Putin khẳng định với Obama trưng cầu dân ý Crimea hợp pháp
Phòng báo chí của Điện Kremlin ngày 17/3 cho hay trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin khẳng định cuộc trưng cầu dân ý tại Cimea được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế và hiến chương liên hợp pháp.
Tổng thống Nga Putin.
Cuộc trưng cầu dân trí tại Crimea đã diễn ra vào ngày 16/3, với gần như tuyệt đối người dân ủng hộ gia nhập Liên bang Nga khi 50% số phiếu được kiểm.
Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Obama, ông Putin khẳng định “người dân bán đảo crimea đã được đảm bảo quyền bày tỏ nguyện vọng và quyền tự quyết”.
Kremlin cũng cho biết hai nhà lãnh đạo vẫn đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine mặc dù vẫn còn nhiều khác biệt.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái khi Tổng thống khi đó Yanukovych huỷ ký một thoả thuận với EU mà thay vào đó ủng hộ mối quan hệ thân thiết hơn với Nga. Động thái đã dẫn đến làn sóng biểu tình lan rộng, khiến gần 100 người thiệt mạng và ông Yanukovych bị quốc hội phế truất.
Crimea là một trong nhiều vùng, đặc biệt là miền đông Ukraine, không chấp nhận chính quyền mới ở Kiev.
Tuy nhiên thư ký báo chí của Obama ngày 16/3 cho biết Mỹ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea và cáo buộc hành động của Nga là ” nguy hiểm và gây bất ổn.
Lãnh đạo các nước phương Tây cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là vi phạm pháp luật và vi hiến.
Video đang HOT
“Chúng tôi không công nhận cuộc trưng cầu dân ý cũng như kết quả của nó. Chúng tôi kêu gọi Nga đối thoại với Ukraine và giải quyết khủng hoảng theo đúng luật quốc tế,” Thủ tướng Anh cho biết trên tài khoản twitter.
Chủ tịch quốc hội châu Âu cho rằng cuộc trưng cầu dân ý vi phạm luật quốc tế và hiến pháp Ukraine và cần phải có thêm nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Theo Dantri
Nga có căn cứ để đưa quân vào Ukraina?
Việc Nga bảo vệ công dân của mình trước các mối đe dọa về an ninh, tính mạng, tài sản, v.v... là phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, việc làm của Nga chỉ hợp pháp khi tiến hành đúng với mục đích như đã tuyên bố và hành động trong khuôn khổ bảo vệ công dân Nga, cũng như trong các giới hạn đã thỏa thuận giữa Nga và chính phủ mà Nga công nhận.
LTS:Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/3 tuyên bố, nước này chưa cần thiết phải cử quân đến Ukraina. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có rất nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Nga có căn cứ pháp lý để thực hiện hành động quân sự này hay không. Tôn trọng tính đa chiều, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết phân tích từ góc độ luật quốc tế dưới đây để độc giả cùng thảo luận.
Những hành động gần đây của quân đội Nga tại Crưm gây quan ngại lớn cho các nước láng giềng và phương Tây. Đi tìm căn cứ pháp lý cho việc Nga đưa quân đến Crưm, một số phương tiện truyền thông đang nhắc tới học thuyết "trách nhiệm bảo vệ". Tuy nhiên, thực ra Nga không cần viện dẫn đến học thuyết phương Tây này để có thể biện hộ cho hành động của mình.
Hiểu đúng về "Trách nhiệm bảo vệ" (R2P)
Trong một thập kỷ trở lại đây, học thuyết "Trách nhiệm bảo vệ" (Responsibility to protect R2P) thường được giới truyền thông và học giả phương Tây viện dẫn làm căn cứ cho các hoạt động can thiệp quân sự vào quốc gia khác.
Theo học thuyết này, mỗi quốc gia có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình trước các tội ác chống lại loài người, như diệt chủng, thanh trừng sắc tộc, thảm sát, tội ác chiến tranh, v.v... Trong trường hợp quốc gia không thể hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ công dân khỏi những tội ác đó, cộng đồng quốc tế - cụ thể là Liên hiệp quốc- có thể can thiệp để bảo vệ người dân khỏi những thảm kịch nói trên.
Có một số điểm cần lưu ý về học thuyết "trách nhiệm bảo vệ" như sau:
Thứ nhất, chỉ trong trường hợp chính quyền tại những quốc gia đang xảy ra các thảm họa diệt chủng, thảm sát, v.v... thất bại trong việc thực thi trách nhiệm bảo vệ công dân, trách nhiệm này mới chuyển sang cộng đồng quốc tế - cụ thể là Liên hiệp quốc.
Thứ hai, việc can thiệp của cộng đồng quốc tế phải được gắn chặt với cơ chế bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế ghi nhận tại chương VI và chương VII của Hiến chương Liên hiệp quốc. Theo đó, các biện pháp ngoại giao, nhân đạo, hòa bình cho đến can thiệp bằng vũ lực - căn cứ theo điều 42, Hiến chương LHQ - phải được thực hiện trong khuôn khổ thủ tục của Hội đồng Bảo an và phải là các biện pháp tập thể.
TT Putin cho rằng, nước Nga có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết, để "bảo vệ công dân Nga cũng như cộng đồng nói tiếng Nga tại Ukraina".
Thứ ba, học thuyết "Trách nhiệm bảo vệ" được viện dẫn trong các trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng về quyền con người, các tội ác chống lại loài người: thảm sát, thanh trừng sắc tộc, diệt chủng, v.v...
