuộc diễn tập mà quân đội Nga được lệnh tiến hành để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Các lực lượng tham gia đã phải nhanh chóng tập hợp sau khi nhận lệnh tiến hành tập trận bất ngờ vào cuối tuần qua.
Video đang HOT
Các xe tăng Nga trong cuộc tập trận.
Thứ trưởng Antonov cho hay các tùy viên quân sự nước ngoài tại Mátxcơva ngay lập tức đã được thông báo về cuộc tập trận, dự kiến kéo dài tới ngày 20/7.
Bộ quốc phòng Nga cho biết 2 máy bay chiến đấu Tu-95, vốn thực hiện các chuyến bay kéo dài 7 giờ trong khuôn khổ cuộc tập trận, đã bị các máy bay quân sự của Nhật Bản và Hàn Quốc theo dõi.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng theo dõi cuộc tập trận.
Cuộc tập trận mới nhất diễn ra sau khi Tổng thống Putin hồi tháng 3 ra lệnh tiến hành tập trận đột xuất tại vùng Biển Đen với sự tham gia của 7.000 binh sĩ và hàng chục tàu quân sự để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Ông Putin ngồi trên trực thăng quan sát cuộc tập trận.
Nhà lãnh đạo Nga trò chuyện với giới chức quân sự trên trực thăng.
Các tàu chiến Nga tham gia cuộc tập trận.
Theo Dantri
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng LB Nga: Vị trí đặc biệt thuộc về Việt Nam
Sau những chuyến thăm của giới chức quân sự hai nước Nga-Việt Nam, mối quan hệ Nga-Việt, mà đặc biệt là sự hợp tác về lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự, được hai nước đặc biệt quan tâm. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ quốc phòng Liên Bang Nga Anatoly Antonov về những vấn đề này.
PV: Thưa ông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Bang Nga - Đại tướng S.K Shoigu đã dự định đạt những kết quả gì trong những chuyến thăm Việt Nam thời gian qua?
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Liên Bang Nga Anatoly Antonov (Ông Anatoly Antonov): Sự phát triển mối quan hệ giữa Liên Bang Nga với các nước châu Á-Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga.
Hiện nay, khu vực này đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bài phát biểu vận động bầu cử của mình, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố cần thúc đẩy mối quan hệ với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Vào năm 2012, điều này đã được thể hiện trong phiên bản mới của quan niệm chính sách đối ngoại Liên bang.
Đối với Liên bang Nga, thì châu Á-Thái Bình Dương là khu vực mà Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Vị trí đặc biệt thuộc về Việt Nam vì lịch sử quân sự chung đã gắn kết hai nước chúng ta.
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Liên Bang Nga Anatoly Antonov
Chúng ta không ngừng lại hoạt động phối hợp trong lĩnh vực quân sự. Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Đại tướng S.K Shoigu đã trao đổi ý kiến cụ thể về nhiều phương diện của mối quan hệ Nga-Việt, trước hết là hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự, cũng như an ninh khu vực.
Hai bên đã thống nhất tiến hành một số hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự và trao đổi về các đề tài như sau: mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia cho quân đội Việt Nam, đồng bộ hóa việc luyện quân nhân với việc bàn giao vũ khí và thiết bị kỹ thuật của Nga, thực hiện các thỏa thuận song phương trong lĩnh vực hải quân, xây dựng thêm một kênh phối hợp về các vấn đề an ninh chiến lược và khu vực...
PV: Trong tương lai nước Nga mong đợi gì từ mối quan hệ song phương, và có kế hoạch mở rộng hợp tác không?
Ông Anatoly Antonov: Chúng ta dự tính không chỉ khôi phục lại mối quan hệ, mà còn tăng cường hợp tác một cách đáng kể. Chúng tôi đã đưa ra một nhóm đề xuất phong phú cho đối tác Việt Nam và đã nhận lại một số sáng kiến phản hồi. Đáng mừng là đại đa số các dự án của chúng tôi và đề xuất của đối tác Việt Nam đều trùng nhau. Trong số đó có những hoạt động tăng cường giao tiếp con người, trao đổi đoàn các cấp.
Hai bên có nhiều hạng mục hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, một số dự án chung, trước hết là phối hợp hoạt động trong lĩnh vực hải quân. Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga và Việt Nam đã thỏa thuận sớm tiến hành đàm phán ở cấp chuyên viên hải quân nhằm soạn thảo một văn kiện về điều kiện những tàu Hải quân Nga ghé vào các cảng của Việt Nam.
Nga rất cần cơ sở sửa chữa tàu hải quân sự của mình tại Việt Nam để bảo dưỡng kỹ thuật các tàu Hải quân và phụ trợ trên những chuyến đi đường dài trên biển, trước hết đó là các tàu thuộc Hạm đội Thái bình dương thực hiện những nhiệm vụ ở Thái bình dương và Ấn độ dương. Cho nên chúng tôi muốn tiếp tục làm việc để thỏa thuận về việc xây dựng cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật cho các tàu của hải quân Nga tại Cam Ranh.
PV: Theo ông thì vai trò của những tuyến đường biển và đại dương từ khu vực châu Á-Thái bình dương trong tương lai sẽ như thế nào?
