Putin: Nga và Trung Quốc chịu hậu quả nặng nề nhất trong Thế chiến II
Nguyên thủ hai nước Nga và Trung Quốc đã gặp gỡ tại Nga nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng tại Nga. Hai lãnh đạo thống nhất cần phải hợp tác chống chủ nghĩa phát-xít và quân phiệt để lịch sử thảm khốc không lặp lại.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp gỡ tại Điện Kremlin hôm 8/5. (Ảnh: AP)
Phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình hôm 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga và Trung Quốc đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất trong Chiến tranh Thế giới II. Do đó có lý do mạnh mẽ nhất để phản đối những âm mưu phục hồi chủ nghĩa phátxít và quân phiệt.
Ngày 8/5, ông Tập đến Mátxcơva để tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. Ông cũng đã gặp gỡ người đồng cấp Nga và ký kết một loạt hiệp định kinh tế.
“Ngày mai (9/5) cùng với các nhà lãnh đạo thế giới, chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Xô-viết trong Chiến tranh Thế giới II. Và tháng 9 tới tại Bắc Kinh, chúng ta sẽ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II. Chúng ta tưởng nhớ những người đã sát cánh bên ta chống lại quân phiệt Nhật”, ông Putin cho biết.
Ông Putin cũng nói thêm rằng Trung Quốc và Nga đã mất nhiều sinh mạng nhất trong cuộc chiến và “giờ chúng ta sát cánh chống lại tất cả những tham vọng phục hồi chủ nghĩa phát-xít và quân phiệt”.
Đích thân mời Tổng thống Nga tham dự lễ kỷ niệm ngày 3/9 tới tại Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cho biết sự kiện có ý nghĩa “tôn vinh và tưởng nhớ những anh hùng đã mất” và “không cho phép lịch sử bi thảm của cuộc chiến lặp lại một lần nữa, mà cần cùng nhau xây dựng hòa bình thế giới”.
Video đang HOT
Nga và Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường hợp tác. Nga coi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu năng lượng quan trọng trong thập niên sắp tới. Hai nước cũng muốn phát triển hợp tác trong sản xuất vũ khí quốc phòng, huấn luyện quân sự, đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan và tội phạm quốc tế, cũng như hợp tác về văn hóa và khoa học.
Nghi Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
4 nguyên nhân Trung Quốc - Nga tập trận chung ở Địa Trung Hải
Cuộc tập trận dự kiến bắt đầu vào tuần tới, đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc và Nga tiến hành tập trận chung trên biển Địa Trung Hải. Trước đó, hai nước đã từng tổ chức tập trận hải quân ở vùng biển Thái Bình Dương từ năm 2012.
Tàu chiến Nga - Trung tập trận ở Thái Bình Dương tháng 5/2014
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói: "Mục đích của các cuộc tập trận này nhằm củng cố quan hệ hợp tác thân thiện và thiết thực giữa hai nước và nâng cao năng lực của lượng hải quân trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải". Ông cũng nhấn mạnh những cuộc tập trận này không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào và không liên quan đến tình hình an ninh khu vực.
Theo trang mạng Sina Millitary, dù tuyên bố công khai như vậy nhưng chắc chắn những cuộc tập trận quân sự chung cho thấy một tín hiệu nào đó. Chẳng hạn, những cuộc tập trận Mỹ-Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông và những cuộc tập trận của Mỹ-Philippines trên Biển Đông là "chắc chắn nhằm vào Trung Quốc" do những tranh chấp lãnh thổ ở các khu vực này.
Trong trường hợp này, mục tiêu của những cuộc tập trận hàng hải rõ ràng là Mỹ, bởi Trung Quốc cảm thấy Mỹ đã can thiệp vào những hoạt động mở rộng của mình ở biển Hoa Đông và Biển Đông bằng cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Philippines.
Theo báo cáo, tổng cộng sẽ có 9 tàu của hai nước tham gia các cuộc tập trận tại Địa Trung Hải, bao gồm các tàu Trung Quốc đang tuần tra chống hải tặc tại vùng biển ngoài khơi Somalia. Ông Cảnh chia sẻ rằng cuộc tập trận sẽ tập trung vào an toàn hàng hải, bổ sung hậu cần trên biển, hộ tống tàu và diễn tập bắn đạn thật.
Trang mạng Sina Millitary mới đây đã phân tích 4 nguyên nhân chính khiến Trung Quốc và Nga quyết định tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung ở Địa Trung Hải.
Đầu tiên là Nga mong muốn tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc hiện là đối tác chiến lược toàn diện của nhau và đều có lợi ích cũng như mục tiêu khác nhau trong quan hệ liên minh truyền thống. Không giống như liên minh giữa Mỹ và các nước khác, Trung Quốc và Nga coi nhau bình đẳng trong mối quan hệ đối tác này.
Thứ hai, Nga cũng mong muốn tăng cường sự hiện diện ở Địa Trung Hải và thể hiện mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc.
Điện Kremlin cũng muốn mở rộng ảnh hưởng trong khu vực bằng việc thể hiện sự ủng hộ về mặt chiến lược của Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến Trung Đông. Nga muốn truyền đạt tới Liên minh châu Âu và các nước Trung Đông rằng Mátxcơva sẽ không bỏ rơi họ bất chấp các rắc rối từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thứ ba, Trung Quốc muốn chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình tại Trung Đông và Bắc Phi cũng như khả năng bảo đảm an toàn các tuyến hàng hải.
Bắc Kinh nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ từ Trung Đông và Bắc Phi và đang tăng cường xuất khẩu sang châu Âu. Khu vực Địa Trung Hải lại là cửa ngõ nối liền cả 3 khu vực này, vùng biển này sẽ là cơ hội hoàn hảo đối với Trung Quốc để tăng cường sự hiện ở những vùng trọng điểm.
Trước đó Trung Quốc chưa từng phô trương sức mạnh quân sự ở Địa Trung Hải. Cuộc tập trận này mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) kinh nghiệm chiến đấu ở những vùng biển quen thuộc, đồng thời cho thấy Trung Quốc có khả năng tạo ra một tuyến đường biển an toàn đến châu Âu.
Cuối cùng, cả Trung Quốc và Nga đều muốn phô diễn sức mạnh quân sự với châu Âu.
Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác với châu Âu, trong khi xem ra không quốc gia châu Âu nào muốn trở thành "kẻ thù" của Trung Quốc. Quyết định của Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân chung với nước Nga hiện nay (được cho là) đã gửi một thông điệp tới châu Âu, rằng Bắc Kinh đang ủng hộ Mátxcơva.
Thay vì làm mếch lòng họ, Trung Quốc đang cố gắng lôi kéo các nước châu Âu để tham gia sáng kiến đầy tham vọng "Một vành đai, Một con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm thành lập một tổ chức phát triển kinh tế đa quốc gia tại lục địa Âu - Á thông qua kế hoạch vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên đất liền và Con đường tơ lụa trên biển.
Nguyễn Hiếu
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Liên minh chiến lược Trung-Nga làm khó Obama Trung Quốc và Nga những ngày gần đây tuyên bố hàng loạt động thái nhằm củng cố quan hệ quân sự, tài chính và chính trị, gia tăng đồn đoán về một liên minh sâu sắc hơn giữa hai nước là đối thủ của Mỹ. Giờ đây, Bắc Kinh và Moscow ngày càng tìm thấy nhiều điểm chung trong nỗ lực thách thức...