Gần đây, học thuyết "Trách nhiệm bảo vệ" được quảng bá rộng rãi và rất được phương Tây ưa chuộng. Nhưng đây không phải một quy phạm của luật quốc tế, mà chỉ là một học thuyết nhằm đề cao vai trò của việc bảo vệ nhân quyền trên tầm quốc tế - một vấn đề rất dễ bị lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, đặc biệt là khi cơ chế của Hội đồng Bảo An còn nhiều bất cập.
Trên thực tế, luật quốc tế đã có đủ khung pháp lý để ngăn chặn cũng như xử lý những thảm họa nhân đạo, những quan điểm vượt quá khuôn khổ luật quốc tế đều chỉ nên xem là quan điểm chính trị.
Căn cứ pháp lý của việc Nga đưa quân đến Crưm là gì?
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/3 tuyên bố, nước này chưa cần thiết phải cử quân đến Ukraina. Ông Putin nói rằng, việc cử quân đội tới Ukraina chỉ là lựa chọn cuối cùng, và cho biết, chính ông Yanukovych đã đề nghị Nga dùng tới biện pháp quân sự để bảo vệ người Nga ở Ukraina.
Đồng thời, ông Putin cũng tiếp tục bảo vệ quan điểm cho rằng, nước Nga có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết, để "bảo vệ công dân Nga cũng như cộng đồng nói tiếng Nga tại Ukraina".
Những công dân trong đề cập của tổng thống Putin không chỉ có quốc tịch Nga, mà những người này vẫn đang có "mối quan hệ xác thực" (genuine link) với nước Nga: phần lớn người dân tại đây nói tiếng Nga, luôn coi mình là người Nga, sử dụng quốc kỳ Nga, v.v...
Việc Nga bảo vệ công dân của mình trước các mối đe dọa (cho dù không có bằng chứng về mối đe dọa thanh trừng, thảm sát v.v...) về an ninh, tính mạng, tài sản, v.v... là phù hợp với luật quốc tế. Vì Nga vẫn đang thực thi nghĩa vụ bảo hộ công dân của mình, nên việc viện dẫn học thuyết "trách nhiệm bảo vệ" (R2P) là không cần thiết và không thực sự chính xác trong trường hợp này.
Tuy nhiên, các công dân Nga này hiện đang sinh sống trên lãnh thổ nước ngoài - điều này có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hành động bảo vệ công dân của Nga? Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Hành động Nga đưa quân đến Crưm không vi phạm nguyên tắc này vì, theo phía Nga, đây là việc tăng cường quân đồn trú theo thỏa thuận có sẵn giữa Nga và Ukraina. Hơn nữa, đây là hành động đáp lại yêu cầu của Tổng thống Yanukovych, người mà theo phía Nga là đại diện hợp pháp của chính phủ Ukraina.
Vấn đề chính phủ hợp pháp là một câu hỏi không có đáp án trong luật quốc tế. Sau các cuộc chính biến, việc tồn tại nhiều hơn một chính phủ là rất phổ biến, kéo theo vấn đề công nhận chính phủ. Các quốc gia khác phải lựa chọn giữa công nhận một chính phủ cũ hợp hiến, hợp pháp nhưng mất quyền kiểm soát hoặc công nhận một chính phủ kiểm soát thực tế (de facto) đang kiểm soát đất nước.
Việc công nhận chính phủ gần như hoàn toàn dựa trên ý chí chính trị của các bên, không có câu trả lời đúng - sai, trái - phải trong luật quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ theo các án lệ và ý kiến học giả, một chính quyền mới chỉ nên được coi là chính phủ de facto khi nó thực thi quyền kiểm soát một cách hiệu quả, hòa bình trên phần lớn diện tích và đa số dân cư. Một cách hợp lý, dần dần chính quyền de facto sẽ nhận được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế (cho dù dưới hình thức minh thị hay mặc thị) và đại diện cho quốc gia tham gia vào sinh hoạt quốc tế.
Theo quan điểm của Nga, dựa vào hiến pháp Ukraina, ông Yanukovych vẫn là Tổng thống hợp pháp, hành động của Quốc hội vừa qua là vi hiến. Mặt khác, các khu vực ủng hộ Tổng thống Yanukovych vẫn còn nhiều. Trong khi đó, mặc dù chính quyền mới tại Kiev đã được một số quốc gia Tây Âu công nhận, nhưng rất khó kết luận đây có phải chính quyền de facto hay không. Vì vậy, Nga vẫn có thể lập luận khá thuyết phục khi chỉ công nhận chính quyền hợp hiến của ông Yanukoyuch.
Tóm lại, nếu đưa quân vào Ukraina để bảo vệ công dân của mình, Nga không cần thiết phải viện dẫn R2P để chứng minh cho hành động của mình, và hành động này là có căn cứ pháp lý tương đối vững chắc và phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, việc làm của Nga chỉ hợp pháp khi tiến hành đúng với mục đích như đã tuyên bố và hành động trong khuôn khổ bảo vệ công dân Nga, cũng như trong các giới hạn đã thỏa thuận giữa Nga và chính phủ mà Nga công nhận.
Bảo Trí
Theo VNN
Quân Nga rầm rập tiến về Crimea, Ukraine tổng động viên quân đội, cầu viện NATO Giới chức lãnh đạo Ukraine đã ra lệnh điều động quân đội sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn yêu cầu của Tổng thống Putin, về việc triển khai quân vào khu tự trị Crưm, miền nam Ukraine. Đồng thời Ukraine gửi yêu cầu trợ giúp tới NATO. Mệnh lệnh điều động quân đội, bao gồm toàn bộ lực lượng dự bị động...