Putin chỉ huy tập trận hạt nhân chiến lược quy mô lớn
Lực lượng hạt nhân chiên lược của Nga kêt thúc thành công cuôc tâp trân chỉ huy quy mô lớn, dưới sự chỉ huy trực tiêp của Tông Tư lênh tôi cao Quân đôi Nga – Tông thông Vladimir Putin.
Cuôc tân trân quy mô lớn này được thực hiên lân đâu tiên trong lịch sử hiên đại của Nga. Ngày 19/10, hê thông điêu khiên Lực lượng hạt nhân chiên lược và các cuôc phóng tên lửa đã được thực hiên thành công dưới sự chỉ huy trực tiêp của Tông thông Putin.
Môt tên lửa chiên lược của Nga. Ảnh: RIA Novosti.
Hê thông điêu khiên Lực lượng hạt nhân chiên lược mới gôm hê thông điêu khiên liên lạc tự đông, các thuât toán mới điêu khiên Lực lượng hạt nhân chiên lược với sự thực hiên thành thục các nhiêm vụ huân luyên chiên đâu ba thành phân thông nhât gôm không quân tâm xa, lực lượng hạt nhân trên biên và lực lượng hạt nhân trên đât liên.
Video đang HOT
Tông thông Putin đánh giá cao trình đô tác chiên của các đơn vị và Bô Tông Tham mưu Quân đôi Nga đã thực hiên tât cả các nhiêm vụ đê ra, khẳng định đô tin cây và hiêu quả của lực lượng hạt nhân chiên lược của Nga.
Binh chủng tên lửa chiên lược của Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol, trong khi tàu ngâm hạt nhân mang tên lửa mang tên Thánh Georgy bách thắng thuôc Hạm đôi Thái Bình Dương đã phóng thành công tên lửa đạn đạo, và các máy bay ném bom chiên lược Tu 95 và Tu 160 cũng đã phóng thành công 4 tên lửa chiên lược.
Cũng trong cuôc tâp trân này, lân đâu tiên quân đôi Nga đã sử dụng tô hợp pháo tên lửa phòng không hiên đại Pantsir-S bắn hạ thành công tên lửa có cánh.
Theo VNE
Triều Tiên thề 'lấy tên lửa chọi tên lửa'
Triều Tiên tuyên bố sở hữu "các lực lượng tên lửa chiến lược", có khả năng tấn công lục địa của Mỹ, ngay sau khi láng giềng Hàn Quốc được phép tăng tầm hoạt động tên lửa đủ sức phủ kín Triều Tiên.
Một tên lửa của Triều Tiên trong một cuộc diễu hành tại Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Trong một loạt bản tin được hãng thông tấn chính thức KCNA đưa ra hôm qua, phát ngôn viên Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên cũng tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng đánh trả bất kỳ kẻ thù nào, "hạt nhân chống hạt nhân, tên lửa chọi tên lửa".
"Chúng tôi không che giấu thực tế rằng quân đội cách mạng Triều Tiên, trong đó có các lực lượng tên lửa chiến lược, đã đặt vào tầm ngắm không chỉ lực lượng đối địch Hàn Quốc và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cả Nhật Bản, đảo Guam và thậm chí vùng lục địa chính của Mỹ", AFP dẫn lời người phát ngôn.
Lời cảnh báo đến hai ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tăng gần gấp ba tầm bắn của tên lửa mà Seoul sở hữu, lên đến 800 km, nghĩa là có khả năng vươn tới bất cứ địa điểm nào của Triều Tiên, và cả một số vùng của Trung Quốc và Nhật Bản.
Triều Tiên được biết là có phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), Taepodong-2, nhưng chưa bao giờ thử nghiệm thành công. Hồi tháng 4, Bình Nhưỡng tuyên bố phóng tên lửa nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo nhưng thất bại. Mỹ và Liên Hợp Quốc kịch liệt lên án hành động này là một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình, cho rằng tên lửa này đơn giản là loại biến thể ba tầng của Taepodong-2. Tuy nhiên Bình Nhưỡng khẳng định việc phóng vệ tinh hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Sau đó, Triều Tiên tiếp tục gây chú ý khi trưng bày bộ vũ khí mới được cho là các tên lửa ICBM tại một cuộc diễu hành quân đội nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây kết luận rằng vũ khí trưng bày chỉ là mô hình.
Các nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng tuyên bố mới nhất của Triều Tiên cũng là không đáng tin.
"Không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên đã thành công trong việc thử nghiệm một tên lửa có phạm vi đủ rộng để vươn tới lục địa chính của Mỹ", Yun Duk-Min, một giáo sư thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc cho biết. "Có thể tuyên bố chỉ nhằm thúc đẩy tinh thần quân đội và thu hút sự ủng hộ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un".
Mỹ hiện có 28.500 binh sĩ đang đóng quân tại Hàn Quốc, nhằm đảm bảo "một chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí nguyên tử. Đổi lại, Seoul chấp nhận bị hạn chế về năng lực tên lửa.
Hàn Quốc từng nhiều lần đề nghị Mỹ nới rộng giới hạn phạm vi tên lửa nhằm đối phó với Triều Tiên nhưng không đạt được kết quả. Nhu cầu trở nên cấp bách sau vụ phóng tên lửa hồi tháng 4 của Bình Nhưỡng. Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có khoảng 1.000 tên lửa các loại, phần lớn trong số này nhắm vào Seoul và những địa điểm khác của Hàn Quốc.
Theo VNE
Ấn Độ thử tên lửa Agni-IV Ấn Độ ngày 19.9 đã phóng thử thành công một tên lửa chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 4.000 km. Theo hãng tin BBC, Agni-IV là tên lửa có tầm bắn dài thứ hai của Ấn Độ. Việc phóng thử được thực hiện chỉ 2 ngày sau khi Pakistan phóng thử 1 tên lửa cũng...