Putin: Chớ liều lĩnh khiêu khích Nga!
Những cuộc tập trận quân sự hết sức rầm rộ, đồ sộ của quân đội Nga do Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tiến hành từ Thái Bình Dương đến Biển Đen được thiết kế để phát đi thông điệp sắc lạnh: Hãy tránh xa Nga và chớ liều lĩnh khiêu khích Nga trong vấn đề Ukraine . Đây là nhận định được giới phân tích đưa ra.
Ảnh minh họa
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên cách đây hơn một năm, Nga đã thường xuyên tiến hành các cuộc phô trương sức mạnh nhưng quy mô của loạt cuộc tập trận mới nhất, bao gồm việc tung máy bay ném bom hạt nhân vào Crimea và dàn trận tên lửa đạn đạo ở Kaliningrad, miền trung Châu Âu – đã khiến phương Tây hoang mang. Một loạt câu hỏi mới được đặt ra.
Giới phân tích tin rằng dù mục đích của loạt tập trận rầm rộ mới nhất liên quan đến hàng chục ngàn quân của Nga là gì thì rõ ràng ý định cũng là nhằm để thể hiện nước Nga của ông Putin sẽ không ngại dùng bất kỳ hành động gì để bảo vệ các lợi ích của mình.
Cuộc tập trận của 80.000 quân
Theo thông báo được đưa ra ngày 19/3 của Nga, nước này đang tăng gấp đôi số lượng binh lính tham gia vào các cuộc tập trận rầm rộ do Tổng thống Putin trực tiếp ra lệnh trong tuần này. Đây là cuộc phô trương sức mạnh lớn chưa từng có trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga với phương Tây tiếp tục leo thang vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Hồi đầu tuần, Tổng thống Putin đã ra lệnh phát động loạt cuộc tập trận của hơn 40.000 ở những khu vực trải rộng trên khắp nước Nga, từ Bắc Cực đến vùng Viễn Đông, vùng nam Caucasus và bán đảo Crimea.
Đến ngày 19/3, Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Nga ông Valery Gerasimovb tuyên bố, “số lượng binh lính tham gia tập trận đã lên tới 80.000 quân và số lượng máy bay chiến đấu tham gia diễn tập phô trương sức mạnh đã là 220 chiếc”, hãng tin RIA Novosti cho hay.
Lực lượng binh lính đến từ các quân khu phía tây, miền trung cùng máy bay quân sự đã được triển khai rầm rập đến loạt cuộc tập trận, Tướng Gerasimov cho biết.
Video đang HOT
Hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn bất ngờ trên đã diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang “lao dốc không phanh” vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine . Ukraine cùng các đồng minh phương Tây cáo buộc Moscow đưa hàng ngàn quân vào biên giới để hậu thuẫn cho lực lượng lykhai miền đông Ukraine . Moscow bác bỏ cáo buộc trên.
Ngoại giao bên miệng hố chiến tranh
Nhà phân tích quân sự Pavel Felgenhauer cho rằng, Nga đang theo đuổi chiến lược hai mũi nhọn nhằm vào phương Tây: sử dụng các cuộc tập trận quân sự rầm rộ trong đó có cả sự tham gia của vũ khí hạt nhân để thị uy, gây sức ép với phương Tây, buộc phương Tây phải nhượng bộ trong vấn đề trừng phạt Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine trong khi vẫn bảo đảm lực lượng của Nga luôn ở tư thế sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đối đầu quân sự toàn diện nào với phương Tây.
“Đây là chính sách bên miệng hố chiến tranh, mấp mé bên bờ vực chiến tranh”, ông Felgenhauer nhận định đồng thời thêm rằng trong bối cảnh mối quan hệ đổ vỡ hiện nay với phương Tây, điện Kremlin không bác bỏ bất kỳ kịch bản nào.
“Có những sự chuẩn bị cho cả một cuộc xung đột hạt nhân, cho một cuộc chiến tranh lớn với Châu Âu và cho một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu với Mỹ”, ông Felgenhauer đã cho biết như vậy.
Trong một tuyên bố gây bão khiến nhiều người xem đó là dấu hiệu chứng tỏ điện Kremlin sẵn sàng “chơi hết mình”, Tổng thống Putin cho biết ông đã đưa lực lượng hạt nhân vào tình trạng báo động trong vụ sáp nhập bán đảo Crimea cách đây một năm.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác tin rằng, tuyên bố trên của ông Putin thực chất chỉ mang tính đe dọa, răn đe.
