Putin nhận được cảnh báo Kiev sắp tổng tấn công Đông Ukraine
Lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn ở Đông Ukraine vừa gửi cảnh báo tới Điện Kremlin rằng quân đội Kiev đang chuẩn bị phát động một “cuộc tổng tấn công quy mô lớn” trong những khu vực các lực lượng ủng hộ Nga kiểm soát.
Đông Ukraine bất ngờ lại trở thành “điểm nóng” xung đột trong những tuần qua
Một Tư lệnh cấp cao của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng Eduard Basurin cáo buộc, động thái quân sự của chính quyền Ukraine là hành vi xem thường các thỏa thuận hòa bình đã được ký kết tại Minsk giữa hai bên (lực lượng ly khai miền Đông Ukraine và quân đội chính phủ Kiev).
Theo ông Basurin, lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine đã được điều động đến khu vực Volnovakha đồng thời các đơn vị pháo binh chống tăng cũng đang được chuyển hướng tới Donetsk và Mariupol.
“Chúng tôi đang theo dõi việc huy động và tập kết lực lượng cũng như phần cứng quân sự của đối phương trên tiền tuyến để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn”, ông Basurin cho biết.
Hai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka U đã được đưa từ thị trấn Kramatorsk đến nhà máy hóa chất Avdeevsky, và sáu hệ thống khác đang được triển khai tới khu vực xung đột, theo Basurin.
Video đang HOT
Một ngôi nhà ở Đ bị pháo kích nát bươm
Thủ lĩnh quân nổi dậy cũng cáo buộc hôm Chủ nhật, lực lượng Ukraine đã “sử dụng vũ khí hạng nặng tấn công các khu dân cư của Donetsk. Họ đã bắn hơn 50 đạn pháo từ các loại vũ khí bị cấm trong thỏa thuận Minsk”.
Ông Basurin tuyên bố, lực lượng ly khai ủng hộ Nga đã tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn dọc theo mặt trận dài 400 km ở miền đông Ukraine.
Lời cảnh báo của chỉ huy lực lượng ly khai ở Đông Ukraine được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump đã thảo luận với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về “tiềm năng cho một giải pháp hòa bình nhằm kết thúc cuộc xung đột”.
Trong tuần qua, miền Đông Ukrane căng thẳng trở lại sau khi các bên tố cáo lẫn nhau vi phạm ngừng bắn. Ở khu vực Lugansk và Donets, quân chính phủ Kiev và phe nổi dậy Donetsk liên tục giao tranh gần thị trấn Avdeevka khiến hàng trăm người thương vong.
Lực lượng ly khai ủng hộ Nga cho biết 40 người đã thiệt mạng và 100 người bị thương trong các vụ đụng độ gần đây. Giao tranh ở Đông Ukraine bùng phát cũng trùng hợp với cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về vấn đề hàn gắn quan hệ Nga – Mỹ.
Ông nói sau khi một sự bùng nổ bạo lực trong những ngày gần đây.
Theo Danviet
Trump dù muốn cũng khó lòng xích lại gần Putin?
Dưới chính quyền Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ-Nga "căng như dây đàn" vì nhiều vấn đề bao gồm xung đột tại Syria và Ukraine. Tuy nhiên, quan hệ giữa 2 nước được kỳ vọng sẽ "cơm lành canh ngọt" dưới thời Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin ngày 14.11 đã điện đàm với Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump, và đạt đường đồng thuận đưa quan hệ 2 nước đi theo hướng "hợp tác xây dựng", phát triển các mối quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai quốc gia.
Hai nhà lãnh đạo cũng bàn các phương án giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria cũng như "những nỗ lực đoàn kết chiến đấu với kẻ thù chung số một là khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan".
