Putin ký luật ngừng tiêu hủy nguyên liệu hạt nhân với Mỹ
Tổng thống Nga Putin đã ký luật dừng thỏa thuận hồi năm 2000 với Mỹ về xử lý plutonium cấp độ vũ khí từ các đầu đạn hạt nhân ngừng hoạt động.
Tổng thống Nga Putin đã ký luật dừng thỏa thuận tiêu hủy nguyên liệu hạt nhân với Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Trang web thông tin luật pháp chính thức của Nga đã đăng tải luật do ông Putin ký, có hiệu lực từ 31/10, theo RT. Luật cũng nêu rõ việc khôi phục thỏa thuận chỉ được thực hiện bởi tổng thống Nga.
Để thỏa thuận được nối lại, Washington phải giảm hiện diện quân sự tại lãnh thổ các nước thành viên NATO tham gia khối này sau năm 2000.
Nga cũng yêu cầu Mỹ dừng đạo luật Magnitsky, cấm nhập cảnh với một loạt công dân Nga. Moscow yêu cầu được bồi thường những thiệt hại mà Nga phải chịu do các đạo luật trừng phạt của Mỹ.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết đây là “biện pháp bắt buộc”, lần đầu tiên được văn phòng tổng thống Nga đưa ra và được quốc hội chấp thuận.
Thỏa thuận giữa Nga và Mỹ được ký năm 2000 nhằm tận dụng plutonium cấp độ vũ khí một cách an toàn bằng cách biến thành nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Quy trình được bắt đầu năm 2018 với kế hoạch xử lý 34 tấn plutonium, đủ để sản xuất hàng ngàn vũ khí hạt nhân.
Nga tuyên bố trong khi nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho tiến trình này, Mỹ lại cho rằng nó quá tốn kém và thay thế bằng cách trộn plutonium với chất phụ gia đặc biệt. Moscow phản đối vì cho rằng đây là điều vi phạm thỏa thuận.
Văn Việt
Theo VNE
Tàu Anh đến Nhật, chở hơn 300 kg nguyên liệu hạt nhân sang Mỹ
Hai tàu trang bị vũ khí của Anh hôm nay tới phía đông Nhật Bản để vận chuyển một lượng plutonium đủ sản xuất hàng chục quả bom nguyên tử sang Mỹ.
Tàu Pacific Egret neo đậu tại cảng ở làng Tokai sáng nay. Ảnh: Kyodo
Theo hãng Kyodo, các tàu đến làng duyên hải Tokai, phía đông bắc Tokyo, nơi có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật, cơ sở nghiên cứu hạt nhân chính của nước này.
Để đưa các thùng chứa đầy plutonium lên tàu, giới chức phải mất nhiều giờ. Các con tàu đều được trang bị pháo và các thiết bị bảo vệ khác. Tàu Pacific Egret và Pacific Heron sẽ vận chuyển 331 kg plutonium tới Savannah River Site, cơ sở của chính phủ Mỹ ở bang South Carolina. Hoạt động này diễn ra theo cam kết của Nhật năm 2014.
Các quan chức Nhật từ chối xác nhận thông tin chi tiết, viện dẫn lý do an ninh.
Theo AP, kho hạt nhân và tham vọng tái xử lý nhiên liệu để phát điện của Nhật đã trở thành mối quan ngại an ninh quốc tế. Nhật đã làm giàu được một lượng lớn plutonium, đủ để chế tạo gần 6.000 quả bom nguyên tử. Trong số lượng plutonium này, 11 tấn ở Nhật và 36 tấn đang được tái xử lý ở Anh và Pháp, chờ được đưa về Nhật.
Đợt vận chuyển mới nhấtdiễn ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân diễn ra trong tháng này ở Washington, và được coi là một bước trong nỗ lực không phổ biến hạt nhân của cả hai nước.
Washington đang tỏ ra quan ngại về các về các kế hoạch tái xử lý nhiên liệu hạt nhân của Nhật và Trung Quốc để sản xuất plutonium phục vụ phát điện. Mỹ rằng chúng có nguy cơ đối với an ninh và phổ biến hạt nhân. Hàn Quốc cũng muốn đạt được công nghệ này.
Nhật bắt đầu xây dựng nhà máy tái xử lý lớn với công ty nhà nước Areva của Pháp vào đầu những năm 1990. Dự án đã gặp trục trặc và bị trì hoãn từ đó đến nay. Tháng 11 năm ngoái, việc khai trương bị hoãn tới năm 2018 để phục vụ công tác thanh tra, nâng cấp bảo đảm an toàn.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nga gọi cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ là 'nực cười' Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bác bỏ cáo buộc rằng nước ông can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AP "Thật là một sự tâng bốc với chúng tôi - một cường quốc khu vực như cách Tổng thống Obama từng gọi - khi nhận được nhiều sự chú ý đến như vậy", Ngoại trưởng...