Putin lặn biển khám phá xác tàu đắm
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ngồi trong một chiếc tàu lặn và khám phá một xác tàu đắm dưới đáy biển Baltic.
Tổng thống Putin ngồi trong tàu lặn, trước khi lặn xuống đáy biển Baltic. Ảnh: AFP
Đoạn video được phát trên kênh truyền hình quốc gia Nga cho thấy, ông Putin đang bước lên khoang của một tàu nghiên cứu dưới nước để thực hiện chuyến khám phá dài gần nửa tiếng, về xác của một tàu khu trục bị đắm ở vịnh Phần Lan năm 1869.
Theo tổng thống, xác tàu được bảo quản rất tốt. “Thực vậy, nó đang ở trong tình trạng rất hoàn hảo. Tên của tàu có thể được nhìn thấy rõ ràng”, Telegraph dẫn lời ông nói. “Không đáng sợ chút nào, rất thú vị”.
Con tàu Oleg được các thợ lặn của Nga phát hiện vào năm 2003 và hiện được các nhà khoa học nghiên cứu. Nó nằm ở độ sâu gần 70 mét, giữa quần đảo Gogland và Sommers.
Ông Putin, 60 tuổi, rất tự hào về sức khỏe của bản thân và đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong mắt công chúng khi thực hiện nhiều pha mạo hiểm trong những năm qua.
Video đang HOT
Ông từng lặn xuống đáy hồ Baikal ở Siberia trên một tàu ngầm mini năm 2009. Năm 2011, ông tuyên bố đã khám phá ra hai bình gốm cổ khi lặn xuống Biển Đen.
Nhà lãnh đạo Nga cũng từng bay dẫn đường cho những con sếu, chế ngự hổ bằng súng bắn thuốc gây mê và gắn thiết bị theo dõi điện tử cho một con gấu Bắc cực.
Năm ngoái, ông thừa nhận có nhiều hoạt động trong số trên được dàn dựng, nhưng cho rằng, những hình ảnh đó ít nhất cũng phần nào nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề mà ông đang cố gắng cải thiện.
Theo VNE
Tàu lặn Trung Quốc sắp ra Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc nói nước này sắp cho tàu lặn Giao Long lặn thử nghiệm ở Biển Đông và vùng phía bắc Thái Bình Dương.
Theo Tân Hoa xã, hôm nay (8/6), tàu lặn Giao Long được ghép nối thành công với tàu mẹ Hướng Dương Hồng 09. Sau đó, hai chiếc tàu này sẽ tiến ra Biển Đông và vùng biển phía bắc Thái Bình Dương, dự kiến 10/6 sẽ thực hiện chuyến lặn thử nghiệm đầu tiên trong năm 2013.
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc - Ảnh: Xinhuanet
Tàu lặn Giao Long có khả năng lặn sâu tối đa 7.000m, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, năm ngoái, tàu lặn này lập kỷ lục lặn sâu 7.062m.
Khi đó, báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin sự kiện này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể nghiên cứu và thăm dò, khai thác tài nguyên tại 99,8% các đại dương trên thế giới.
Đưa tàu lặn Giao Long lên tàu mẹ - Ảnh: Xinhuanet
Theo kế hoạch, ngày 10/6, tàu lặn Giao Long sẽ xuống tới khu vực Biển Đông và một số khu vực thuộc biển Tây Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động thăm dò, thám hiểm địa chất đáy biển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 kéo dài 43 ngày. Tàu Giao Long sẽ tiến hành khảo sát từ Thanh Đảo đến khu vực được nói là "khu vực đã chỉ định trên Biển Đông".
Dự kiến khu vực hoạt động cách phía Tây Manila, Philippines 200km và nằm về phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hệ thống cáp đưa tàu lặn Giao Long lên tàu mẹ - Ảnh: Xinhuanet
Giai đoạn 2 kéo dài 42 ngày, bắt đầu từ trung tuần tháng 7. Khu vực hoạt động chủ yếu tại phía Tây Thái Bình Dương với nhiệm vụ điều tra địa chất đáy biển, khí tượng mặt biển, điều tra đa dạng hóa sinh vật biển.
Giai đoạn 3 dài 28 ngày tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với nhiệm vụ chủ yếu thăm dò nguồn tài nguyên biển.
Chuyến lặn thử nghiệm được nói là phục vụ mục đích thu thập, tìm hiểu tài nguyên sinh vật biển. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng tàu lặn Giao Long cũng có thể làm nhiệm vụ do thám với khả năng chụp ảnh đáy biển.
Theo vietbao
Trung Quốc khuấy động các vùng biển gần Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển, đưa tàu lặn Giao Long ra thăm dò Biển Đông... Trung Quốc chuẩn bị khuấy động các vùng biển gần. Máy bay tuần tra Y-12 của Trung Quốc bay trên không phận quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, Điếu Ngư/Senkaku. Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển...