Putin nổi giận, nói Mỹ “gây hấn” khi nã tên lửa vào Syria
Tổng thống Nga coi việc Mỹ không kích căn cứ quân sự Syria là “hành động gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền”, gây tổn hại đến quan hệ Nga-Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Express, Tổng thống Vladimir Putin coi đợt phóng tên lửa của Mỹ vào Syria là hành động gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ Mỹ tự nghĩ ra”, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu trước báo giới.
“Quân đội Syria không có vũ khí hóa học”, ông Peskov nói thêm. “Thực tế, quá trình tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của các lực lượng vũ trang Syria đã được Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận”.
Theo ông Peskov, hành động của Mỹ “gây tổn hại đáng kể đến quan hệ Moscow-Washington, vốn đã ở tình trạng đáng tiếc”.
Video đang HOT
Ông Putin cho rằng, đợt không kích của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế, làm xấu đi quan hệ Nga-Mỹ.
Trong khi đó, Viktor Ozerov, chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh Thượng viện Nga nói, đợt phóng tên lửa của Mỹ “làm tổn hại đến cuộc chiến chống khủng bố” ở Syria. Điện Kremlin hiện đang yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họp khẩn cấp để giải quyết căng thẳng.
Vài giờ trước khi Mỹ tấn công, quan chức Nga cảnh báo ông Trump hãy tránh tấn công chính quyền Bashar al-Assad nếu không muốn đối mặt với “hậu quả tiêu cực”.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov nói: “Chúng ta hãy nghĩ về hậu quả tiêu cực, tất cả những gì xảy ra nếu như Mỹ đơn phương hành động quân sự, trách nhiệm đặt lên vai người khởi xướng hành động này”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh bắn tên lửa vào căn cứ không quân al-Shayrat ở gần Homs, Syria. Đây được coi là động thái đáp trả “vụ tấn công tàn bạo” của chính phủ Syria ở tỉnh Idlib, Syria, khiến hơn 80 người chết.
Theo Danviet
Quan hệ Nga - Mỹ còn lắm chông gai
Mối quan hệ Nga - Mỹ trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đặc biệt là khi lãnh đạo hai nước đã tỏ ý mong muốn xây dựng quan hệ gần gũi.
Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau lễ nhậm chức của ông Trump, quan hệ song phương không cải thiện như kỳ vọng. Với góc nhìn từ những xung đột sâu sắc và cạnh tranh lợi ích, căng thẳng giữa hai nước dường như vẫn khó có thể hóa giải trong một sớm một chiều.
Ảnh minh họa.
Việc ông Trump tỏ ra thân thiện với Nga và Tổng thống Vladimir Putin có thể mang lại triển vọng hợp tác trong quan hệ Nga - Mỹ. Dù vậy, với làn sóng bài Nga đang bao phủ Washington, ông Trump và các trợ lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định hình chính sách đối ngoại của Washington đối với Moscow và phá vỡ bế tắc trong quan hệ song phương.
Quan hệ Nga - Mỹ đã xấu đi trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine, với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Những bê bối của các quan chức cấp cao Mỹ có liên quan tới Nga cũng làm cho trào lưu bài Nga tại Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví dụ tiêu biểu có thể kể tới việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions bị cáo buộc có những cuộc họp bí mật với phía Nga. Các vụ việc này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền của Tổng thống Trump.
Đối mặt với sự phản đối và chỉ trích nghiêm trọng trong nước, đội ngũ của Tổng thống Trump đang cân nhắc việc thay đổi giọng điệu. Ông Trump thậm chí có lúc còn kêu gọi Moscow trả lại Crimea cho Ukraine.
Trong khi đó, phong trào bài Mỹ ở Nga cũng dâng cao. Một báo cáo của Trung tâm Khảo sát Levada cho thấy khoảng 71% người dân Nga được hỏi có thái độ tiêu cực đối với Mỹ, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 8 năm.
Ngoài vấn đề Ukraine, Nga và Mỹ đã và đang cạnh tranh với nhau trong nhiều lĩnh vực bao gồm quân sự, kinh tế, đối ngoại và các khu vực chiến lược. Đặc biệt, xung đột giữa hai bên đã leo thang đối với nhiều vấn đề như tấn công mạng, cuộc khủng hoảng Syria...
Một số nhà quan sát bi quan cho rằng, căng thẳng giữa Moscow và Washington sẽ không giảm trong tương lai gần và tiếp tục là yếu tố cản trở việc bình thường hóa quan hệ hai nước.
Điểm sáng duy nhất trong quan hệ Nga - Mỹ hiện nay có lẽ là việc hợp tác chống khủng bố, khi cả Washington và Moscow đều coi việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin đều nhấn mạnh rằng hợp tác Nga - Mỹ là cần thiết để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và giải quyết khủng hoảng Syria.
Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể về chính sách của ông Trump đối với khủng bố, Syria và Trung Đông vẫn chưa tiết lộ. Ngay cả khi chính quyền của ông vượt qua những trở ngại chính trị, những đề xuất chính sách của ông vẫn phải tập trung vào lợi ích quốc gia.
Hai nước có những mục tiêu khác nhau về Syria, do đó cả Nga và Mỹ cần có thời gian để cân bằng lợi ích chiến lược nhằm đạt được đồng thuận.
Theo Lưu Minh
Thế giới và Việt Nam
FBI thẳng thừng từ chối yêu cầu của Nhà Trắng liên quan đến Trump Nhà Trắng đã yêu cầu Cục Điều tra Liên bang (FBI) chấm dứt sự rò rỉ cho các phương tiện truyền thông về "những mối quan hệ với Nga của giới thân cận Tổng thống Mỹ Donald Trump", nhưng FBI từ chối, theo kênh truyền hình CNN dẫn nguồn tin riêng. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đặc biệt, FBI không chấp nhận yêu...