Putin cáo buộc Mỹ phá hoại trật tự thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa cáo buộc Mỹ biến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn khi áp đặt “trật tự đơn phương” trong ngoại giao quốc tế, và bác thông tin cho rằng Moscow muốn xây dựng một đế chế mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay phát biểu tại thành phố Sochi. Ảnh: Reuters.
“Liệu sự can thiệp của họ vào mọi vấn đề trên toàn cầu đem đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng?”, ông Putin hôm nay đặt câu hỏi trước một nhóm học giả chính trị được biết đến với cái tên Câu lạc bộ Valdai, tại khu nghỉ dưỡng ở thành phố Sochi bên bờ Biển Đen.
Tổng thống Nga cho rằng “trật tự đơn phương” của Mỹ đang phản tác dụng. “Xung đột không được giải quyết mà còn leo thang, các nước có chủ quyền không được ổn định, thay vào đó là tình trạng hỗn loạn gia tăng, không có dân chủ, mà chỉ có sự ủng hộ cho những kẻ đáng ngờ, từ những người theo chủ nghĩa Phát xít mới tới những kẻ Hồi giáo cực đoan”, DPAdẫn lời ông Putin nói trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp.
Ông Putin cũng cáo buộc Washington tạo ra “những kẻ thù bên ngoài” để tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu. “Hóa ra một thế giới đơn phương không dễ chịu và khó kiểm soát đối với người tự gọi mình là lãnh đạo”, tổng thống Nga nói, ám chỉ chính sách đối ngoại của người đồng cấp Mỹ Barack Obama.
Trong bài phát biểu với ngôn ngữ gợi nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh, ông Putin cho rằng phương Tây mới có lỗi cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và khắc họa Nga là một cường quốc, không phải xin phương Tây dỡ cấm vận vì cuộc xung đột.
Video đang HOT
“Những tuyên bố cho rằng Nga đang cố thiết lập lại một loại đế chế nào đó, rằng họ đang xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng, là phi lý”, ông Putin cho hay. “Nga sẽ không làm điệu bộ, bị chọc tức hay xin ai đó bất cứ điều gì. Nga có thể tự cung tự cấp”.
Tổng thống Nga cũng cho biết khả năng những hiệp định kiểm soát vũ khí bị xâm phạm đang gia tăng và kêu gọi thảo luận về các điều kiện thế giới chấp nhận được cho việc sử dụng vũ lực.
Theo Reuters, bài phát biểu của ông Putin có những ngôn từ chống phương Tây thuộc loại mạnh mẽ nhất kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2000. Nó cho thấy Moscow và phương Tây cách biệt nhau đến đâu trong nhiều vấn đề.
Trọng Giáp
Theo VNE
Iraq ra mắt chính phủ mới sẵn sàng đối phó phiến quân
Quốc hội Iraq ngày 8/9 đã bỏ phiếu phê chuẩn nội các mới, nhằm tăng cường đoàn kết dân tộc và đẩy mạnh cuộc chiến chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan "Nhà nước Hồi giáo". Mỹ đã lên tiếng ủng hộ dù một số vị trí then chốt còn bỏ ngỏ.
Tân thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi
Phiên họp quốc hội có ý nghĩa quan trọng của Iraq mở màn một cách khá hỗn loạn, khi nhiều nghị sỹ vắng mặt, còn chủ tịch quốc hội Salim al-Juburi phải vất vả ổn định trật tự.
Cuối cùng 289 trong số 328 nghị sỹ đã có mặt và giúp phê chuẩn nhân sự vào các vị trí phó thủ tướng và 21 Bộ trưởng. Tuy vậy, những vị trí then chốt, trong đó có Bộ trưởng nội vụ và Bộ trưởng quốc phòng, vẫn chưa có người đảm nhận.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự cân bằng quyền lực mong manh dường như đang hình thành giữa các phe phái vốn chia rẽ sâu sắc, 3 đối thủ lớn trên chính trường nước này đã được phê chuẩn trở thành các phó tổng thống mới, gồm các cựu thủ tướng Nuri al-Maliki và Iyad Allawi cùng cựu chủ tịch quốc hội Osama al-Nujaifi.
Đến nay, nội các Iraq gồm chủ yếu những người Ả rập dòng Shiite, vốn chiếm đa số tại Iraq, và chỉ có duy nhất một phụ nữ.
Tân thủ tướng Haidar al-Abadi đã chịu nhiều áp lực quốc tế trong việc phải thành lập một chính phủ gồm nhiều đảng phái, có thể đại diện cho một mặt trận thống nhất, chống lại các chiến binh Hồi giáo do nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) cầm đầu.
Chính phủ của người tiền nhiệm của ông al-Abadi đã chịu nhiều chỉ trích, khi cô lập những người Ả rập Sunni thiểu số, tạo cơ hội cho các tay súng trong cộng đồng này ngày càng lớn mạnh.
Phát biểu vài giờ trước chuyến công du tới khu vực để kêu gọi sự đoàn kết chống lại IS, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ngợi khen một nội các "mới và gồm nhiều thành phần" tại Iraq là "một cột mốc lớn".
"Giờ chính là lúc để các nhà lãnh đạo Iraq dẫn dắt quốc gia của họ với tầm nhìn và mục đích đã giúp tạo nên chính phủ mới này", ông Kerry nói.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ sự vui mừng khi chính phủ mới được thành lập, xem đó là một "bước đi tích cực", nhưng cũng hối thúc các chính trị gia nhanh chóng lựa chọn các Bộ trưởng quốc phòng và nội vụ.
Trong khi đó, người phụ trách nhân quyền của Liên Hợp Quốc, hoàng tử Zeid Ra'ad Al Hussein, khẳng định sự tàn độc của IS hứa hẹn sẽ chỉ đem đến "một ngôi nhà đầy máu" cho những ai phải sống dưới sự cai trị của chúng.
Lãnh đạo của tổ chức tôn giáo Al-Azhar uy tín của Ai Cập cũng lên án nhóm này.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Quốc vương Thái Lan phê chuẩn lãnh đạo đảo chính làm thủ tướng Lãnh đạo đảo chính ở Thái Lan đã chính thức được Quốc vương đáng kính của nước này hôm nay phê chuẩn làm thủ tướng. Tướng Prayut quỳ lạy trước chân dung Quốc vương Thái Lan trong buổi lễ nhận chỉ thị của Quốc vương ngày 25/8. Tư lệnh lục quân Prayut Chan-O-Cha, 60 tuổi, đã lật đổ chính phủ được bầu của...