Trước đó, thời Tổng thống mới đắc cử Donald Trump còn tranh cử, giọng điệu tích cực khi nói về Nga và Tổng thống Putin của ông đã nhiều lần khiến Điện Kremlin mát lòng. Trump từng nhấn mạnh, ông muốn hợp tác với Moscow và chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad để đánh bại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Ông cũng hứa sẽ xem xét việc công nhận chủ quyền của Nga tại bán dảo Crimea, bất chấp việc này đi ngược lại chính sách không công nhận hiện nay của Mỹ. Ngoài ra Trump cũng cân nhắc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga sau vụ sáp nhập Crimea. Thậm chí, ông còn tuyên bố gợi ý rằng, ông có thể gặp và hội đàm với Tổng thống Putin trước lễ nhậm chức.
Đáp lại, khi Trump vừa đắc cử Tổng thống Mỹ, ông chủ Điện Kremlin cũng là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên gửi lời chúc mừng đến vị tỷ phú New York. Trước đó, ông Putin từng nhấn mạnh, ông hoan nghênh "sự sẵn sàng của Trump trong việc cải thiện quan hệ với Nga". Giới phân tích bình luận, Trump đã đưa tay ra, Putin không có lý gì không bắt.
Tuy nhiên, liệu quan hệ Nga - Mỹ dưới thời Tổng thống mới đắc cử Donald Trump thực sự có thể "cơm lành canh ngọt" hay không? Một số chuyên gia quan ngại, câu trả lời có thể là không.
Bởi trên thực tế, trong suốt chiến dịch tranh cử, chính sách đối ngoại của Trump bị cho là thiếu tầm nhìn và tương đối mờ mịt. Khi Trump chính thức trở thành Tổng thống, ông sẽ phải bổ nhiệm một đội ngũ chuyên cố vấn và thay ông giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia.
Đội ngũ này được dự đoán báo gồm, cựu Giám đốc CIA James Woolsey, cựu Đại sứ John Bolton, các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker và Jeff Sessions, và cựu cố vấn An ninh Quốc gia Stephen Hadley - người được dự đoán sẽ trở thành ông chủ Lầu Năm góc trong nhiệm kỳ tổng thống Trump.
Theo đó, quan hệ Nga - Mỹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ quan chức an ninh quốc gia của Trump. Ngoài ra, mặc dù đảng Cộng hòa hiện kiểm soát cả 2 viện của Quốc hội Mỹ (Thượng Viện và Hạ viện), song giới phân tích nhận định, liên quan đến chính sách đối ngoại, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ khó mà "muốn làm gì thì làm".
Đảng Cộng hòa được cho là sẽ kiềm chế Tổng thống Trump bởi hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn giữ thành kiến khắc nghiệt với Nga. Họ từng lên án mạnh mẽ việc chính quyền Obama không áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga liên quan đến xung đột ở Syria và Ukraine.
Theo đó, dù muốn, Trump cũng khó bãi bỏ Đạo luật Magnitsky - điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Nga dưới áp lực của đảng Cộng hòa và sự phản đối của Quốc hội Mỹ.
Ngay cả Phó tưởng của Trump, Mike Pence cũng từng mạnh mẽ cam kết sẽ thúc đẩy việc "chống lại sự can thiệp của Nga ở Ukraine và Syria".
Hơn nữa, Trump còn từng mạnh mẽ cam kết "Ưu tiên nước Mỹ trước tiên" và "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". Để hiện thức hóa cam kết này, Trump có thể theo đuổi chiến lược xây dựng quân đội theo phong cách Reagan (Ronald Wilson Reagan- tổng thống thứ 40 của Mỹ) bao gồm hiện đại hóa chương trình tên lửa đạn đạo chiến lược và vũ khí hạt nhân - động thái chắc chắn sẽ chọc giận Điện Kremlin, khiến Moscow như "ngồi trên đống lửa". Như vậy, Tổng thống mới đắc cử Trump dù muốn cũng khó có thể xích lại quá gần nhà lãnh đạo Nga.
Theo Danviet
Donbass sẽ trở thành điểm nóng chiến sự đa quốc gia? Lính đánh thuê của NATO ở khu vực Donbass nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nga khi hai nước Cộng hoà công bố chính thức sự có mặt của họ. Tình báo của nước Cộng hoà Nhân dân Donetsk đã phát hiện khoảng 80 người là lính đánh thuê của Italy và Pháp ở sân bay Kramatorsk thuộc sự kiểm soát...