Putin chính thức ‘khiếu chiến’ với Mỹ và NATO
Sau khi liên tiếp bị thách thức một cách cao độ, Tổng thống quyền lực của nước Nga – ông Vladimir Putin mới đây đã chính thức “khiêu chiến” với Mỹ và NATO. Diễn biến này cho thấy mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây tiếp tục đi theo chiều hướng xấu đi một cách bế tắc
Tổng thống Putin
Ngay trước thềm năm mới 2016, Tổng thống Putin đã ký một văn bản có tên “Về Chiến lược An ninh Quốc gia của Liên bang Nga”. Theo đó, Moscow chính thức liệt Mỹ là một trong những mối đe doạ đối với an ninh của nước Nga.
Tài liệu trên sẽ thay thế cho bản chiến lược năm 2009 được Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev phê chuẩn. Theo bản năm 2009, ông Medvedev, hiện đang giữ chức Thủ tướng Nga, không hề đề cập đến cả Mỹ và NATO.
Khác biệt căn bản giữa chiến lược năm 2009 và bản năm 2016 là Mỹ và NATO đã được nhắc tên. Đáng chú ý là giờ đây Moscow đã chính thức coi Mỹ và NATO là mối đe doạ đối với an ninh của nước họ. Đây là lần đầu tiên bản chiến lược an ninh quốc gia của Nga nhắc đến tên của Mỹ.
Bản chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga cho rằng, vai trò của Moscow trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các cuộc xung đột quốc tế đã tăng lên và điều này đã gây ra phản ứng từ phương Tây.
Việc Nga thực hiện một chính sách độc lập “cả trên trường quốc tế lẫn sân khấu chính trị trong nước” đã gây ra “phản ứng từ Mỹ và các đồng minh của họ. Phương Tây đang vật lộn tìm cách để duy trì thế độc tôn, thống trị trên sân khấu toàn cầu”, bản chiến lược an ninh quốc gia của Nga cho biết. Và vì thế, họ đã tìm cách “gây áp lực về chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin” đối với Nga.
Chiến lược an ninh quốc gia của Moscow cũng xác định sức mạnh ngày càng tăng của Nga trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc coi Mỹ là một mối đe doạ đối với Nga là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Theo Moscow, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã hậu thuẫn cho “một cuộc lật đổ chống lại hiến pháp ở Ukraine”.
Chiến lược an ninh quốc gia của Nga cũng đề cập đến NATO và cũng coi liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương là một mối đe doạ. Văn bản này là nền tảng, cơ sở để các cơ quan nhà nước của Moscow từ đó đề ra chiến lược xử lý các vấn đề an ninh quốc gia.
Việc Nga coi là Mỹ là mối đe doạ không có gì là lạ khi trên thực tế, giới chức ở Washington đã nhiều lần lên tiếng tuyên bố Nga là mối đe doạ lớn nhất đối với nước Mỹ. Thậm chí, đã có lúc giới chức ở Washington ví Nga giống như tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ và NATO vẫn tung ra hàng loạt đồn trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani.
Trong thời gian qua, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng. Điều đó khiến cho các nước láng giềng xung quanh cuống cuồng kêu gọi NATO đưa quân và vũ khí và nước họ. Những nước này đồng thời cũng tăng chi tiêu quân sự để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa Nga. Một số nước láng giềng xung quanh Nga thậm chí còn coi Nga là thách thức lớn nhất đối với an ninh Châu Âu.
Trong khi đó, Nga tin rằng, Mỹ cùng NATO đang dựa vào cái cớ là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, là cái được gọi là “mối đe dọa” từ Nga để tăng cường sự hiện diện quân sự ở mức độ chưa từng có trong các khu vực xung quanh Nga.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ tiếp tục được đẩy lên một mức nữa khi Moscow chính thức tham chiến ở Syria, làm lu mờ ảnh hưởng của siêu cường số 1 thế giới tại khu vực Trung Đông.
Trong khi Nga dồn dập và quyết liệt không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì Mỹ cùng các đồng minh phương Tây ra sức cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Syria không nhằm mục đích chống khủng bố. Mỹ và phương Tây tin rằng, chiến dịch can thiệp quân sự của Nga thực chất chỉ là vỏ bọc để chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin cứu chính quyền của đồng minh Bashar al-Assad.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Lệnh cấm vận của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức có hiệu lực
Nga sẽ không nhập một số mặt hàng rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/1/2016 thời điểm lệnh cấm vận của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực.
