Putin thảo luận sáp nhập Crimea, Kiev, Washington phản đối
Nga cho hay Tổng thống Putin ngày 6/3 đã thảo luận với nhóm an ninh của ông về yêu cầu của Crimea cho vùng này sáp nhập vào Nga. Kiev tuyên bố yêu cầu sáp nhập là vi hiến, còn Washington cho rằng Kiev phải có tiếng nói đối với tương lai Crimea.
Tổng thống Putin (giữa) thị sát một cuộc tập trận tác chiến nhanh mới đây.
Hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Putin đã chủ trì một cuộc họp bất thường với Hội đồng an ninh nhằm thảo luận về tình hình ở Ukraine, trong đó có quyết định của quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea, thuộc Ukraine, đề nghị cho vùng này sáp nhập với Nga.
Song chi tiết về cuộc thảo luận không được người phát ngôn tiết lộ.
Hội đồng an ninh Nga gồm Thủ tướng Dmitry Medvedev, người đứng đầu cơ quan an ninh Liên bang Nga FSB Nikolai Bortnikov, lãnh đạo Cơ quan tình báo nước ngoài Nga Mikhail Fradkov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, và người đứng đầu văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov.
Quốc hội Crimea ngày 6/3 đã bỏ phiếu tán thành đề nghị ông Putin và quốc hội Nga xem xét cho vùng thuộc Ukraine này sáp nhập với Nga và họ sẽ hỏi ý kiến người dân về vấn đề này trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 (trước đó được lên kế hoạch vào 30/3).
Crimea là vùng tự trị của Ukraine. Vùng được cho là đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga vài ngày trở lại đây, sau khi Tổng thống Yanukovych bị quốc hội lật đổ vào 22/2 và phải chạy sang Nga.
Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời người đứng đầu Ủy ban các quốc gia Liên Xô cũ của Hạ viện, tức Duma Quốc gia Nga, cho biết, Duma sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Cuộc trưng cầu sẽ là cơ sở để Nga ra quyết định có đồng ý với yêu cầu sáp nhập hay không.
Theo Slutsky, quốc hội Nga sẽ cử quan sát viên tới cuộc trưng cầu dân ý.
Ông cũng cho biết thêm một phái đoàn của quốc hội Crimea do chủ tịch Vladimir Konstantinov dẫn đầu dự kiến sẽ tới Mátxcơva ngay “hôm nay hoặc mai, kia”.
Video đang HOT
Một nghị sỹ cấp cao của Nga trước đó đã đệ bản thảo lên Duma để Nga dễ dàng sáp nhập một nước khác vào Nga.
Kiev , Washington phản đối Crimea sáp nhập Nga
Trong khi đó, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 6/3 cho rằng yêu cầu sáp nhập vào Nga của Crimea là “phi pháp”. “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga ngưng ủng hộ những người ủng hộ cho chủ nghĩa ly khai này”, ông cho hay sau cuộc đàm phán với các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh châu Âu (EU).
Còn giới chức Mỹ cho rằng bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào ở Crimea nhằm sáp nhập vào Nga mà không có sự tham gia của chính phủ Ukraine ở Kiev đều là vi phạm luật quốc tế.
“Mỹ tin rằng bất kỳ quyết định nào về Crimea cũng cần phải do chính phủ ở Kiev đưa ra”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. “Không thể có tình huống một chính phủ hợp pháp của một nước bị loại khỏi tiến trình ra quyết định về những vùng khác trong nước đó”.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Súng nổ hơn 1 giờ tại Bangkok, 7 người bị thương
Tình hình tại thủ đô Thái Lan trước ngày bầu cử ngày càng căng thẳng khi một vụ đấu súng kéo dài suốt hơn 1 giờ đã nổ ra giữa những người ủng hộ và chống chính phủ, khiến ít nhất 7 người, trong đó có một phóng viên nước ngoài, bị thương.
Theo hãng tin AP, tiếng súng nổ vang ngay tại một giao lộ đông đúc ở thủ đô Thái Lan trong hơn 1 giờ. Trong số 7 người bị thương có một phóng viên ảnh người Mỹ.
Một người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp sau khi nổ súng vào đoàn người tuần hành ủng hộ bầu cử
Những người vô tình bị mắc kẹt giữa làn đạn đã phải bò ra phía sau các ô tô, hoặc nấp vào sau một cây cầu vượt bộ hành, trong khi một số người bỏ chạy tán loạn vào một khu mua sắm gần đó.
