Putin: “Châu Âu nên độc lập, vì lợi ích của chính mình”
“Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu châu Âu tỏ ra độc lập, chủ quyền và tự bảo vệ lợi ích của chính mình – lợi ích của người dân và cả đất nước của họ, RT dẫn lời Tổng thống Putin hôm qua trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình RTS”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh:RT)
Người đứng đầu điện Kremlin cũng nói thêm rằng ông hy vọng một cuộc chiến tranh mới tại châu Âu là điều sẽ không cần phải tính đến.
Bình luận về tình hình châu Âu hiện nay, nhà lãnh đạo Nga Putin cho rằng khi tham gia vào bất kỳ một tổ chức hay khối liên minh quân sự chính trị nào, các nước chắc chắn sẽ mất đi một phần nào đó chủ quyền riêng của mình.
Ông Putin cũng lưu ý rằng: “Pháp từng rút khỏi NATO để bảo vệ chủ quyền của mình, giúp đảm bảo lợi ích riêng ở mức độ cao nhất – điều mà nếu đứng trong khối liên minh, Paris sẽ không thể làm được”.
Pháp từng rút khỏi khối liên minh quân sự NATO từ những năm 1960 và mới quay lại khối này từ năm 2009.
Video đang HOT
Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ không phân tích chính sách đối ngoại của các quốc gia châu Âu, bởi đó không phải là chuyện của mình. Nhưng cần thừa nhận rằng, nếu phải bàn đến các vấn đề châu Âu với các đối tác châu Âu tại Washington, thì đó cũng chẳng phải chuyện tốt lành”.
Ông Putin đồng thời vạch rõ Washington đã và đang tiếp tục theo đuổi chính sách đế quốc từ lâu. Nhà lãnh đạo Nga dẫn ý kiến của một nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng “chính chính sách này đang làm hại nước Mỹ”
Vị Tổng thống đầy kinh nghiệm của Nga một lần nữa khẳng định Mátxcơva hoàn toàn không theo đuổi lập trường chống Mỹ, ngược lại “Nga tôn trọng và yêu mến nước Mỹ, nhất là những người dân Mỹ” – Ông Putin nói.
Gần đây quan hệ giữa Nga với Mỹ và châu Âu đang giảm sút trầm trọng. Phương Tây cáo buộc Nga có liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine và áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt nghiệt ngã.
Từ phía Nga cũng có nhiều động thái đáp trả. Ông chủ điện Kremlin Vladimir Putin ngày 24/7 đã đồng ý cho phép tiêu hủy các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu trong diện bị trả đũa do đã áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.
Các cuộc tập trận chung của Mỹ và đồng minh NATO sát biên giới Nga, hay các chuyến bay quân sự của Nga gần không phận châu Âu cũng khiến mối quan hệ đông-tây ngày càng xấu đi.
Tổng thống Putin ngày 26/7 đã phê chuẩn học thuyết hàng hải phiên bản mới của Nga, trong đó kêu gọi duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Nga ở Đại Tây Dương và Bắc Cực, đồng thời chỉ trích xu hướng mở rộng về phía đông của NATO.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
Hàn Quốc sẽ trả đũa nếu bị Triều Tiên khiêu khích thêm lần nữa
Ngày 27/7, Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đã kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và hợp tác với Hàn Quốc vì sự thịnh vượng chung của hai miền Triều Tiên.
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Theo Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, phát biểu nhân kỷ niệm 62 năm ngày chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, ông Hwang Kyo-ahn cho rằng hai miền Triều Tiên có thể "tiến tới con đường hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình."
Tuy nhiên, ông Hwang cũng cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu bị Triều Tiên khiêu khích thêm lần nữa.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950-1953 và chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với nhau.
Trong một diễn biến khác, đặc phái viên Mỹ về đàm phán sáu bên Sydney Seiler đã tới Hàn Quốc hôm 26/7 và dự kiến gặp nhiều quan chức của nước sở tại trong ngày 27/7 để bàn về cách thức đối phó với Triều Tiên.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các cường quốc trên thế giới đã đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử về chương trình hạt nhân của Iran.
Triều Tiên chưa tỏ rõ dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng từ bỏ tham vọng hạt nhân và vẫn luôn coi chương trình hạt nhân của mình là một sức mạnh răn đe đầy uy lực đối với điều mà họ gọi là chính sách thù địch của Washington chống Bình Nhưỡng.
Vòng đàm phán sáu bên (gồm Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản) gần đây nhất được tổ chức hồi tháng 12/2008./.
Theo Vietnam
Bị cấm nhập khẩu từ EU, người Nga tăng cường buôn lậu Hải quan Nga vừa bắt một xe chở gần nửa tấn phô mai nhập lậu từ Ba Lan. Phô mai là mặt hàng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Điện Kremlin nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây, theo AFP. Lệnh cấm nhập khẩu từ EU được cho đã làm gia tăng nạn buôn lậu hàng hóa từ châu...