Kể từ ngày 1/1/2016, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không xuất khẩu các loại rau quả, thịt và hoa sang thị trường Nga. Đây là lệnh cấm có hiệu lực từ ngày đầu năm mới nằm trong các biện pháp trừng phạt mà Nga áp dụng đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn rơi máy bay quân sự của Nga trên không phận Syria.
Ảnh: RT.
Bộ Thương mại Công nghiệp Nga tuyên bố, thay thế cho hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ trên thị trường Nga sẽ là các sản phẩm đến từ Ai Cập và các nước khác thân thiện với Nga. Có thể, Nga sẽ nhập khẩu rau từ Iran, Morocco, Israel, Azerbaijan, Uzbekistan, các loại cam quýt từ Nam Phi, Argentina và Trung Quốc.
Ngoài ra, trong khuôn khổ lệnh cấm từ ngày 1/1/2016, Nga sẽ dừng chế độ miễn thị thực với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quy định thị thực không áp dụng cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã có giấy phép tạm trú hoặc thẻ cư trú trên lãnh thổ Nga, cũng như các công dân Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao. Tạm thời, Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa ra các biện pháp đáp trả đối với biện pháp trừng phạt của Nga. Bộ Ngoại giao hai bên cũng chưa tiến hành bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể áp dụng chế độ thị thực đối với công dân Nga.
Trước đó, chính phủ Nga cũng đã phê chuẩn danh mục hoạt động cấm không cho các pháp nhân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các công ty do công dân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, thực hiện tại Nga kể từ ngày 1/1/2016. Danh mục bao gồm xây dựng, thiết kế, kiến trúc, du lịch, khách sạn, chế biến gỗ... Các cơ quan chức năng Nga đã chỉ thị Cơ quan Quản lý du lịch nước này xóa khỏi danh sách đăng ký liên bang tất cả những công ty du lịch có liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng cộng 19 pháp nhân đã bị loại khỏi danh sách này. Theo luật pháp Nga, các công ty không có đăng ký trong danh sách liên bang không được phép hoạt động kinh doanh du lịch tại Nga. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên công ty.
Trước khi lệnh cấm vận kinh tế của Nga chính thức có hiệu lực, để cứu vớt mối quan hệ vốn đã rạn nứt nghiêm trọng với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng đề nghị Serbia làm trung gian hòa giải với Nga. Theo đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đề nghị Tổng thống Serbiaa Nikolic giúp thực hiện mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ về bình thường hóa quan hệ với Nga.
Tuy nhiên, nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ đã không thành công, do phía Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện ba điều kiện để khôi phục quan hệ ngoại giao.
Trước hết các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi cho hành động bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, sau đó phải tìm và trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về vụ việc này. Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ phải bồi thường cho phía Nga chiếc máy bay bị phá hủy. Thứ 3, theo các chuyên gia, để cải thiện mối quan hệ song phương, còn phụ thuộc vào cách Thổ Nhĩ Kỳ ứng phó với nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng mà Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria để tiêu diệt.
Ông Leonid Reshetnikov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược của Nga nói: "Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ nhóm Nhà nước Hồi giáo không chỉ về mặt kinh tế, mà cũng gửi quân đến chống lại chính phủ Syria. Tôi biết rõ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực vào cuộc chiến. Vì vậy, chưa thể có triển vọng cho mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi nhóm Nhà nước Hồi giáo bị tiêu diệt hoàn toàn".
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?
VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa "yên tâm" chống IS.
Theo ước tính, thiệt hại của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ những căng thẳng với Nga vào khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Dự đoán, trong trường hợp xấu nhất, thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt sẽ khiến GDP của Thổ Nhĩ Kỳ giảm khoảng 0,4%. Số lượng khách du lịch Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm đáng kể (khoảng 600.000 người).
Một số chuyên gia khác ước tính, tổn thất của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gấp đôi những con số trên. Vì thế, để cải thiện mối quan hệ đang trên bờ vực xuống dốc này, rất cần những hành động trực tiếp và thực chất từ phía Thổ Nhĩ Kỳ./.
Vũ Anh Tuấn Tổng hợp
Theo_VOV
Putin coi NATO mở rộng là mối đe dọa của Nga Tổng thống Vladimir Putin vừa phê chuẩn một chiến lược an ninh mới, trong đó chỉ ra sự mở rộng của NATO là một mối đe dọa của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Zuma Press/Newscom) Chiến lược vạch ra các lợi ích an ninh quốc gia và các ưu tiên chiến lược của Nga. Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh,...