Có thể nói, trong khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang bắt đầu dịu đi, có nhiều tiến triển đáng hy vọng thì cuộc đối đầu Đông-Tây xem ra chẳng hạ nhiệt mà còn tiếp tục nóng lên từng ngày. Nga và phương Tây liên tiếp dương oai diễu võ để thị uy, đe nẹt nhau. Cùng với đó, hai bên tiếp tục có những hành động khiêu khích lẫn nhau. Washington sẽ đưa quân đến Ukraine để huấn luyện cho lực lượng của Kiev vào tháng tới dù nước này đã kiềm chế chưa cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev .
Những cuộc tập trận của Nga phần lớn là để phản ứng, đáp trả với việc NATO liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở sường phía đông, giáp với biên giới Nga. Thậm chí, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker còn đi xa tới mức kêu gọi thành lập một quân đội chung Châu Âu để đối phó với Nga.
Nga nhấn mạnh mục đích duy nhất của các cuộc tập trận của họ là duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. “Đó chẳng phải là hành động dọa dẫm hay dương oai diễu võ gì. Chúng tôi không giống như một số nước vênh váo phô trương sức mạnh bằng cách đưa quân, vũ khí và thiết bị quân sự vào lãnh thổ của các nước khác”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã nói gay gắt như vậy.
Theo lời ông Antonov, các tùy viên quân sự nước ngoài sẽ được thông báo về loạt cuộc tập trận vừa rồi tại Trung tâm Quản lý Quốc phòng tối mật của quân đội Nga vào cuối tuần này.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Tổng thống Putin và 100.000 người hát quốc ca mừng 1 năm Crimea sáp nhập
Khoảng 100.000 người ngày 18/3 đã tập trung gần Quảng trường Đỏ ở trung tâm thủ đô Mátxcơva để kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga. Tổng thống Vladimir Putin cũng tham gia sự kiện và hát quốc ca trên sân khấu.
Quang cảnh buổi mít tinh và hòa nhạc kỷ niệm 1 năm ngày Crimea sáp nhập tại Mátxcơva ngày 18/3
Sự kiện, mang tên "Chúng ta sát cánh bên nhau", bao gồm một cuộc mít tinh và hòa nhạc, do Tòa thị chính Mátxcơva tổ chức. Đánh dấu một năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga, cuộc mít tinh có sự tham dự của trên 100.000 người, theo hãng tin Ria Novosti.
Những người tham gia mang các tấm biểu ngữ với các thông điệp khác nhau đã tập trung tại địa điểm nổi tiếng của Mátxcơva, khu Vasilievsky Spusk gần Quảng trường Đỏ. Nhiều ca sĩ Nga đã biểu diễn trên sân khấu trước sự cổ vũ của rất đông khán giả.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại buổi mít tinh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự buổi mít tính và xuất hiện trên sân khấu để đích thân chúc mừng tất cả mọi người có mặt trong lễ kỷ niệm.
"Một năm trước, người Nga đã chứng minh sự bình tĩnh và lòng yêu nước lớn lao trong việc hỗ trợ người dân Crimea và Sevastopol trở về đất mẹ. Tất cả chúng ta sau đó đã nhận ra và cảm nhận được bằng trái tim và trí óc về tầm quan trọng của mối liên kết lịch sử và thế hệ", ông Putin phát biểu, nói thêm rằng những mối liên hệ tinh thần và lịch sử như vậy tạo nên một quốc gia đoàn kết.
Người dân Crimea và Sevastopol, một thành phố có quy chế đặc biệt nằm trên bán đảo, đã bỏ phiếu tách khỏi Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014. Tại một khu vực với đa số dân là người gốc Nga, 97% cử tri trong tổng số 1,2 triệu dân đã từ chối công nhận chính phủ mới của Ukraine và bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga.
An Bình
Ảnh: RT
Theo dantri
Crimea và một năm hành trình về "đất mẹ" Ngày 18/3 đánh dấu tròn một năm bán đảo Crimea trở về với nước Nga, sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và những bước đi quyết đoán của Tổng thống Vladimir Putin. Sau một năm, sự kiện này vẫn để lại nhiều hệ lụy với các bên, được nhiều nhưng mất cũng không ít. Crimea đã khoác lên mình...