Putin “thắng lớn” ở Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặt hái được những gì phương Tây lo ngại: ông đạt được “siêu thỏa thuận” cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, một trục xoay hướng Đông giúp Nga mạnh mẽ hơn trước những lệnh cấm vận mà phương Tây có thể áp đặt.
Hợp đồng khí đốt Nga – Trung đã được thương lượng suốt 10 năm qua, với rào cản chủ yếu là về giá cả. Các số liệu của hợp đồng đã được Tổng giám đốc tập đoàn Gazprom Alexey Miller công bố, cho thấy mức giá cuối cùng sẽ vào khoảng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu).
Theo hãng tin Bloomberg, con số này thấp hơn nhiều so với mong muốn của Nga. Số liệu từ Platts cho thấy, mức giá khí đốt trung bình từ Myanmar, Turkmenistan và Uzbekistan là khoảng 10,14 USD trong năm ngoái. Năm nay, Gazprom hy vọng sẽ xuất khẩu khí ở mức giá trung bình 10,62 USD trên 1 triệu Btu nhưng các khách hàng truyền thống của tập đoàn ở châu Âu đang muốn mặc cả xuống.
Hợp đồng khí đốt Nga – Trung trị giá 400 tỷ USD.
Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moscow, trong bối cảnh phía châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga.
Về phía Trung Quốc, hợp đồng cũng giúp nước này “dễ thở” hơn nhiều. Đất nước đông dân nhất thế giới hiện đang dựa 2/3 tổng năng lượng tiêu thụ vào than và đang nóng lòng muốn chuyển sang dùng khí đốt để thay thế vì các lý do về môi trường. Lượng khí đốt nhập khẩu hiện nay của nước này chỉ như muối bỏ biển so với quy mô thị trường tiềm năng.
Thêm hai điểm nữa: Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giúp Nga rót vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng to lớn của nước này – ước tính ở mức hơn 30 tỷ USD, và Trung Quốc có thể cũng sẽ thanh toán bằng Nhân dân tệ, đảm bảo cho hợp đồng an toàn trước bất kỳ lệnh cấm vận nào của phương Tây.
Video đang HOT
Một thông báo chung giữa hai bên được ký trước khi đạt thỏa thuận nghe có vẻ giống như một hiệp ước chống phương Tây. Nhắc lại lập trường của Nga về khủng hoảng Ukraina, văn bản này chứa những lời tố cáo mạnh mẽ nhằm vào các chính sách của châu Âu và Mỹ:
“Các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng di sản lịch sử của các nước, truyền thống văn hóa của họ, lựa chọn độc lập của họ về hệ thống chính trị xã hội, hệ thống giá trị và con đường phát triển, về việc chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, về việc phản đối ngôn ngữ của các lệnh cấm vận đơn phương, hoặc tổ chức, hỗ trợ, cấp kinh phí hay khuyến khích hoạt động nhằm thay đổi hệ thống hiến pháp của nước khác, hoặc lôi kéo nước đó vào bất kỳ một liên minh hoặc khối đa phương nào”.
Đi kèm cùng một loạt các hợp đồng và thỏa thuận nhỏ hơn, đó là tất cả những gì mà ông Putin có thể mong muốn. Trung Quốc dường như không thấy có bất lợi trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với Nga. Nước này vừa nhận được nguồn cung năng lượng tin cậy, vừa có được sự yên ổn dọc đường biên giới dài 2.600 dặm và nhiều điều khoản dễ dàng hơn cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên to lớn của Nga.
Trong khi đó, phương Tây vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các hàng hóa công nghiệp và duy trì một mức độ đầu tư cao vào nợ công. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể phải hứng chịu một sự tác động chính trị nào từ việc tiếp đón ông Putin trong khi lãnh đạo Nga đang bị lên án ở phương Tây.
Bloomberg cho rằng, về phần Putin, ông gần như xuất hiện như một người chiến thắng trong kế hoạch phiêu lưu về Crưm. Liên minh với Trung Quốc cho phép ông “ra khỏi đám lau sậy như một chú cá sấu no nê”. Vào lúc này, ông không còn “đói bụng” nữa, và không hề có nguy cơ ngay lập tức nào về một sự cô lập hoàn toàn.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nga "xoay trục" sang Trung Quốc
Nga đã tiến sát tới việc ký kết một hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc ở một mức giá mà tổng giá trị của thương vụ này sẽ lên tới khoảng 400 tỷ USD.
