Putin: Không phân biệt giữa khủng bố “ôn hòa” ở Syria
Không có khái niệm phân biệt giữa khủng bố “ôn hòa” ở Syria, Tổng thống Nga Putin phát biểu về tinh hình Trung Đông tại diễn đàn Valdai.
RT dẫn lời ông Putin tại diễn đàn cho biết: “Tại sao lại phân biệt giữa khái niệm khủng bố ôn hòa và không ôn hòa. Điều gì thực sự khác biệt?”.
Ông Putin phát biểu tại diễn đàn Valdai ở Sochi, Nga.
Một số quốc gia đang chơi trò hai mặt, ông Putin nói, ám chỉ việc tham gia chống khủng bố nhưng cũng theo đuổi những lợi ích riêng.
“Thành công trong cuộc chiến chống khủng bố không thể đạt được nếu sử dụng một vài tổ chức khủng bố để lật đổ chính quyền mà họ không thích”, ông Putin phát biểu tại diễn đàn. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh việc đàm phán với một số tổ chức khủng bố trong khi loại bỏ các tổ chức khác những không đem lại bất kỳ kết quả nào.
Bên cạnh việc khẳng định chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã đem đến những hiệu ứng tích cực, ông Putin cũng nói rằng chỉ tiêu diệt khủng bố sẽ không giải quyết tất cả những vấn đề ở Syria.
“Tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa rằng hoạt động của Nga ở Syria hoàn toàn hợp pháp, chỉ nhằm khôi phục hòa bình”, ông Putin nói tại Sochi.
Video đang HOT
Cuối cùng, Tổng thống Nga Putin khẳng định các quốc gia cần coi nhau “như đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, hành động một cách trung thực và cởi mở”, chỉ bằng cách này khủng bố mới có thể bị đánh bại.
Điều quan trọng là “không được để các phiến quân khủng bố hoạt động xuyên biên giới. “Syria có thể trở thành hình mẫu cho các đối tác, về cách thức giải quyết vấn đề mà ảnh hưởng đến tất cả mọi người”.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mục đích chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình phát biểu trước chuyến thăm Anh rằng, ông sẽ tập trung tăng cường các mối quan hệ thương mại với nước ngoài, kể cả việc bắt đầu một "kỷ nguyên vàng" với Anh.
Ông Tập Cận Bình thừa nhận rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang quan ngại về nền kinh tế nước họ và gọi đây là những "cơn đau ngày càng tăng". Nhà lãnh đạo đã phát biểu như vậy trước khi ông tiến hành chuyến thăm đầu tiên của mình đến Anh, quốc gia sẽ đầu tư hàng tỷ bảng Anh cho các dự án ở Trung Quốc.
Các chỉ số tăng trưởng của Trung Quốc dường như đang rơi vào mức thấp nhất kể từ năm 2009. Do vậy, Chủ tịch Trung Quốc cho biết, nước này đang tìm kiếm những thỏa thuận hợp tác với nước ngoài như Anh nhằm đa dạng hóa cơ sở kinh tế của nước mình.
Ông trả lời Reuters rằng, "Chúng tôi đang quan ngại về nền kinh tế Trung Quốc và chúng tôi đang cố gắng giải quyết các khó khăn. Chúng tôi cũng lo ngại về tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp của thế giới. Điều này ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển."
Ông nói, giải pháp là phải mở cửa nền kinh tế Trung Quốc để thu hút đầu tư nhiều hơn nữa và khuyến khích các công ty của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Chuyến thăm 4 ngày tới Anh của ông Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy cả hai hướng giải quyết trên. 150 thỏa thuận sẽ được ký kết trong tuần này, trên các lĩnh vực như y tế, sản xuất máy bay và năng lượng.
Trung Quốc đã ấn định vai trò của mình như là đầu tàu cho tốc độ phát triển toàn cầu và là nước thịnh vượng, tạo ra nhiều việc làm khiến các cường quốc khác phải ghen tị. Tuy nhiên, đằng sau sự hoàng nhoáng đó, mọi người lại đặt câu hỏi về tính bền vững của sức mạnh kinh tế Trung Quốc: mùa hè vừa qua, biến động thị trường chứng khoán đã gây chấn động giới lãnh đạo nước này, bong bóng nợ tại khu vực đang càng hiển hiện rõ ràng sau nhiều năm đồng nhân dân tệ bị hạ giá, xuất khẩu Trung Quốc chững lại và lòng tin của người tiêu dùng giảm đáng kể.
Fathom, một nhà tư vấn kinh tế ở London phát biểu rằng, "Nhiều năm nay, chúng tôi đã đưa ra cảnh báo rằng, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ hạ cánh cứng (thuật ngữ phản ánh tình trạng một nền kinh tế nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái). Kể từ tháng 6 vừa qua, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc lần đầu tiên suy giảm, lòng tin dành cho Trung Quốc và các triển vọng về tốc độ tăng trưởng bị giảm sút đáng kể. Giờ đây, nhiều người cho rằng, thống kê GDP chính thức của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với số liệu được công bố.
