Putin quan ngại về đập thủy điện Trung Quốc tài trợ ở Mông Cổ
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua thể hiện sự quan ngại về việc Mông Cổ lên kế hoạch xây nhà máy thủy điện trên dòng sông đổ vào Hồ Baikal, cảnh báo nó có thể đe dọa hồ sâu nhất thế giới này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp các lãnh đạo Trung Quốc, Mông Cổ bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải ở Tashkent. Ảnh: AP
Theo AP, ông Putin nói khả năng đập do Trung Quốc tài trợ trên dòng sông Selenga sẽ gây ra “một số nguy hiểm nhất định” với hồ ở phía nam Siberia.
“Chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này một cách chăm chú nhất cùng với những người bạn Mông Cổ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chúng tôi”, ông Putin nói trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc và Mông Cổ ở thủ đô Tashkent, Uzbekistan.
Ông Putin gợi ý các nhà máy điện của Nga có thể tăng nguồn cung cấp điện cho Mông Cổ để giúp nước này đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Dự án nhà máy thủy điện từ lâu đã bị các nhóm môi trường chỉ trích. Họ lo ngại nó có thể gây nguy hiểm đến hồ nhiều năm tuổi nhất của thế giới, vốn được hình thành cách đây hơn 25 triệu năm.
Các nhà môi trường cảnh báo dự án đập Mông Cổ sẽ chặn dòng chảy của sông Selenga vào Hồ Baikal, đe dọa sự sống của 2.500 loài, trong đó có hơn 75% được cho là đặc hữu tại vùng nước này.
Video đang HOT
Hồ sâu 1.642 m, chứa 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt thế giới. Nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với đặc điểm độc nhất và đa dạng sinh học.
Ông Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj Tsakhia bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải kéo dài hai ngày. Ba lãnh đạo cũng thảo luận về hành lang gia thông vận tải và các dự án hạ tầng cơ sở khác.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mông Cổ và bài học dùng vũ khí Nga
Xin giới thiệu bài viết của Aleksandr Khramchikhin, PGĐ-Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga về QĐ Mông Cổ và những vấn đề liên quan.
Bài được đăng trên tờ báo chuyên ngành "Bình luận quân sự" (Nga) ngày 11/6/2016.
"Nhân tố thực tế duy nhất đảm bảo nền độc lập cho Mông Cổ - đó chính là nước Nga. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ cần chúng ta (Nga) hơn chúng ta (Nga) cần họ.
Vào đầu những năm 90 (dưới thời Bộ trưởng Ngoại giao Kozyrev -Elsin) Matxcova đã nỗ lực thực thi một chính sách đối ngoại đối ngược hẳn với chính sách đối ngoại Xô Viết,- tức biến đồng minh thành đối thủ và ngược lại .
Tuy nhiên, đến giữa những năm 90, khi ảo tưởng về Phương Tây bắt đầu qua đi, Nga bắt đầu khôi phục lại, dù chỉ được một phần, các mối quan hệ cũ.
Khả năng này (khôi phục các mối quan hệ cũ -ND) vẫn duy trì được là vì những mối quan hệ đó tương đối vững chắc: phần lớn giới lãnh đạo các nước hữu hảo đã từng học ở Liên Xô và biết tiếng Nga, giữa các bên đã từng có mối quan hệ kinh tế và quan trọng hơn, quan hệ hợp tác quân sự.
Quân đội các nước đồng minh xây dựng theo hình mẫu Xô Viết, được trang bị vũ khí của chúng ta (Liên Xô- Nga) và sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu chuyển sang sử dụng các hệ thống và vũ khí - phương tiện kỹ thuật quân sự Phương Tây, kể cả khi (quân đội các nước đó) rất muốn và có điều kiện (kinh tế ) .
Đông Á và Nam Á là hướng ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Liên Xô (Nga) - xếp sau Châu Âu (mặc dù từ những năm 1960 hướng Cận Đông đã được đưa lên hàng thứ hai, còn hướng Đông Á- Nam Á xuống vị trí ưu tiên thứ ba) .
Những đồng minh truyền thống quan trọng bậc nhất của chúng ta trong khu vực này là Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong bài này chúng ta hãy nói về một đồng minh lâu đời nhất tại Châu Á.
Được thành lập từ trong sự hỗn loạn
Mông Cổ như hiện nay giành được độc lập hoàn toàn nhờ vào nước Nga. Nói cho chính xác hơn - tự tách khỏi Trung Quốc năm 1911 nhờ tận dụng sự hỗn loạn của Cuộc cách mạng Tân Hợi (tại Trung Quốc năm 1911). Nhưng (Mông Cổ) duy trì được nền độc lập của mình nhờ sự giúp đỡ - đầu tiên là của Nga, và sau đó là của Liên Xô.
Chính Liên Xô đã ép Trung Quốc phải chính thức công nhận Mông Cổ. Quan điểm của Trung Quốc hiện nay đối với thực tế này vẫn là quan điểm truyền thống "đặc sắc" của nước này. Trung Quốc chỉ công nhận những hiệp ước mà mình đã ký trước đó khi chưa có đủ khả năng và cơ hội xé bỏ các hiệp ước đó.
Trong tất cả các tài liệu về lịch sử của Trung Quốc đều ghi rõ rằng Mông Cổ giành quyền độc lập một cách bất hợp pháp, còn Liên Xô đã lợi dụng thế yếu của Trung Quốc để buộc nước này phải công nhận nền độc lập của Mông Cổ. Một lập trường chính thức bất di bất dịch như vậy chứng tỏ một điều là ngay khi Bắc Kinh có cơ hội, Mông Cổ sẽ ngay lập tức mất độc lập.
Với một diện tích lãnh thổ lớn (gần 1.560.000 km2, thứ 18 trên thế giới) với dân số rất ít (hơn 3 triệu người, đứng thứ 138 trên thế giới), nước này không có khả năng tự bảo vệ trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc. Chỉ có Nga bằng sự chính sự tồn tại của mình mới ngăn chặn được cuộc xâm lược đó.
Ở giai đoạn Hậu Xô Viết, Mông Cổ chuyển sang hình thức quản lý dân chủ và kinh tế thị trường, tích cực hợp tác với Phương Tây, phần lớn lực lượng vũ trang Mông Cổ đã tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau của Liên Hợp Quốc, binh sỹ và sỹ quan Mông Cổ đã thể hiện mình trong các chiến dịch này tương đối tốt.
Nhưng dù thế thì (Quân đội Mông Cổ) vẫn không thể đảm bảo khả năng chống lại PLA (quân số của PLA chỉ ít hơn dân số Mông Cổ một chút), còn Phương Tây thì trên thực tế không thể trở thành yếu tố đảm bảo độc lập cho nước này. Trước hết, hoàn toàn do đặc điểm địa lý: Mông Cổ không có lối ra biển và chỉ có biên giới với Nga và Trung Quốc.
Thành thử để các lực lượng quân sự nước ngoài có thể hiện diện trên lãnh thổ Mông Cổ ít nhất cũng phải có được sự đồng ý của Nga. Mặc dù Nga có những lỗ thủng trong hệ thống phòng không ở Viễn Đông, nhưng chắc chắn người Mỹ sẽ không mạo hiểm tùy tiện bay qua không phận của Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Ngoại trưởng Mỹ tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5.6 đã có chuyến công du Mông Cổ, trở thành quan chức cấp cao tiếp theo của Mỹ thăm đất nước từng một thời là đế quốc của Thành Cát Tư Hãn. Ngoại trưởng John Kerry tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn. AFP Những đấu sĩ trong trang phục truyền thống cùng các...