Thông tin trên do Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đưa ra trong khi Tổng thống Vladimir Putin tới Thượng Hải hôm nay (20/5) trong nỗ lực hoàn tất một thỏa thuận sau hơn 10 năm thương lượng. Trở ngại của thương vụ này trong thời gian qua là giá cả, nhưng hiện nay Putin đang phải đối mặt với các đòn trừng phạt kinh tế thương mại từ Mỹ và Liên Minh châu Âu (EU) sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm từ Ukraina nên một thỏa thuận được cho là có thể đạt được.
"Đã đến lúc chúng tôi đạt một thỏa thuận với phía Trung Quốc về vấn đề này", ông Medvedev nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Bloomberg ở Moscow hôm 19/5. "Nhiều khả năng sẽ có một hợp đồng, nó có nghĩa là sẽ có nhiều hợp đồng dài hạn".
Đối mặt với cấm vận từ Mỹ và Eu, Nga quay sang thị trường Trung Quốc để xuất khẩu khí đốt. (Ảnh: Bloomberg)
Theo các quan chức Nga, OAO Gazprom (OGZD), nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã nhắm tới việc ký kết hợp đồng với Tập đoàn Dầu lửa quốc gia Trung Quốc trong chuyến thăm này. Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch đạt 94,5 tỷ USD năm ngoái - là nước duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không lên án hành động của Putin ở Ukraina.
"Chúng tôi hy vọng thỏa thuận khí đốt Nga - Trung sẽ được phê chuẩn trong chuyến thăm của Tổng thống Putin và các điều khoản về giá sẽ không quá khắt khe đối với Trung Quốc", Simon Powell - người phụ trách nghiên cứu dầu khí thuọc CLSA Ltd. ở Hongkong nhận định.
Một thỏa thuận cuối cùng về giá cả nhiều khả năng sẽ được ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất tại một cuộc gặp ở Thượng Hải hôm nay. Hầu hết các yếu tố khác của thỏa thuận đã ổn thỏa, theo Gazprom.
Gazprom dự kiến xây một đường ống 22 tỷ USD tới Trung Quốc, cho phép chuyên chở 38 tỷ m3 khí mỗi năm. Hãng này có thể bắt đầu cung cấp hàng cho Trung Quốc vào năm 2019-2020, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hồi tháng 3.
Lượng khí này tương đương gần 1/4 tổng mức tiêu thụ khí của Trung Quốc hiện tại và chiếm 10% nhu cầu ước tính của đất nước đông dân nhất thế giới năm 2020, theo Gordon Kwan, giám đốc phụ trách nghiên cứu dầu khí tại Nomura International Hong Kong Ltd.
Đối với Gazprom, con số này chiếm khoảng 20% tổng các hợp đồng bán khí đốt ở châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của hãng.
Thỏa thuận với Trung Quốc đã bị trì hoãn bởi Nga muốn dùng các hợp đồng bán ở châu Âu để định mức giá chuẩn, trong khi Trung Quốc muốn mua rẻ hơn, căn cứ từ mức giá nước này nhập từ Trung Á.
"Tôi tin rằng về lâu dài, giá cả sẽ hợp lý và ngang với giá cung cấp cho châu Âu về tổng thể", ông Medvedev nói ngày 19/5.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraina sẽ khiến cho chính phủ Nga muốn đạt thỏa thuận nhằm chứng tỏ cho châu Âu và Mỹ thấy rằng trừng phạt sẽ không cản bước được nền kinh tế Nga, theo Chris Weafer, người sáng lập nhóm cố vấn Vĩ mô ở Moscow.
"Kremlin muốn chứng tỏ cho các chính trị gia cả ở Mỹ lẫn châu Âu, các công ty phương Tây và người dân trong nước rằng đe dọa cấm vận không cầm chân được Nga và nước này còn có nhiều lựa chọn trong quan hệ năng lượng và thương mại với Trung Quốc", Weafer nhận định.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nga Trung bắt tay thông qua hợp đồng dầu khí lịch sử Theo tờ RT của Nga, hôm 12/5, Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, Nga sẽ kí hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc khi Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc vào tuần tới. Ông Anatoly Yanovsky nói: "Bản hợp đồng đã hoàn thành được 98%. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn thiện trước chuyến...