Putin được đề cử giải Nobel Hòa bình
Nhà văn Nga Sergey Komkov gửi đề xuất tới Ủy ban Nobel, đề cử Tổng thống Putin cho giải Nobel Hòa bình năm 2021.
“Thư được gửi đi ngày 9/9 và Ủy ban Nobel ở Oslo, Na Uy đã nhận được vào ngày hôm sau”, nhà văn Komkov cho biết tại buổi họp báo hôm nay.
Trong cuộc họp báo, Komkov cũng chỉ trích ý tưởng đề cử giải Nobel Hòa bình cho lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny, cho rằng ông này không có bất cứ đóng góp nào để xứng đáng với giải thưởng ở tầm cỡ như vậy.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nói rằng nếu giải Nobel Hòa bình 2021 được trao cho Tổng thống Putin thì sẽ thật tuyệt vời, “nếu không cũng không vấn đề gì”.
“Nhiều người khác đang được đề cử cho giải thưởng này. Đây là sáng kiến của những người đưa ra đề xuất có liên quan, trong trường hợp này là của nhà văn Komkov. Có một quy trình nhất định để xem xét những người được đề cử”, Peskov nói với các phóng viên.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua video tại Moskva hôm 22/9. Ảnh: AFP.
Komkov năm 2013 từng đề cử Putin cho giải Nobel Hòa bình năm 2014 vì “tham gia giải quyết xung đột Syria” và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ vào Syria, nhưng ông chủ Điện Kremlin không được trao giải vào năm đó.
Giải Nobel Hòa bình do Ủy ban Nobel Oslo trao hàng năm, bắt đầu từ năm 1901, cho các cá nhân và tổ chức có những đóng góp xuất sắc cho hòa bình. 318 cá nhân và tổ chức đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2020. Danh sách người được đề cử và người đề cử không được tiết lộ cho đến 50 năm sau đó. Giải Nobel Hòa bình năm 2021 sẽ được công bố vào cuối năm sau.
Những người được quyền đề cử ứng viên giải Nobel Hòa bình phải là thành viên quốc hội hoặc nội các của các quốc gia, thành viên của một số tòa quốc tế, giáo sư các ngành lịch sử, khoa học xã hội, luật, triết học, thần học và tôn giáo, cá nhân hoặc tổ chức từng giành giải, hoặc thành viên, cựu thành viên và cựu cố vấn của Ủy ban Nobel Na Uy.
Trước Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng hai lần được đề cử giải Nobel Hòa bình 2021, do hai nghị sĩ từ Thụy Điển và Na Uy. Trump mới đây đã gọi điện để cảm ơn hai nghị sĩ này.
Trump gọi điện cảm ơn người đề cử giải Nobel Hòa bình Loạt quan chức Mỹ ca ngợi Trump được đề cử Nobel Hòa bình Người đoạt giải Nobel hòa bình bị dọa giết Nỗ lực giúp Trump được nhận đề cử Nobel Hòa bình
Navalny xuất viện
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny rời khỏi bệnh viện ở Berlin hôm nay, sau 32 ngày điều trị vì nghi nhiễm chất độc thần kinh Novichok.
"Tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện, đủ để anh ấy có thể xuất viện. Dựa trên sự tiến triển và tình trạng hiện tại, các bác sĩ điều trị tin rằng bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn", bệnh viện Charite tại Berlin, Đức, cho biết trong một thông báo hôm nay. "Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động lâu dài có thể xảy ra".
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny tại bệnh viện ở Berlin trong bức ảnh được đăng trên mạng xã hội hôm 22/9. Ảnh: Instagram/Navalny.
Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình. Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, cáo buộc mà Nga cho rằng "vô căn cứ".
Tuy nhiên, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp hôm 14/9 cũng kết luận Navalny trúng độc Novichok, loại chất độc thần kinh được sản xuất từ thời Liên Xô, được cho là từng được sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018.
Navalny đã trải qua 32 ngày trong bệnh viện ở Berlin, gồm 24 ngày được chăm sóc đặc biệt. "Quyết định công khai chi tiết tình trạng của ông Navalny được đưa ra với sự tham vấn của bệnh nhân và vợ ông", bệnh viện cho biết thêm.
Một nhóm trợ lý của Navalny ngày 17/9 cho biết các chuyên gia Đức tìm thấy Novichok trên chai nước được lấy từ phòng khách sạn nơi thủ lĩnh đối lập ở trước khi bị bất tỉnh. Chai nước được cho là bằng chứng cho thấy Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, vốn bị cấm sử dụng theo luật quốc tế.
Tuy nhiên, Điện Kremlin cáo buộc trợ lý của Navalny đã loại bỏ vật chứng tiềm năng, đồng thời bày tỏ nghi ngờ về phát hiện của Đức. Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết không thể mang một cái chai có dấu vết của Novichok ra khỏi Nga vì không có thời gian để làm điều này do độc tính của nó.
Navalny hôm 21/9 yêu cầu Nga trả quần áo cho ông vì "đó là bằng chứng rất quan trọng" cho thấy ông bị hạ độc. Điện Kremlin chưa bình luận về yêu cầu này.
Navalny yêu cầu giới chức Nga trả quần áo Navalny đăng ảnh tự bước đi Sự cố khiến Merkel mất kiên nhẫn với Nga Điện Kremlin nói trợ lý của Navalny loại bỏ vật chứng Nghị viện châu Âu kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ Navalny
Navalny yêu cầu giới chức Nga trả quần áo Lãnh đạo đối lập Nga Navalny nói trên cơ thể có chất độc Novichok, yêu cầu giới chức trả lại quần áo vì đó là "bằng chứng quan trọng". "Hai phòng thí nghiệm độc lập tại Pháp và Thụy Điển, cùng phòng thí nghiệm quân đội Đức đã xác nhận sự hiện diện của Novichok trong cơ thể và trên đa của tôi....