Putin đưa thú cưng đón Thủ tướng Nhật
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã theo đưa chó cưng Yume trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại biệt thự tổng thống ở thành phố Sochi. Yume chính là món quà mà ông Abe đã đưa tới Nga để tặng ông Putin 2 năm trước.
Ông Putin đứng cạnh chó cưng Yume khi chờ đón Thủ tướng Nhật.
Ông Abe đã đem Yume, có nghĩa là “Giấc mơ” trong tiếng Nhật, làm quà để tặng ông Putin khi ông tới thăm Nga hồi tháng 7/2012. Con chó 3 tháng tuổi là món quà từ người đứng đầu tỉnh Akita gửi tặng ông Putin để thể hiện sự biết ơn của người Nhật đối với sự hỗ trợ của Nga sau thảm họa động đất, sóng thần hồi năm 2011.
Tổng thống Putin đã đứng cạnh Yume, nay đã gần 2 tuổi, khi đoàn xe chở Thủ tướng Nhật tới biệt thự tổng thống Bocharov Ruchei ở thành phố Sochi.
Ông Abe đã vuốt ve Yume, thuộc giống chó Akita vốn được xem là “quốc khuyển” của Nhật Bản, và khen “con chó ngoan” bằng tiếng Nga.
Ông Putin vuốt ve thú cưng.
“Nhưng đôi lúc nó cũng cắn đấy”, ông Putin đáp.
Ông Putin, vốn nổi tiếng là yêu chó, hiện cũng sở hữu một con chó giống Labrador tên gọi Koni và một con chó khác tên gọi Buffy, vốn được người đồng cấp Bulgaria Boiko Borisov tặng hồi tháng 11/2010.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang có chuyến thăm Nga để tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước. Trước khi có cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, ông Abe đã tham dự lễ khai mại Thế vận hội Mùa Đông tại thành phố Sochi.
Putin sẽ thăm Nhật vào mùa thu
Trong cuộc hội đàm, ông Putin đã nhất trí sẽ tới thăm Nhật vào mùa thu năm nay, mở ra những hi vọng về sự tiến triển trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ Thế chiến II vốn cản trở thương mại giữa hai nước.
Ông Putin và ông Abe đã trò chuyện thân mật và ca ngợi sự phát triển trong quan hệ giữa 2 nước. Một thỏa thuận về cuộc tranh chấp quần đảo Nam Kuril là chưa chắc chắn, nhưng hai nhà lãnh đạo đã tổ chức 5 cuộc gặp thượng đỉnh trong 13 tháng qua và hồi tháng 4 năm ngoái đã nhất trí tại Mátxcơva nhằm nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp ước vốn cản trở quan hệ kinh tế và thương mại.
Video đang HOT
Lãnh đạo Nga-Nhật bắt tay trước hội đàm.
“Kể từ khi tôi tới thăm Nga, tốc độ phát triển quan hệ giữa hai nước rất nhanh. Tôi muốn giữ tốc độ đó”, ông Abe trong cuộc họp báo sau hội đàm.
“Nhất trí về một hiệp ước hòa bình là thách thức lớn nhất, một sứ mệnh lịch sử. Chúng ta không nên bỏ lại vấn đề này cho thế hệ kế tiếp”, ông Abe nói.
Quan hệ Nga-Nhật lâu nay đã bị phủ bóng bởi cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài về quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) ở phía bắc Thái Bình Dương. 4 đảo tranh chấp – được gọi là Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai trong tiếng Nhật – do Nga kiểm soát kể cuối Thế chiến II nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Tranh cãi chủ quyền về 4 hòn đảo này đã ngăn cản Tokyo và Mátxcơva ký hiệp ước hoà bình chính thức nhằm kết thúc Thế Chiến II.
Tổng thống Nga và Thủ tướng Nhật hội đàm tại biệt thự Bocharov Ruchei.
Về phần mình, Tổng thống Putin cho hay ông cam kết thúc đẩy quan hệ với Tokyo và ca ngợi sự tiến triển về thương mại giữa hai nước.
“Chúng ta đã nhìn thấy một môi trường tốt để giúp giải quyết vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ song phương”, ông Putin nói.
Thủ tướng Nhật đã cảm ơn Tổng thống Putin về lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông 2014 đầy ấn tượng, nói rằng ông rất xúc động về màn trình diễn của Nga.
Ông Putin cho hay Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị và chủ trì Olympic. Tokyo sẽ làm chủ nhà Thế vận hội năm 2020.
Phát ngôn viên tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tổ chức cuộc gặp tiếp theo giữa họ bên lề hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi vào tháng 6 tới.
Theo Dantri
Nga huy động cả tên lửa bảo vệ Olympic Sochi
Nga đã đổ rất nhiều tiền để triển khai các biện pháp an ninh hiện đại nhất bảo vệ an toàn cho Thế vận hội Sochi.
