Putin nặng gánh tới Trung Quốc
Khi Tổng thống Nga V.Putin tới thăm cấp nhà nước TQ từ 20-21/5, ông phải đối mặt với một mối quan hệ không cân bằng và đang phát triển theo hướng có lợi cho TQ.
Đó là sự thay đổi trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu và mâu thuẫn gia tăng giữa Moscow với phương Tây.
Đòn bẩy của Bắc Kinh đã được thử nghiệm trong những cuộc đàm phán về hệ thống dẫn khí Siberia tới Trung Quốc cả một thập niên qua nhưng cả hai đều nói rằng, họ muốn hoàn tất để ký kết thỏa thuận trong thời điểm ông Putin sang thăm. Một quan chức ngoại giao TQ tiết lộ, giá vẫn là lực cản. Trong khi đó, Gazprom, tập đoàn khí tự nhiên khổng lồ của Nga mô tả, các cuộc thương thảo đang ở giai đoạn cuối cùng sau một cuộc gặp giữa giám đốc điều hành hãng và quan chức năng lượng cấp cao TQ.
Ông Putin phần nào đã thể hiện thiện ý với Bắc Kinh. Khi ông và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình gặp nhau ở Thượng Hải, hơn một chục tàu hải quân hai nước sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở Hoa Đông. Các học giả cho rằng, đó là dấu hiệu ủng hộ của Nga với Bắc Kinh trong cái mà TQ nói là chống lại sự quyết đoán quân sự ngày một lớn tại Nhật Bản.
Thế nhưng thiện ý ấy không được hồi đáp trong bế tắc hiện nay của Nga với phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraina. TQ vẫn đứng bên lề khi khu vực Crưm sáp nhập vào Nga bởi e ngại sự bất ổn và xa lánh với các đối tác thương mại phương Tây.
Chuyến thăm hai ngày của ông Putin sẽ đánh dấu những gì mà TQ và Nga gọi là quan hệ đối tác chiến lược. Ông Putin sẽ tham dự một hội nghị lãnh đạo khu vực trong lúc ở Trung Quốc. Một dự án than ở Siberia do ngân hàng Xuất nhập khẩu TQ tài trợ nằm trong số các thỏa thuận được công bố. Moscow và Bắc Kinh cũng tìm ra lợi ích khi làm việc với nhau để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và tạo lập không gian lớn hơn, giúp họ theo đuổi những lợi ích kinh tế và chiến lược. Ông Putin được báo chí chính thống TQ mô tả là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, không khuất phục phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: wordpress
Mối quan hệ nhiều hoài nghi
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, mối quan hệ Nga – Trung với lịch sử hoài nghi, đã trở nên tồi tệ hơn bởi hấp lực kinh tế to lớn của TQ và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Nga sang phương Đông nhằm đa dạng hóa thị trường ngoài châu Âu.
TQ muốn tìm kiếm nhiều thỏa thuận để mua và được cấp phép chế tạo các vũ khí hiện đại của Nga. Nhưng sau khi bán cho TQ hàng tỉ đô la khí tài hiện đại suốt một thập kỷ, Nga gần đây lại lo lắng TQ đang sao chép các thiết kế của mình. Dòng người TQ vượt qua biên giới vào vùng Viễn Đông xa xôi cũng là một vấn đề tồn tại bấy lâu trong hoạt động chính trị Nga.
Khi các nhà bình luận TQ chỉ ra rằng, ảnh hưởng của Nga trong vụ sáp nhập Crưm là ví dụ cho thấy hành xử của một cường quốc thì Bắc Kinh không hề sẵn lòng trút giận vào Ukraina – một nhà cung cấp ngũ cốc quan trọng hoặc Mỹ và EU – những thị trường xuất khẩu hàng đầu của TQ.
Thay đổi nguồn cung cấp khí toàn cầu đặt TQ vào vị thế trên cơ trong thương thảo. “TQ chắc chắn có lợi thế hơn trong vấn đề này so với 10 năm qua, Ngô Tân Bạc, hiệu trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế ĐH Phúc Đán, Thượng Hải nói.
Phiên bản mới nhất của thỏa thuận khí đốt dự kiến bao gồm việc xây dựng hệ thống ống dẫn để chuyển giao 38 tỉ mét khối khí/năm từ đông Siberia sang TQ. Con số này chiếm hơn 1/5 tổng lượng tiêu thụ khí tự nhiên của TQ năm ngoái và Bắc Kinh cũng cam kết tăng cường sử dụng khí tự nhiên để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn than gây ô nhiễm.
Trò chơi của Bắc Kinh
Chính phủ hai bên đã thương thảo về dự án suốt cả một thập kỷ – một thỏa thuận sơ bộ được ký kết năm 2004 nhưng trong thời gian gần đây, Moscow đã đẩy giá cao hơn. Bắc Kinh đã tiến hành một trò chơi chờ đợi, và trong suốt quá trình đàm phán, nguồn cung cấp khí toàn cầu tăng mạnh. Những nước từng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, trong đó có Mỹ, giờ đây lại gia tăng xuất khẩu, và Trung Quốc đã tìm thấy các nhà cung cấp khác.
