Putin sắp có tàu ngầm dài nhất thế giới đầy uy lực
Vũ khí trên tàu ngầm Belgorod có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ dưới nước của NATO để tấn công các thành phố, căn cứ hải quân, tàu sân bay tại bất cứ đâu trên toàn châu Âu và bờ Đông nước Mỹ.
Ngư lôi hạt nhân được trang bị trên tàu ngầm Belgorod.
Tàu ngầm Belgorod nặng 14.700 tấn, chiều dài gần 190m của Nga sắp được hoàn thành và chuyển ra khỏi căn cứ sản xuất bí mật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định các ngư lôi hạt nhân được trang bị trên tàu có khả năng phá hủy các mục tiêu ở các khu vực ven biển cách xa gần 10.000 km. Các ngư lôi này được ca ngợi là có khả năng phá hủy cả một thành phố.
Tàu ngầm Belgorod đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Tàu ngầm Belgorod được sản xuất tại một xưởng đóng tàu bí mật ở thành phố Severodvinsk, Tây Bắc nước Nga. Công dân nước ngoài bị cấm xâm nhập khu vực bí mật này.
Hồi tháng 12/2018, chiếc tàu đã lần đầu tiên được thử nghiệm dưới biển. Các ngư lôi hạt nhân trên tàu có tên gọi Poseidon và được dẫn đường bởi trí thông minh nhân tạo. Các ngư lôi này được cấp năng lượng từ một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ.
Theo Danviet
Video đang HOT
Bất chấp Mỹ dọa cấm vận, Ấn Độ đã mua hàng loạt vũ khí gì của Nga?
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia thiết lập mối quan hệ gần gũi với Mỹ nhưng vẫn không ngừng mua vũ khí Nga, bất chấp khả năng bị cấm vận.
Tổ hợp phòng không tối tân S-400.
Theo RT, Ấn Độ mới đây đã đạt thỏa thuận mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga với giá 1,93 tỷ USD và đây vẫn chưa phải thương vụ lớn nhất.
Thỏa thuận được ký hồi tuần trước tiếp tục mở rộng kho vũ khí Nga trong hàng ngũ quân đội Ấn Độ. Quốc gia này cũng là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Năm ngoái, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 5 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga với giá lên tới 5,43 tỷ USD. Đơn hàng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Uy lực của hệ thống S-400 là khả năng đánh chặn, phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km và có thể tấn công 6 mục tiêu đồng thời. Ấn Độ mới đây đã bày tỏ quan điểm cương quyết tiếp nhận hệ thống S-400, bất chấp cảnh báo cấm vận của Mỹ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Ấn Độ hiện đã sở hữu hơn 1.000 xe tăng T-90 với nhiều phiên bản khác nhau của Nga. Kể từ đầu năm 2000, quốc gia này đã sử dụng xe tăng T-90 với những tính năng được nhà sản xuất Nga làm riêng cho Ấn Độ.
Một số xe tăng được sản xuất tại nga, số khác được lắp ráp tại nhà máy Ấn Độ để có thể dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Bên cạnh T-90, Ấn Độ cũng mua hàng loạt xe tăng T-90M, là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất.
Trên thực tế, số xe tăng T-90 Ấn Độ sở hữu thậm chí còn nhiều hơn cả quân đội Nga. Moscow hiện chủ yếu sử dụng các xe tăng T-72 lỗi thời hơn.
Máy bay chiến đấu Nga
Tiêm kích MiG-21 phiên bản hiện đại nhất của Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ hiện sở hữu một loạt các máy bay chiến đấu của Nga, như hàng trăm chiếc MiG-21. Các máy bay này là phiên bản MiG-21UPG Bison hiện đại nhất, có năng lực chiến đấu ngang ngửa với các tiêm kích thế hệ 4 hiện nay.
Mẫu máy bay này vừa có thể không chiến, vừa có thể đóng vai trò không kích mặt đất.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng sở hữu các máy bay Nga hiện đại hơn như 200 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKI với chữ cái "I" chỉ phiên bản sản xuất đặc biệt cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng sở hữu các tiêm kích hạm MiG-29K, cất cánh từ tàu sân bay.
Tàu chiến và tàu ngầm
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula đang được Ấn Độ thuê của Nga.
Hải quân Ấn Độ hiện chú trọng việc chế tạo tàu chiến nội địa, nhưng vẫn không thể thiếu các mẫu tàu chiến, tàu ngầm chủ lực của Nga.
Một trong số đó là tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, thuộc lớp Akula do Ấn Độ thuê của Nga. Hợp đồng thuê tàu ngầm được ký năm 2012, với thời hạn 10 năm.
Trong bối cảnh hợp đồng sắp hết hạn, Ấn Độ đã ngỏ ý muốn thuê thêm một chiếc tàu ngầm loại này và gia hạn hợp đồng cũ.
INS Vikramaditya, tàu sân bay chủ lực của Ấn Độ, thực tế là tàu tuần dương tên lửa có khả năng mang máy bay từ thời Liên Xô. Nga đã bán con tàu cho Ấn Độ vào đầu những năm 2010 và đó cũng là tàu duy nhất còn lại trong lớp tàu này.
Hải quân Ấn Độ hiện đang gấp rút đóng mới tàu sân bay nội địa mang tên INS Vikrant. Con tàu dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2021.
Theo Danviet
Tổng thống Philippines chỉ trích Mỹ, quay sang ủng hộ Trung Quốc Tổng thống Philippines Duterte nói Manila muốn duy trì quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, bất chấp những căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo RT, ông Duterte nói không có vấn đề gì giữa Philippines và Trung Quốc là không thể giải quyết được bằng...