Putin đang nghĩ gì về Triều Tiên?
Thông thường, hầu như Nga không có mặt trong những cuộc tranh luận công khai xung quanh những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin lần này đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn và chung chung về tình hình Triều Tiên thông qua phát ngôn viên Dmitry Peskov.
Ông Peskov nói rằng: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước hãy kiềm chế và khuyên họ chống lại bất kỳ hành động nào có thể tạo ra những bước đi khiêu khích”. Ông Nikolai Patrushev- thư ký Hội đồng An ninh Nga nói thêm rằng Triều Tiên đã “bị kích động từ bên ngoài” nhưng không giải thích chi tiết về ai có thể đang kích động.
Với những tuyên bố ngắn gọn và chung chung này, giới phân tích không thể phán đoán được thực sự Tổng thống Nga Putin đang nghĩ gì về Triều Tiên và mức độ tham gia của Nga về những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên sẽ như thế nào.
Nhưng trong số những người muốn Kremlin tham gia nhiều hơn nữa là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người đến Nga để gặp ông Putin trong tuần này. Thủ tướng Abe đã nói rằng ông muốn bảo đảm sự ủng hộ của Kremlin trong việc kiềm chế &’hành vi hỗn loạn’ của Triều Tiên.
Bob Manning, một chuyên gia về Triều Tiên tại Hội đồng Atlantic, cho rằng, Nga đã giải quyết vấn đề này trong vai trò “ngoại vi”.
“Họ là một trong những nước trong cuộc đàm phán 6 bên, họ có biên giới với Triều Tiên và họ sử dụng lao động Triều Tiên. Mặt khác, họ thường ủng hộ không phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Bob nói.
Chắc chắn một quan điểm cứng rắn của Mỹ về Triều Tiên đã khiến Nga phản ứng. Bob Manning nói: Không lực gần đây bay về phía không phận Alaskan là “không phải ngẫu nhiên”. Người Nga muốn được xem là một cường quốc ở châu Á Thái Bình Dương và đây là một nỗ lực để làm điều đó. “
Video đang HOT
Putin đã tỏ ra rất quan tâm đến khu vực, không chỉ thông qua chuyến thăm Nhật Bản gần đây của ông và tăng cường ngoại giao với Tokyo, mà còn thông qua việc cởi mở nhằm thay thế cho các quan hệ chính trị và thương mại đã giảm ở châu Âu trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Một trong những chuyên gia có uy tín về vấn đề bán đảo Triều Tiên, Giám đốc Trung tâm Chiến lược châu Á của Viện Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Georgy Toloraya cũng cho rằng tình hình quốc tế hiện nay cho phép Nga đóng vai trò quan trọng giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo này.
Theo Sputnik, ông Georgy Toloraya nhận định: “Nga có những ưu thế ngoại giao nhất định vào đúng lúc này, trong bối cảnh mọi việc đang diễn ra một cách hỗn loạn và không mấy rõ ràng”. Ông Toloraya nhấn mạnh sự cần thiết của việc đối thoại với tất cả các bên, đặc biệt là với Hàn Quốc càng sớm càng tốt ngay sau khi cuộc bầu cử tổng thống tại nước này kết thúc và tình hình trở lại bình thường.
Ông Toloraya nói: “Nga đang ở vị thế thuận lợi nhất trong tình hình hiện nay. Chúng ta không muốn xung đột và chúng ta cũng không đứng về bất kỳ phía nào. Chúng ta có thể đối thoại với bất cứ ai, bất kể người Hàn Quốc hay Triều Tiên, người Mỹ hay người Nhật”.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết ngày 30.4, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Sung-ryol đã có cuộc gặp với Đại sứ Alexander Matsegola của Nga tại Bình Nhưỡng để trao cùng đổi về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.
KCNA còn cho biết: “Chúng tôi (Triều Tiên) hoàn toàn phản đối các mưu đồ tăng cường vũ khí chiến lược và các cuộc tập trận quân sự chung với quy mô lớn đang diễn ra nhằm chống lại Triều Tiên, đó là căn nguyên gây lên tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”.
KCNA cho biết thêm, tại cuộc gặp này, Thứ trưởng Han Sung-ryol đã thể hiện rõ lập trường rằng: “Trước sự uy hiếp tấn công hạt nhân của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn giải pháp tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân để bảo vệ hòa bình, quyền sinh tồn và chủ quyền của Triều Tiên”. Cũng theo KCNA, Đại sứ Alexander Matsegola đã bày tỏ sự chia sẻ lập trường của Triều Tiên và mong muốn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sớm giảm nhiệt.
Trước đó, ngày 29.4, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga, ông Victor Ozerov cho biết hệ thống phòng không của nước này tại khu vực Viễn Đông đã được đặt trong tình trạng “báo động cao” sau vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Victor Ozerov nêu rõ: “Nga theo dõi chặt chẽ những diễn biến” ở Bình Nhưỡng, và “kiểm soát không phận”. Ông Ozerov cho biết thêm Nga sẽ “làm tất cả để ngăn chặn các tên lửa tình cờ bay xuống lãnh thổ Nga trong trường hợp bất thường”.
Theo Danviet
Nga "nổi đóa" tố Trump vi phạm hiệp ước vũ khí
Nga vừa lên tiếng buộc tội chính quyền Donald Trump vi phạm hiệp ước vũ khí hiện có khi triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ở Romania và Ba Lan.
Nga vừa lên tiếng tố Mỹ vi phạm hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) vì triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ở Romania và Ba Lan.
Moscow cáo buộc Washington vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết vào cuối những năm 1980. Hiếp ước được khởi xướng để loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung vốn được xem là bước ngoặt trong quan hệ Nga-Mỹ.
Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh, hiện kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis Ashore ở Romania và kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ ở Ba Lan là vi phạm INF.
Căn cứ Mỹ đặt hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis Ashore ở Romania
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: "Washington đang cung cấp thông tin sai lệch một cách cố ý về sự hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp ước INF. Trong nhiều năm, Mỹ đã bỏ qua những mối quan ngại nghiêm trọng của Nga. Thực tế không thể phủ nhận rằng, đây là vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ được quy định tại INFT".
Mỹ đã triển khai một lá chắn tên lửa trị giá 61,7 triệu bảng (800 triệu USD) ở Romania cách đây gần một năm và đang có kế hoạch triển khai một hệ thống khác ở Ba Lan.
Washington tin rằng hệ thống này rất quan trọng để nước này tự vệ và bảo vệ các đồng minh châu Âu khỏi các mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, theo Điện Kremlin, động thái của nhằm mục đích ngăn chặn khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Theo Danviet
Mỹ tuyên bố 'cô lập Nga tại Liên hợp quốc', Trung Quốc nói gì? Bắc Kinh cho rằng tuyên bố của Nhà Trắng về kết quả 100 ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump là "cô lập Nga tại Liên hợp quốc" không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Ảnh: RIA Novosti Đó là tuyên bố của ông Gui Tsunyun, Giám đốc Vụ các nước Đông Âu và Trung Á...