Ông Anatoly Antonov: Từ xưa đến nay những đường biển và đại dương truyền thống đi qua eo biển Malacca và kênh Suez đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại của các quốc gia trong vùng các đối tác châu Âu. Trong bối cảnh hiện nay, khi khí hậu toàn cầu ấm lên, chúng tôi đang nghiên cứu những điều mới phát sinh, trong đó việc mở ra những tuyến đường vận chuyển hàng hóa mới giữa khu vực Thái bình dương, Ấn độ dương và Nga, châu Âu là có lợi hơn về kinh tế. Trong số đó có tuyến đường Biển Bắc, một đường ngắn hơn một nửa so với các tuyến đường từ Đông Á qua Ấn độ dương, sang châu Âu.
Ngoài ra chúng tôi có kế hoạch hiện đại hóa tuyến đường sắt xuyên Sibiri và Baican-Amur nhằm gia tăng công suất của hai tuyến này. Bổ sung thêm cho các tuyến vận chuyển hàng hóa truyền thống bằng đường biển, chúng tôi sẵn sàng mời các đối tác sử dụng tuyến đường sắt, là một loại kênh vận tải tiết kiệm và linh hoạt hơn về mặt logistic.
PV: Hiện nay có một số quan ngại liên quan đến an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường giao thông biển và đại dương ở châu Á. Chính vì thế Ấn độ và Nhật bản đang lên kế hoạch liên kết nỗ lực để bảo đảm an toàn hàng hải tại Ấn độ dương và Thái bình dương. Ông có ý kiến gì về vấn đề này không?
Ông Anatoly Antonov: Ấn độ và Nhật bản là hai quốc gia độc lập và theo luật pháp quốc tế, hai nước này không có hạn chế trong việc thành lập cơ sở pháp lý song phương để điều tiết quan hệ trong lĩnh vực này, đặc biệt trong việc bảo đảm an toàn hàng hải trên thế giới.
Chắc bạn biết rõ về những đóng góp to lớn của lực lượng hải quân Nga vào cuộc đấu tranh chống các nhóm Hải tặc tại những vùng biển trên thế giới. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến an toàn hàng hải quốc tế. Những nhóm hải tặc hoạt động mạnh nhất ở phía Tây-Bắc Ấn độ dương, tại vịnh Ghi nê và vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á.
Tôi xin lấy ví dụ sự quan tâm của nước Nga và những bước đi thiết thực của chúng tôi trong quá trình củng cố sự ổn định và tăng lên tính tiên đoán của an toàn hàng hải tại vịnh Aden: năm 2012 có gần 20 nghìn thương thuyền (40-80 tàu mỗi ngày), đi qua vịnh Aden, có nghĩa là chiếm đến 12% tổng số lượng hàng hóa vận chuyển trên toàn thế giới và hơn 30% lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển bằng đường biển.
Từ năm 2008, các tàu chiến của lực lượng hải quân Nga đều đặn thực hiện những cuộc tuần tra trong vùng phức tạp này, mỗi năm hộ tống hàng trăm tàu có trọng tải khác nhau của nhiều nước trên thế giới, bao gồm các tàu trong thành phần đoàn tàu thủy. Tôi xin nhấn mạnh, hàng năm có hàng chục thương thuyền (50-70 tàu) mang cờ Nga đi qua vịnh Aden. Chúng tôi sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận đa phương về vấn đề này cũng như về tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương.
PV: Ngày 7 tháng 5 năm 2012 sau lễ nhậm chức, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về "Các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang Nga", trong đó Việt Nam được xác định là quốc gia ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương. Ông hãy cho chúng tôi biết về những hoạt động đã được thực hiện và những kế hoạch trong khuôn khổ sắc lệnh này?
Ông Anatoly Antonov: Việt Nam là một đối tác lâu đời của chúng tôi. Sự hợp tác giữa hai nước được phát triển trên nhiều phương diện, trong đó có các diễn đàn đa phương như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN , (ADMM ). Chúng tôi đã ủng hộ sáng kiến của đối tác Việt Nam về việc thành lập diễn đàn này. Các bên tham gia diễn đàn này đang trao đổi về phương thức phối hợp thực tiễn trong lĩnh vực quân y, hỗ trợ xử lý hậu quả thiên tai, đấu tranh chống nạn hải tặc.
Chúng tôi có ý định duy trì độ quan hệ đối tác đã đạt được trong lĩnh vực quốc phòng. Chúng ta quan tâm đến việc các con tàu Nga ghé vào cảng Việt Nam. Hai bên nhất trí thúc đẩy quá trình đàm phán về điều kiện trao đổi qua lại các chuyến nghỉ dưỡng cho quân nhân.
Theo kết quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, thì những hoạt động hợp tác song phương đã đạt được đặc trưng mới, đó là thực dụng, hai bên cùng có lợi, và sẽ được củng cố cùng tình hình phát triển trong khu vực và cùng quan tâm lẫn nhau.
Theo NTD
Máy bay quân sự lao vào tòa nhà dân cư, 9 người thiệt mạng Ngày 19-2, một chiếc máy bay quân sự của Yemen bất ngờ đâm sầm vào một tòa nhà gần khu vực Change Square, phía đông Sanna khiến phi công Mohamed Shaker chết ngay tại chỗ và có ít nhất 8 thường dân bị thiệt mạng. Một nguồn tin quân sự đã xác định được chiếc máy bay xấu số là loại chiến đấu...