Tối 7/2, với những màn biểu diễn ánh sáng, pháo hoa đặc sắc, Thế vận hội Mùa đông có chi phí tốn kém nhất trong lịch sử đã được khai mạc tại thành phố Sochi, Nga, thu hút sự chú ý của dư luận trên toàn thế giới không chỉ bởi mức độ hoành tráng của nó mà còn bởi những biện pháp an ninh gắt gao được triển khai trong Olympic lần này.
Với tổng chi phí lên tới 50 tỉ USD, gấp 4 lần chi phí của Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh, đây là Olympic ngốn nhiều tiền nhất trong lịch sử từ trước tới nay, và Nga xác định ưu tiên hàng đầu của Thế vận hội Sochi là vấn đề an ninh.
Màn pháo hoa rực rỡ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Sochi
Ngọn lửa Olympic được thắp sáng tại Sochi
Để hiện thực hóa ưu tiên hàng đầu về vấn đề an ninh, ngoài việc triển khai hàng ngàn cảnh sát, nhân viên an ninh, quân đội cùng nhiều trang thiết bị hiện đại và cả hệ thống tên lửa phòng không tới Sochi, Nga còn thuê cả một công ty nổi tiếng của Israel để thực hiện công việc giám sát an ninh cho Thế vận hội.
Tên lửa phòng không của Nga được triển khai bên ngoài địa điểm thi đấu môn trượt tuyết
Tàu chiến Mỹ được điều tới Biển Đen để sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp
Ông Bill Besse, một chuyên gia an ninh tại Viện Quốc tế Andrews cho biết công ty NICE Systems của Israel đã triển khai một hệ thống thiết bị đồng bộ duy nhất tại Olympic Sochi để giám sát theo thời gian thực đối với mọi dữ liệu như hình ảnh, liên lạc hữu tuyến, liên lạc điện thoại, hệ thống báo động.
Cổng giám sát an ninh bên ngoài Làng Olympic ở Sochi
Cảnh sát và chó nghiệp vụ thường xuyên tuần tra trên đường phố
Trong hệ thống giám sát mà NICE Systems thiết lập ở Sochi có mạng lưới giám sát video Net 2.5 IP với hơn 1.400 kênh giám sát riêng biệt. Trong thông cáo báo chí của mình, NICE Systems cho biết "hệ thống giám sát độc đáo này sẽ theo dõi 24/24 các tòa nhà, tuyến phố chính và các địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Sochi."
Cảnh sát và các tình nguyện viên thực thi nhiệm vụ bên trong làng Olympic
Công ty này cho biết với hệ thống trên, lực lượng chức năng ở Sochi có thể "tự động phát hiện các đám đông bất thường, hành lý bị bỏ quên hoặc hành động xâm nhập vòng ngoài." Điều này sẽ giúp lực lượng an ninh phát đi cảnh báo sớm và có biện pháp bảo vệ từ xa tại các tòa nhà và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Bất cứ hành vi bất thường nào tại Sochi cũng sẽ nhanh chóng bị phát hiện
Nói cách khác, bất cứ hành vi khác thường nào tại Sochi trong thời gian diễn ra Thế vận hội cũng sẽ bị hệ thống này tự động phát hiện và cảnh báo.
Ông David Tzur, một cựu đặc nhiệm từng làm cố vấn an ninh tại các Thế vận hội từ Atlanta 1996 cho tới Bắc Kinh 2008 cho biết các công ty Israel rất nổi tiếng với chuyên môn và khả năng trong việc giám sát theo thời gian thực. Ông nói: "Công nghệ Israel đặc biệt tốt trong việc phát hiện và cảnh báo sớm."
Hai cảnh sát vũ trang tận răng tuần tra bên ngoài làng Olympic
Thách thức lớn nhất đối với Thế vận hội Sochi hiện nay là việc triển khai một loạt các biện pháp và lực lượng an ninh rầm rộ tại một sự kiện lớn nhưng vẫn phải đảm bảo không tạo ra một bầu không khí căng thẳng quá mức cần thiết cho các vận động viên và quan chức tham dự Olympic và khiến họ nghĩ rằng mình đang tham dự một sự kiện quân sự.
Dày đặc cảnh sát, binh sĩ và chó nghiệp vụ trên đường phố
Cho tới thời điểm hiện nay, Nga đã thành công trong việc đảm bảo cho Thế vận hội diễn ra suôn sẻ, an toàn bằng việc thiết lập một vành đai "an ninh mềm" bên ngoài các địa điểm diễn ra các sự kiện thể thao của Thế vận hội.
Theo Khampha
Thế chiến I "đốt nóng" đấu khẩu Trung-Nhật trên diễn đàn quốc tế Thế chiến I đã được nhắc tới trong cuộc tranh cãi ngoại giao Trung-Nhật khi Bắc Kinh ngày 24/1 đáp trả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về một phép so sánh rằng các căng thẳng hiện thời ở Hoa Đông tương tự như các căng thẳng giữa Anh và Mỹ trước thềm Thế chiến I. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và...