Putin: Chớ dùng MH17 cho “mục đích chính trị ích kỷ”
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về âm mưu dùng vụ rơi máy bay MH17 ở Ukraine cho những mục đích chính trị ích kỷ.
Tổng thống Nga Putin.
“Nói về thảm họa khủng khiếp xảy ra trên bầu trời Donetsk, tôi muốn nói một lần nữa về việc chúng tôi ở Nga đã đối phó với với những sự kiện xảy ra ở Ukraine như thế nào. Chúng tôi đã liên tục kêu gọi các bên xung đột ngay lập tức ngừng gây đổ máu và ngồi xuống bàn đàm phám”, Tổng thống Nga Putin cho biết trên kênh truyền hình Rossiya 24 TV.
“Tôi có thể nói chắc chắn rằng nếu các hành động quân sự ở miền đông Ukraine không được nối lại vào ngày 28/6, thảm họa này đã không xảy ra. Cùng lúc, không ai được và có quyền được dùng thảm họa này để đạt được mục đích chính trị của riêng họ. Những sự kiện như thế này phải đoàn kết mọi người chứ không phải là chia rẽ”, ông nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo Nga cho rằng những người chịu trách nhiệm cho tình hình ở khu vực cần phải tăng cường trách nhiệm của chính họ trước người dân của chính họ và người dân của nước có nạn nhân trong thảm họa MH17.
“Về phần mình, Nga đang làm mọi thứ có thể để cuộc xung đột ở Ukraine vượt qua giai đoạn quân sự hiện nay tới giai đoạn thảo luận ở bàn đàm phán qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao”, Tổng thống Nga khẳng định.
Ông Putin cũng kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế đối với vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia ở Ukraine và vụ việc cần phải được tiến hành dưới sự bảo trợ của Tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO).
“Cần phải làm mọi điều để đảm bảo cho công việc của các chuyên gia quốc tệ tại hiện trường thảm họa này”, ông Putin cho biết thêm. Ông cũng cho hay hiện các đại diện của các vùng Donbas và Donetsk cũng như giới chức cơ quan giải quyết các tình huống khẩn cấp của Ukraine và chuyên gia Malaysia đang làm việc tại hiện trường.
Trong khi đó lãnh đạo Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Borodai ngày 20/7 cho hay những thiết bị giống với hộp đen máy bay, tức hộp lưu dữ liệu về chuyến bay, đã được tìm thấy tại hiện trường MH17 rơi và đã được đưa về Donetsk.
Borodai cam kết sẽ chuyển hộp đen cho các chuyên gia của ICAO và từ chối trao cho Kiev vì lo ngại kết quả cuộc điều tra có thể bị làm giả.
Vũ Quý
Theo Dantri/ Ria Novosti
Việt Nam-Nga ký thỏa thuận thăm dò dầu mỏ
Ngày 16/6, tại Trung tâm triển lãm quốc tế "Crocus Expo" ở thủ đô Moskva của LB Nga, các chủ tịch, giám đốc điều hành ngành năng lượng và chính khách từ nhiều quốc gia đã tham dự phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị Dầu mỏ thế giới lần thứ 21, dự kiến kéo dài 5 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã tham dự phiên họp toàn thể. Sau đó, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Chủ tịch tập đoàn Rosneft của Nga Igor Sechin, Tổng giám đốc công ty dầu mỏ Zarubezhneft Alexander Kudasov và Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về khả năng hợp tác tiến hành nghiên cứu địa chất chung các lô 125 và 126 thuộc Bể Phú Khánh, trên thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu cùng các quan chức Việt Nam cũng đã có buổi làm việc, trao đổi với Tổng giám đốc Alexander Kudasov và công ty dầu mỏ Zarubezhneft. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã thăm gian triển lãm của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) tại Triển lãm Dầu mỏ thế giới lần thứ 21, sự kiện được tổ chức song song với Hội nghị trên.
Diễn ra ba năm một lần, Hội nghị Dầu mỏ thế giới năm nay được tiến hành trong bối cảnh giá dầu mỏ thế giới leo tới ngưỡng cao kỷ lục trong vòng 9 tháng qua do tình trạng bạo lực tại Iraq. Hội nghị thể hiện rõ mong muốn tiếp tục đầu tư vào Nga của các tập đoàn phương Tây bất chấp những căng thẳng liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Tham gia hội nghị trên có khoảng 4.000 đại biểu, trong đó có 30 bộ trưởng, 400 giám đốc điều hành và người đứng đầu các tổ chức công nghiệp đến từ hơn 80 nước. Trong số các đại biểu có Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Abdullah El-Badri, nhiều nhân vật đứng đầu các tập đoàn dầu khí khổng lồ của phương Tây như Giám đốc điều hành tập đoàn BP của Anh Bob Dudley, Chủ tịch Hội đồng quản trị Exxon Mobil Mỹ Rex Tiller, cùng lãnh đạo các tập đoàn dầu khí lớn khác của Nga.
Chủ đề chính của hội nghị lần này là "Đảm bảo nguồn cung năng lượng có trách nhiệm cho thế giới đang phát triển". Các vấn đề thảo luận gồm: nguồn dầu mỏ và khí đốt truyền thống và phi truyền thống; lĩnh vực tài chính; quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; an ninh môi trường; đảm bảo ổn định năng lượng; vận chuyển dầu và khí đốt, các dự án tại Bắc cực.
Phát biểu tại phiên toàn thể, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nhấn mạnh an ninh năng lượng toàn cầu phải đảm bảo phân bổ rủi ro một cách cân bằng giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu năng lượng. Ông cũng trình bày các nhân tố chính trong "Chiến lược Năng lượng của Nga tới năm 2035", gồm tăng sản lượng dầu mỏ thông qua việc đẩy mạnh thăm dò địa chất, hình thành các tổ hợp dầu mới chủ yếu ở miền Đông, cũng như ứng dụng các phương pháp công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả. Phó Thủ tướng Dvorkovich lưu ý rằng Nga muốn tăng cường hiện diện tại thị trường năng lượng châu Á-Thái Bình Dương, cũng như duy trì sự hiện diện tại thị trường phương Tây. Đến năm 2035, Nga dự kiến đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào lĩnh vực dầu mỏ.
TTXVN/Tin Tức
Tìm hiểu "ván cờ" của Trung Quốc ở Biển Đông Một kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông từng được dự báo cách đây 20 năm và lý do dẫn đến các hành động này xuất phát từ mối quan hệ bất cân xứng. Điều này đã được nhiều học giả quốc tế nghiên cứu và công bố trong những năm gần đây... Trung Quốc sẽ khiêu khích...