Putin: Nga chưa cần thiết tấn công Ukraine
Tổng thống Nga cho rằng chưa đến lúc phải tấn công quân sự ở Ukraine, song vẫn bảo lưu quyền được can thiệp của Nga.
Ngày 4/3, trong lần đầu tiên liên tiếng trước công chúng kể từ sau khi các lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát trên bán đảo Crimea, Tổng thống Putin mặc dù vẫn bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để bảo vệ người dân Nga nhưng lại khẳng định hiện vẫn “chưa thực sự cần thiết” tấn công vào các lực lượngUkraine.
Chuyên gia phân tích Paul Denoon nhận định: “Rõ ràng Putin đang tìm cách hạ nhiệt. Nhưng tôi không nghĩ ông ấy có ý định thay đổi quan điểm. Nguy cơ leo thang căng thẳng chưa thể chấm dứt.”
Có vẻ như Putin đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine
Nga đang đối đầu với phương Tây để khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại Ukraine. Nga cho rằng, từ thời Liên Xô cũ, nước này đã có quyền được triển khai quân tại các căn cứ và sân bay của Crimea.
Putin khẳng định, quân đội của ông đóng quân tại Crimea – nơi Nga đang triển khai Hạm đội Biển Đen, những ngày qua chỉ bảo vệ các căn cứ của mình. Theo đại sứ Nga tại LHQ, Vitaly Churkin, hiện Nga có khoảng 16 ngàn quân ở khu vực Crimea, tuy nhiên theo một thỏa thuận đã ký giữa Moscow và Kiev, Nga có thể triển khai ở đây tới 25 ngàn quân.
Video đang HOT
Ngày hôm qua, phát biểu trước báo giới tại tư dinh gần Mossow, Tổng thống Putin cho biết: “Hành động quân sự là điều cực chẳng đã. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được yêu cầu trực tiếp từ Tổng thống hợp hiến Yanukovych về việc hỗ trợ quân sự để bảo vệ công dân Ukraine”.
Tổng thống Putin cáo buộc những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan đã âm mưu lật đổ Yanukovych, đồng thời tuyên bố những người dân nói tiếng Nga ở Đông và Nam Ukraine cần được bảo vệ. Ngược lại, Tổng thống tạm quyền của Ukraine, Oleksandr Turchynov, lại lên tiếng phản bác rằng những người gốc Nga không hề bị đe dọa. Ông này còn cảnh báo, bất cứ một cuộc xâm lược vũ trang nào cũng đều là hành động gây chiến.
Putin cho rằng chưa cần thiết phải nổ súng vào các lực lượng Ukraine
Ông Putin cũng bình luận thêm rằng cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay trước mắt vẫn chưa có dấu hiệu leo thang.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đích thân bay tới Kiev để khẳng định sự hậu thuẫn của Mỹ đối với chính phủ lâm thời Ukraine, đồng thời cũng là để cung cấp các khoản hỗ trợ cho chính phủ mới.
Một số quan chức đi cùng Ngoại trưởng Mỹ cho biết, trong những ngày tới, hình phạt có thể sẽ được áp dụng đối các cá nhân và tổ chức của Nga, chẳng hạn như hạn chế đi lại hoặc phong tỏa tài sản, nếu nước này không hạ nhiệt hành động tại Ukraine và rút hết quân vào doanh trại.
Theo Khampha
Mỹ sẽ "sụp đổ" nếu trừng phạt Nga?
Một quan chức Nga cho biết, biện pháp trừng phạt tiềm năng của Washington đối với Moscow sẽ dẫn đến "sự sụp đổ" của hệ thống tài chính Mỹ và kết thúc sự thống trị tài chính toàn cầu của quốc gia này.
Trợ lý kinh tế của Kremlin, ông Sergei Glazyev, vừa cho biết, Nga sẽ giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ nếu Washington quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow về vấn đề của Ukraine.
Ông chia sẻ: "Chúng tôi sẽ tìm cách để không chỉ giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ mà còn để thoát khỏi các biện pháp trừng phạt vì lợi ích của chính mình". Ông Glazyev cho biết thêm rằng Nga có thể ngừng sử dụng USD trong các giao dịch quốc tế.
"Bất kì nỗ lực nào nhằm đưa ra biện pháp trừng phạt sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ, thêm vào đó sẽ khiến cho sự thống trị của Hoa Kỳ trong hệ thống tài chính toàn cầu kết thúc", ông Sergei Glazyev nói.
Các ý kiến được nêu ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đe dọa đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Obama cho biết nếu Nga tiếp tục triển khai quân sự tại Crimea, Ukraine, Hoa Kỳ sẽ có "một loạt các biện pháp về kinh tế và ngoại giao nhằm cô lập Nga, sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga và tình trạng của nước này trên thế giới".
Trước đó, trong một cuộc họp báo với các hãng thông tấn Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai quân đội Nga ở Crimea và cho biết Nga có thể bị lật đổ bởi các nước phát triển G8 nếu nước này vẫn tiếp tục hành động của mình.
Ông Kerry cũng cảnh báo rằng Washington có thể nhắm tới mục tiêu là các tổ chức tài chính nhà nước Nga và làm đóng băng tài sản của các quan chức hàng đầu của Nga nếu họ tham gia vào cuộc khủng hoảng Crimea.
Việc triển khai quân sự của Moscow tại Crimea diễn ra sau khi Quốc hội Nga đồng tình để Tổng thống Putin sử dụng lực lượng quân đội nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước này trên khu vực Biển Đen.
Theo Khampha
Nga thử tên lửa giữa lúc Ukraine căng thẳng Quân đội Nga đã phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khi tình hình căng thẳng vẫn bao trùm vùng Crimea của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol RS-12M đã được phóng thử thành công vào tối 4/3 (theo giờ địa phương) từ bãi thử Kapustin Yar gần biển Caspian...