Một số tay súng đeo mặt nạ, mặc áo giáp chống đạn thì cúi khom người dưới một cây cầu vượt, giữa lúc một người trong số họ rút khẩu súng trường được giấu trong một ba lô ra và nã đạn.
Cuộc đối đầu diễn ra sau khi một nhóm ủng hộ chính phủ diễu hành tới một văn phòng quận tại khu vực ngoại ô Laksi của Bangkok. Văn phòng trên là nơi cất giữ các thùng phiếu và đã bị người biểu tình bao vây hòng làm gián đoạn cuộc bầu cử ngày Chủ nhật.
Ít nhất đã có 2 tiếng nổ được nghe thấy trong khu vực này, mà cảnh sát xác định là bom xăng, trước khi vụ nổ súng diễn ra.
Đã có thời điểm những tiếng súng lớn, liên hồi bắn qua lại được nghe thấy.
Một người biểu tình chống chính phủ nổ súng về phía phe đối lập
Khi súng nổ rền vang tại khu vực này, giữa lúc mọi người la hét trong hoảng sợ, một đám đông ủng hộ chính phủ giận dữ đã dùng những cây gậy lớn đập vỡ cửa kính một chiếc xe chở người biểu tình đang phóng qua.
Hai phe còn tấn công nhau bằng gạch đá và pháo nổ. Phóng viên AP nhìn thấy một tay súng đã dùng súng trường nã đạn, còn một người khác bắn bằng khẩu súng ngắn trong lúc nằm bẹp xuống đường.
Theo cơ quan ứng cứu khẩn cấp Bangkok, ít nhất 6 người Thái Lan bị thương, trong đó có phóng viên của tờ báo địa phương Nhật báo tin tức.Một phóng viên ảnh người Mỹ có tên James Nachtwey bị trúng đạn vào chân.
"Một nạn nhân rõ ràng đã bị bắt vào ngực và đã được nhập viện", một quan chức của trung tâm cấp cứu Erawan của Bangkok khẳng định với hãng tin AFP, trước khi cho biết thêm có 2 người khác cũng đã được đưa tới viện.
Nhiều người biểu tình chống chính phủ và người qua đường phải cúi rạp xuống khi súng nổ
Vụ bạo lực là một phần của cuộc đấu tranh kéo dài nhiều tháng qua do phe biểu tình, những người đã chiếm giữ khoảng 6 giao lộ chính tại Bangkok, và đang tìm cách lật đổ chính phủ của thủ tướng Yingluck Shinawatra mà họ cáo buộc tham nhũng.
Dù vậy, bà Yingluck được nhận định sẽ thắng cử trong cuộc bỏ phiếu ngày Chủ nhật, nhờ sự hậu thuẫn lớn từ các khu vực phía Bắc và Đông Bắc.
Nhưng bất ổn cũng đe dọa kết quả bầu cử, khi nhiều khu vực bầu cử không có ứng viên.
Khoảng 440.000 người đã bị ngăn cản tham gia cuộc bỏ phiếu sớm hồi tuần trước sẽ đi bầu vào ngày 23/2 tới.
Một người biểu tình chống chính phủ với súng ngắn trên tay
Theo tờ Nation của Thái Lan, nhiều tỉnh tại nước này, chủ yếu ở phía Nam, sẽ khó có thể tiến hành bỏ phiếu do hàng triệu phiếu bầu và tài liệu bầu cử vẫn chưa được chuyển tới điểm bầu cử.
Những người biểu tình chống chính phủ tiếp tục cắm trại bên ngoài các bưu điện ở Chumphon, huyện Thung Song tỉnh Nakhon Si Thammarat, và huyện Hat Yai, tỉnh Songkhla để cản trở việc giao phiếu bầu cử
Tại 3 tỉnh phía cực Nam của Thái Lan trong đó có Pattani, nhiều cử tri đã tức giận trước các cuộc phong tỏa này. Một số người đã tụ tập trước trụ sở tỉnh Pattani để yêu cầu được thực hiện quyền bầu cử.
Theo Dantri
Nổ súng nhằm vào người biểu tình ở Bangkok, nhiều người bị thương Nhiều người biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã bị thương khi bị các tay súng bắn tại một khu vực biểu tình ở Bangkok vào sớm nay, đẩy căng thẳng tăng cao trước cuộc "đóng cửa" Bangkok của phe biểu tình. Người biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan đang chuẩn bị cho cuộc "đóng cửa" hoàn toàn Bangkok vào...