Putin: Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là hợp pháp
Trong cuộc điện đàm với 2 lãnh đạo EU hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Crimea sẽ phản ánh quyền lợi hợp pháp của người dân vùng này. Trong khi đó, Kiev đang gia tăng sức ép với Crimea bằng nhiều biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Putin (giữa) cùng Thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng Anh Cameron tại G20 ở Nga tháng 9/2013.
Ông chủ điện Kremlin ngày 9/3 đã có cuộc điện đàm cấp cao về tình hình Ukraine với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron, theo một tuyên bố của cơ quan báo chí điện Kremlin.
Tổng thống Nga “đã đặc biệt nhấn mạnh rằng các bước đi do giới chức hợp pháp của Crimea tiến hành đều dựa theo luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của người dân trên đảo”, tuyên bố nói thêm.
Ông Putin cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự thiếu hành động của giới chức hiện thời tại Kiev liên quan tới các lực lượng cực đoan và dân tộc chủ nghĩa đang hoạt động tại Ukraine.
Trong khi ông Putin nhắc nhở rằng quyền lực tại Kiev đã bị chiếm trong một cuộc đảo chính có vũ trang trái hiến pháp, thì Thủ tướng Đức Angela Merkel lại nhấn mạnh tới quan điểm của châu Âu là cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
“Thủ tướng Đức cũng chỉ ra tính cấp thiết của việc cuối cùng phải đi đến kết quả quan trọng về vấn đề thành lập một “nhóm liên lạc quốc tế” về Ukraine, báo chí Mỹ đưa tin.
Bất chấp những khác khác biệt về quan điểm, các bên đã nhất trí rằng việc làm giảm bớt căng thẳng tại Ukraine đều nằm trong quyền lợi của các bên, tuyên bố của điện Kremlin nhấn mạnh.
Trước đó, quốc hội Crimea đã nhất trí tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 về việc sáp nhập vào Nga.
Kiev gia tăng sức ép với Crimea
Trong khi đó, chính phủ mới tại Kiev đã gia tăng sức ép với bán đảo Crimea, khi khóa hệ thống kho bạc của vùng, đóng băng các tài khoản của Cộng hòa tự trị và tăng cường sự hiện diện của lính biên phòng tại biên giới khu vực.
Theo Phó thủ tướng Crimea Rustam Temirgaliyev, các hành động gần đây của Kiev không ảnh hưởng tới hệ thống chi trả của vùng, trong đó có tiền lương hưu, và giới chức giờ đây đang mở các tài khoản tại các ngây hàng Nga thay vì phụ thuộc vào các tài khoản bị đóng băng.
Ông Temirgaliev cũng nói với hãng tin Interfax rằng giới chức đang kỳ vọng một tuyến đường sắt bổ sung đến và đi từ Nga sẽ được xây dựng qua eo biển Kerch. Một cây cầu nối Kerch với vùng Krasnodar của Nga cũng sẽ được xây dựng “với tốc độ nhanh”.
Theo Dantri
Obama: Nga "ở phía sai trái của lịch sử"
Tổng thống Mỹ Obama ngày 3/3 cáo buộc Nga đã "ở phía sai trái của lịch sử" trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Còn Ukraine cáo buộc Nga ra tối hậu thư, buộc lực lượng nước này ở Crimea phải đầu hàng.
Tổng thống Obama dùng lời lẽ mạnh mẽ nhất chỉ trích Nga trong vấn đề Ukraine.
Tổng thống Obama đã dùng lời lẽ mạnh nhất từ trước đến nay đối với cuộc khủng hoảng đang leo thang ở rìa đông của châu Âu, nơi 3 tháng biểu tình đã dẫn đến cuộc đụng độ đổ máu làm hơn 100 người thiệt mạng và Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ và phải chạy sang Nga.
Lãnh đạo Mỹ cho rằng Kremlin đã tự đặt mình "vào phía sai trái của lịch sử" khi triển khai lực lượng ở bán đảo chiến lược bên bờ Biển Đen của Ukraine, Crimea, nơi đóng căn cứ của Hạm đội Hắc Hải Nga từ thế kỷ 18 và với hầu hết người dân ủng hộ thân Nga thay vì ban lãnh đạo mới thân EU tại Kiev hiện nay.
"Tôi cho rằng thế giới phần lớn thống nhất trong việc coi các bước đi của Nga là vi phạm chủ quyền của Ukraine...vi phạm luật quốc tế", ông Obama nói.
Ông Obama cho biết thêm ông đã nói với Nga rằng "nếu thực tế họ tiếp tục con đường sai lệch hiện nay, chúng tôi đang xem xét một loạt bước đi, về kinh tế, ngoại giao, nhằm cô lập Nga".
Thủ tướng Anh Cameron, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande hôm qua cũng cảnh báo về những "hậu họa" đối với Nga trước những hành động "hoàn toàn không thể chấp nhận được" của Nga ở Ukraine.
"Nga phủ nhận ra tối hậu thư"
Cảnh báo của phương Tây đối với Nga được đưa ra sau khi giới chức quân sự Ukraine tại điểm nóng Crimea cho biết Nga đã trao cho các lực lượng của họ tối hậu thư đầu hàng, nếu không sẽ bị tấn công toàn lực.
"Tối hậu thư nhằm công nhận chính quyền mới Crimea, bắt chúng tôi buông súng và rời đi, nếu không sẽ đối mặt với một cuộc tấn công", phát ngôn viên cấp vùng của Bộ Quốc phòng Ukraine Vladyslav Seleznyov cho biết từ thủ phủ Simferopol của Crimea.
Phái đoàn Ukraine tại Liên hợp quốc cho biết Nga đã triển khai xấp xỉ 16.000 binh sỹ ở Crimea kể từ ngày 24/2 và 10 tàu hải quân Nga đã chặn lối vào Biển Đen. Họ cũng cáo buộc Nga yêu cầu quân đội Ukraine tại Crimea tình nguyện đầu hàng cho đến 18h ngày 3/3.
Tuy nhiên phát ngôn viên Hạm đội Hắc Hải Nga phủ nhận thông tin ra tối hậu thư và chủ tịch quốc hội Nga khẳng định Nga chưa cần thiết phải dùng "quyền" phát động hành động quân sự ở Ukraine.
Putin kêu gọi tránh leo thang căng thẳng ở Ukraine Trong cuộc điện đàm với các lãnh đạo chủ chốt của EU, Tổng thống Nga Putin ngày 28/2 đã kêu gọi trở lại ngay tình trạng bình thường ở Ukraine và không cho phép bạo lực leo thang thêm. Ông Yanukovych lần đầu xuất hiện sau khi bị lật đổ, tuyên bố sẽ trả đũa Tổng thống Nga Putin. Điện Kremlin cho hay...