Giáo sư Michel Hockx, giám đốc Viện SOAS China cho rằng, ông Tập Cận Bình đến Anh với mục tiêu kinh tế rõ ràng. "Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại và thay đổi bản chất từ nền kinh tế hướng vào đầu tư sang nền kinh tế tìm kiếm nguồn đầu tư của các nước khác", ông nói. "Doanh nghiệp Trung Quốc đang rất háo hức đầu tư vào các nước khác và một số lĩnh vực Trung Quốc phải kêu gọi các nước đầu tư là cơ sở hạ tầng, tàu hỏa tốc độ cao..., và đó chính xác là những lĩnh vực Anh đang cần.
Chuyến thăm đầu tiên đến Anh của ông Tập Cận Bình trên cương vị là Chủ tịch Trung Quốc được người dân Anh và Trung Quốc ca ngợi là sự khởi đầu cho kỷ nguyên vàng trong mối quan hệ giữa hai nước. Nước Anh hy vọng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh trong 10 năm tới. Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng sản đã dẫn đến những chỉ trích gay gắt vì nhiều người tin rằng, Anh đã quên mất lời cam kết của họ về vấn đề nhân quyền nhằm làm vừa lòng Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình ca ngợi quyết định của Anh trong đặt ưu tiên phát triển và đầu tư lên trước các vấn đề như Tây Tạng và nhân quyền là "sự lựa chọn chiến lược và có tầm nhìn xa". Tuy nhiên, Fraser Howie, đồng tác giả của tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản đỏ" lại cho rằng: Nền tảng tài chính yếu ớt cho sự trỗi dậy bất thường của Trung Quốc đã khiến chính phủ Anh quay lưng với cuộc đấu tranh vì dân chủ của Hong Kong và làm ngơ trước chiến dịch đàn áp chưa từng có tiền lệ ở Trung Quốc.
"Đây thực sự là hành động khúm núm", ông Howie nói. "Rõ rằng, dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đối xử rất hà khắc với những người bất đồng với các luật lệ... nhưng chúng ta lại không thấy bất kỳ hành động thực chất của chính phủ Anh trước những điều đang xảy ra. Bắc Kinh có lẽ phải yêu quý cách mà đồng minh của Mỹ đang xu nịnh họ.
Hơn nữa, trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc và Anh vẫn chưa dàn xếp được về lợi ích. Thép giá rẻ của Trung Quốc là một ví dụ.
Ann Watson, Giám đốc điều hành của Semta, một tổ chức đi đầu trong việc tuyển dụng lao động nhằm nâng cao nền tảng kỹ năng của kỹ sư Anh cho rằng, ví dụ của Redcar thực sự đáng lo ngại. "Đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc cần thêm 800.000 kỹ sư lành nghề. Do vậy, Anh có thể đang để chảy máu chất xám hàng ngàn công nhân lành nghề vào giai đoạn quan trọng".
Trong một bài trả lời phỏng vấn Reuters, ông Tập Cận Bình thừa nhận, quan hệ giữa Bắc Kinh và London có những vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, "Không nước nào có thể phát triển mà đóng cửa với thế giới bên ngoài. Các nước nên mở cửa , chào đón bạn bè và nên tỏ ra hiếu khách.
Ông cũng phát hiện một số ít lĩnh vực hợp tác như bóng đá chẳng hạn. Ông Tập Cận Bình cho biết, "Kỳ vọng lớn nhất của tôi đối với bóng đá Trung Quốc là đưa đội bóng Trung Quốc trở thành một trong những đội bóng giỏi nhất thế giới. "Trung Quốc và Anh đang hợp tác tốt trong lĩnh vực bóng đa vào những năm gần đây. Vào năm 2012, một chương trình hợp tác đã được khởi động nhằm thúc đẩy bóng đá ở trường học và Anh bắt đầu đào tạo huấn luyện viên bóng đa cho Trung Quốc ở tất cả các cấp độ," ông lưu ý.
"Tháng trước, hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ về việc đào tạo các ngôi sao bóng đá. Trong 5 năm tới, nội dung đào tạo bóng đá sẽ được đưa vào 20.000 trường học ở Trung Quốc. Điều này chứng tỏ tiềm năng hợp tác to lớn giữa Trung Quốc và Anh trong việc đào tạo cầu thủ, huấn luyện viên và trọng tài.
Theo The Guardian
Hun Sen gặp Tập Cận Bình mang về 150 triệu USD viện trợ Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Năm vừa qua để nhận một khoản tài trợ trị giá hơn 150 triệu USD. Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Tân Hoa Xã. The Cambodia Daily ngày 17/10 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen...