Putin sử dụng chiến thuật tình báo KGB với Zelensky như thế nào?
Chuyên gia cho rằng, Tổng thống Nga Putin quan tâm đến các cuộc đàm phán dự kiến với tổng thống Ukraine.
Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng thống Ukraine Zelensky (trái).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng chiến thuật KGB- FSB để “thăm dò” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để tìm ra cách tiếp cận phù hợp với ông, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu pháp lý quân sự Oleksandr Musienko bình luận.
Bình luận với tờ Obozrevatel về tuyên bố của Putin về “sự lạc quan thận trọng” đối với chính phủ mới của Ukraine, chuyên gia Musienko nói: “Tôi nghĩ rằng ông [Putin] đang cố gắng gây ảnh hưởng đến tổng thống Ukraine Zelensky “.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng Putin quan tâm đến các cuộc nói chuyện dự kiến với tổng thống Ukraine “Bởi vì điều đó rất có lợi nếu trước tiên thăm dò ông ta, hiểu chân dung tâm lý, xem cách ông ta phản ứng để tìm ra cách tiếp cận với ông ta …”
“Trên thực tế, đó là chiến thuật của KGB-FSB để giành quyền kiểm soát người này sau này, ” ông Musienko nói thêm.
Video đang HOT
Ông Musienko cho rằng thông qua các cuộc điện đàm có tính chất thăm dò, ông Putin đã nhận ra một số điều cơ bản. “Ông Putin đã bắt đầu hiểu được đòn bẩy nào có thể tiếp tục được áp dụng trong tương lai, và điều gì nằm trong giới hạn ‘lạc quan thận trọng’”.
Đồng thời, chuyên gia lưu ý rằng không có căn cứ bổ sung nào cho “sự lạc quan “của Putin và rằng, bằng chứng là trong cuộc điện đàm cấp cao, hai nguyên thủ đã trao đổi về trạng thái đặc biệt của Donbass:
“Sau đó phía văn phòng Tổng thống Ukraine đã lập tức phát thông cáo chính thức, trong đó nêu rõ rằng Tổng thống Zelensky sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân Ukraine và không có thay đổi nào khác trong Hiến pháp nước này”.
Theo Danviet
Lãnh đạo Ukraine bỗng nhiên ra giá với Tổng thống Putin: Đổi Crưm lấy vị trí trong G8
Ông Zelensky ngày 22/8 tuyên bố Nga chỉ có thể trở thành thành viên của G8 một lần nữa sau khi "trả lại" Crưm và chấm dứt cuộc xung đột ở Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố trên facebook rằng điều kiện để Nga có thể trở lại G8 sẽ là "trao trả" Crưm, thả tù nhân chính trị và các thủy thủ bị bắt của Ukraine, đồng thời chấm dứt chiến sự ở Donbass.
" Việc trả lại vùng lãnh thổ Crưm bị chiếm đóng, chấm dứt chiến sự ở Donbass và trả tự do cho hơn 100 thủy thủ và tù binh chính trị mà Kremlin đang giam giữ sẽ là một tín hiệu hòa bình thực sự nghiêm túc cho thấy Nga đã sẵn sàng góp mặt trong các chương trình nghị sự ngoại giao cấp cao" - ông Zelensky tuyên bố.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, kể từ tháng 3/2014, khi tư cách thành viên G8 của Nga bị đình chỉ, tình hình vẫn không có gì thay đổi - Crưm vẫn "chưa quay trở lại với Ukraine", và giao tranh vẫn đang diễn ra ở Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: TASS)
Định dạng G8 đã tồn tại từ năm 1998, trong đó bao gồm các nước Nga, Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Sau sự sát nhập của Crưm vào năm 2014, các nước phương Tây tuyên bố chấm dứt sự tham gia của họ vào G8 và chuyển sang định dạng G7, với cùng thành phần như trước, ngoại trừ Nga.
Vào ngày 21/8, kênh truyền hình CNN, trích dẫn các nguồn tin, khẳng định rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm cho nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump và đề xuất mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm 2020. Thông tin này vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, bản thân ông Trump từng lên tiếng ủng hộ việc Nga trở lại G8.
Tổng thống Macron sau đó lại tuyên bố rằng việc quay trở lại định dạng G8 sẽ là một sai lầm, đồng thời lưu ý rằng lời mời Nga tới tham dự hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ bị đánh giá là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, tuyên bố rằng bây giờ chưa phải lúc để nói đến việc mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh. Ông có nhắc lại vụ việc đầu độc sĩ quan GRU Sergei Skripal và con gái của ông này là Yulia tại Salisbury, trong đó London cáo buộc Matxcơva đứng sau vụ việc. Chính quyền Anh cho rằng vụ đầu độc được tiến hành bằng chất độc thần kinh " Novichok". Về phần mình, phía Nga phủ nhận mọi cáo buộc.
Tuần này, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Biarritz (Pháp). Giới truyền thông loan tin rằng tại Hội nghị G7 lần này, vấn đề đưa Nga tái hòa nhập G7 sẽ được đưa ra thảo luận.
Ukraine không phải là thành viên của Nhóm G7 và cả G20.
Bán đảo Crưm trở thành một khu vực của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crưm và 95,6% cư dân của Sevastopol đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.
Nga khẳng định việc sáp nhập Bán đảo Crưm tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crưm, trong khi chính quyền Ukraine và các nước phương Tây không công nhận điều này. Ukraine vẫn coi Bán đảo Crưm là phần lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời bị chiếm đóng.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Bị điều tra hình sự liên tiếp, cựu Tổng thống Ukraine đưa ra đề nghị bất ngờ Sau gần 3 tiếng bị thẩm vấn tại Cục điều tra nhà nước Ukraine, Tổng thống thứ 5 của Ukraine Petro Poroshenko ngày 12/8 tuyên bố không tin tưởng việc điều tra và đòi được trả lời thẩm vấn trực tiếp trên truyền hình. Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Theo đài 112, việc thẩm vấn liên quan đến vụ án trốn thuế...