“Đàm phán càng kéo dài, càng có lợi cho TQ trong giá cả, Gordon Kwan, nhà nghiên cứu dầu khí khu vực tại cho biết.
Cộng hòa Turkmenistan – nhà cung cấp khí nước ngoài lớn nhất của TQ cũng có kế hoạch thúc đẩy nguồn cung. Năm ngoái, TQ bắt đầu nhập khẩu khí tự nhiên qua đường ống từ Myanmar.
Ở những nơi khác trong thập kỷ qua, TQ đã thỏa thuận với Qatar và Australia, cùng một số nước về đảm bảo nguồn cung dài hạn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Những công ty năng lượng quốc gia TQ như CPC, CNOOC thậm chí còn mua cổ phần sở hữu trong các dự án LNG tại Canada.
Nga đã ký hàng loạt thỏa thuận năng lượng với TQ trong hai năm qua khi tìm kiếm xoay trục trong chính sách năng lượng hướng về phía đông bao gồm thỏa thuận bán dầu 30 năm trị giá 270 tỉ USD của hãng OAO Rosneft (Nga) cho TQ. Cạnh tranh gia tăng và áp lực điều tiết đã ảnh hưởng tới nhu cầu khí tự nhiên của Nga tại thị trường châu Âu – thị trường sinh lời nhất với Gazprom.
“Thỏa thuận khí đốt đang có khả năng hơn bao giờ hết, nhưng chỉ xảy ra nếu Nga nhượng bộ, Michal Meidan, nhà phân tích độc lập về địa chính trị năng lượng nói. “Có chuyến thăm thành công là điều quan trọng với Putin nhưng không phải là quan trọng với ông Tập.
Theo Thái An
Theo Vietnamnet/Nhật báo phố Wall
Vấn đề khí đốt: Nga yêu cầu thanh toán trước, nhưng vẫn mở đường cho đối thoại
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga vẫn để mở cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề khí đốt với Ukraine, tuy nhiên việc yêu cầu Ukraine thanh toán trước các đơn hàng khí đốt vẫn là điều Moscow bắt buộc phải làm.
"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi buộc lòng phải đưa ra quyết định này. Tình hình thanh toán tiền khí đốt cho Nga trở nên tồn tệ nhất trong thời gian này", ông Putin khẳng định trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo EU.
Ông cũng nhấn mạnh khoản nợ tích lũy của Ukraine đã tăng từ 2,237 tỉ USD lên 3,508 tỉ USD.
"Thật đáng tiếc khi chúng tôi phải cho các bạn biết chúng tôi không hề nhận được bất kỳ đề nghị cụ thể nào từ phía đối tác, công ty mua khí đốt của Ukraine nhằm ổn định lại tình hình để có thể thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng và đảm bảo vận chuyển đáng tin cậy". Ông Putin cũng nhấn mạnh thêm rằng mặc dù có những bế tắc hiện nay nhưng Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.
Ông nhấn mạnh "Liên bang Nga vẫn tiếp tục thảo luận và hợp tác với các nước Châu Âu nhằm bình thường hóa tình hình". Chúng tôi cũng hi vọng Ủy ban châu Âu tích cực tham gia hơn nữa vào các cuộc đối thoại nhằm tìm ra giải pháp cụ thể và hợp lý giúp ổn định nền kinh tế Ukraine".
EU hiện mua khoảng 1/3 lượng khí đốt từ Nga, trong đó một nửa lượng khí này chạy qua các đường ống nằm trên lãnh thổ Ukraine
Ngày 13-5, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã chính thức thông báo Công ty dầu khí quốc gia Naftogaz của Ukraine phải thanh toán trước khi mua khí đốt.
Gazprom cũng cảnh báo nếu chính quyền Kiev không thanh toán đơn hàng tháng 6 vào ngày 2-6, thì công ty khí đốt của Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt bắt đầu từ ngày 3-6.
Theo Gazprom , Naftogaz đã không trả tiền ngay cả là một phần khoản nợ khí đốt cho Nga. Phản ứng lại, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố Kiev sẵn sàng trả hết tiền nợ khí đốt cho Nga nếu Moscow đồng ý bán khí đốt cho Ukraine với giá cũ là 268 USD trên 1.000m3 khí.
Kể từ ngày 1-4, giá khí đốt Nga bán cho Ukraine đã tăng từ 268,5 USD lên đến 485 USD cho 1.000m3 sau khi Nga rút lại hai cam kết giảm giá.
Theo ANTD
Tổng thống Putin đòi Ukraine trả trước tiền mua khí đốt Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15/5 đã ra thông báo yêu cầu Ukraine phải trả tiền trước tiền mua khí đốt từ tháng 6 tới, sau khi nước này chậm trễ trong việc thanh toán các khoản nợ mua khí đốt. Tổng thống Nga Vladimir Putin Trước đó hồi tháng 4, Tổng thống Putin đã lần đầu tiên cảnh báo về yêu...