Putin khen quân Nga can đảm khi sáp nhập Crimea
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố việc Moscow sáp nhập thành công Crimea mà không đổ máu thể hiện năng lực quân sự và lòng can trường của binh sĩ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua gặp gỡ các sĩ quan mới được thăng chức, từ nhiều nhánh lực lượng vũ trang và Bộ Nội vụ, tại điện Kremlin. Ảnh: AFP
“Những sự kiện gần đây ở Crimea là một phép thử hệ trọng. Chúng cho thấy những năng lực hoàn toàn mới trong lực lượng vũ trang của chúng ta và cả nhuệ khí cao của các binh sĩ”, Reuters dẫn lời ông Putin hôm qua phát biểu tại điện Kremlin. Đây là lần đầu tiên ông thừa nhận lực lượng Nga tham gia vào quá trình sáp nhập Crimea.
Tại buổi lễ phong quân hàm, bổ nhiệm các chức vụ mới, trước mặt các binh sĩ Ukraine đã thề trung thành với Nga, ông Putin gợi ý họ sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Video đang HOT
“Họ sẽ được giữ cấp bậc quân sự và hồ sơ quân đội, được công nhận bằng cấp. Lương và địa vị xã hội của binh sĩ sẽ tuân theo luật pháp Nga. Hiện lương quân nhân của chúng ta cao gấp Ukraine khoảng 4 lần”, ông nói.
Tổng thống cũng khen ngợi “những hành động rõ ràng và chuyên nghiệp” của quân đội Nga, giúp “tránh khiêu khích và ngăn tình trạng đổ máu, đảm bảo điều kiện cho một cuộc trưng cầu dân ý hòa bình và tự do” ở Crimea. “Những công việc quan trọng cần được tiến hành để hiện đại hóa cơ sở quân sự ở Crimea”, ông Putin nói.
Trong buổi lễ hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với ông Putin rằng tất cả binh sĩ Ukraine vẫn trung thành với Kiev vừa rời khu vực Crimea. Ông Shoigu cho biết những biểu tượng quốc gia vừa được thay thế trên tất cả các con tàu và tại tất cả các đơn vị về với quân đội Nga, “mà không có hành vi mạo phạm hay thiếu tôn trọng biểu tượng quốc gia Ukraine”.
Theo ông Shoigu, những tàu chiến, chiến đấu cơ và các vũ khí khác tịch thu được từ đội quân trung thành với Kiev sẽ được trả lại cho Ukraine. Điều này có thể giúp Nga tránh một cuộc chiến pháp lý tốn kém tại các tòa án trọng tài quốc tế.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea dẫn đến cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Nga với phương Tây kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang báo động trước việc hàng nghìn lính Nga tập trung gần biên giới phía tây với Ukraine. Tuy nhiên Putin tuyên bố không có kế hoạch có thêm bất cứ động thái quân sự nào.
Theo VNE
NATO, Nga vẫn bất đồng về hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga ngày 23.10 cho biết họ vẫn chưa đạt được một bước tiến mới nào trong việc giải quyết các bất đồng xung quanh hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.
Một bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Nga - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi vẫn chưa tìm ra các biện pháp để phối hợp với nhau giải quyết vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục có những buổi thảo luận thẳng thắn để giải quyết các bất đồng", AFP dẫn lời ông Anders Fogh Rasmussen, người đứng đầu NATO, phát biểu sau buổi họp của Hội đồng NATO - Nga ngày 23.10.
Moscow lâu nay phản đối kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu do Mỹ đứng đầu do lo ngại nó sẽ đe dọa nền an ninh nước này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa này, hay còn gọi là hệ thống lá chắn tên lửa, được lên kế hoạch lắp đặt ở châu Âu nhằm chống lại các nguy cơ tấn công từ bên ngoài, như Iran và các tổ chức khủng bố. Nhưng Moscow cho rằng hệ thống này sẽ chống lại Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng nhắc lại mối lo ngại trên. Ông cho biết: "Trước khi nghiên cứu lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa, chúng tôi muốn được đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không phải có mục đích chống lại Nga".
Ông Shoigu cho biết thêm Nga sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề này, đồng thời đề cao nỗ lực của Hội đồng NATO - Nga trong việc xúc tiến hợp tác giải quyết nhiều vấn đề, như công tác chống khủng bố và tổ chức các cuộc tập trận chung.
Ông Rasmussen chia sẻ quan điểm trên của ông Shoigu và chủ trì cuộc họp thường kỳ Hội đồng NATO - Nga với sự tham dự của 28 bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO và Nga vào ngày 23.10.
Theo TNO
NATO thay "tướng" trong năm quan trọng Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã được bổ nhiệm làm tổng thư ký mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thay thế ông Anders Fogh Rasmussen, người Đan Mạch. Ông Stoltenberg sẽ chính thức nhậm chức vào tháng 10 tới. Ông Stoltenberg đã tiếp quản vị trí lãnh đạo liên minh quân sự gồm 28 quốc gia...