Putin cáo buộc Kerry “nói dối”, Mỹ “hậm hực”
Tổng thống Nga Putin ngày 4/9 cho rằng Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã “nói dối” về mức độ ảnh hưởng của al-Qaeda ở Syria. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nhận xét của ông Putin là “phi lý” và ông đã hiểu sai điều ông Kerry thực sự muốn nói.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) đã bị Tổng thống Nga Putin (phải) cáo buộc “nói dối” về sự hiện diện của al-Qaeda tại Syria.
Ông Kerry “sẽ không mất ngủ sau bình luận vô lý, dựa trên trích dẫn không chính xác và hoàn toàn bị hiểu sai đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Pssaki cho biết trong một cuộc họp báo ở Washington ngày 5/9.
Trước đó một ngày, ông Putin đã cáo buộc nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ chủ tâm nói dối về mức độ can thiệp của al-Qaeda trong cuộc xung đột ởSyria.
Nhận xét của ông Putin có vẻ như là nhắc tới cuộc điều trần của Ngoại trưởng Mỹ trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện một ngày trước đó. Tại cuộc điều trần, ông Kerry cho biết sự hiện diện của al-Qaeda trong phe đối lập Syria không tăng lên, mặc dù bản thân ông Kerry và các quan chức Mỹ khác thừa nhận có sự dính líu của nhóm khủng bố này trong phe đối lập Syria.
“Ông ta nói dối và biết mình đang nói dối. Thật buồn”, ông Putin cho hay trong cuộc gặp với Ủy ban nhân quyền của điện Kremlin.
Trong cuộc điều trần, ông Kerry đã bị một thượng nghị sỹ hỏi liệu có đúng là quân nổi dậy Syria “đã ngày càng bị al-Qaeda thâm nhập”.
Video đang HOT
“Không, điều đó hoàn toàn không đúng”, ông Kerry trả lời.
Nói trước Hội đồng nhân quyền Kremlin vào thứ tư vừa qua, ông Putin đã hiểu bình luận của ông Kerry là không có hiện diện của al-Qaeda trong phe đối lập Syria.
Tổng thống Mỹ Obama đã phái ông Kerry đi vận động các nhà lập pháp ủng hộ cho kế hoạch tấn công quân sự Syria, đáp trả việc chính quyền nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học vào ngày 21/8 vừa qua.
Nga liên tục cho rằng can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria là không thể chấp nhận được, nếu không có sự phê chuẩn của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và cảnh báo lật đổ Assad có thể đưa những kẻ cực đoan Hồi giáo lên nắm quyền.
Phan Anh
Theo Ria Novost
Mỹ đánh Syria để "dằn mặt" Iran?
Iran đang ngày càng trở thành một trong những chủ đề tranh luận hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi giới chức thảo luận về một hành động quân sự chống lại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Tướng Martin Dempsey (trái) và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện ngày 3/9.
"Iran đang hi vọng các bạn nhìn theo hướng khác", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện ngày 3/9. "Việc chúng ta không hành động chắc chắn sẽ khiến họ hiểu sai ý định của chúng ta".
Trong những bình luận tại Vườn Hồng hồi cuối tuần qua, Tổng thống Obama không nhắc tới Iran một lần nào trong khi công bố quyết định hành động chống lại Syria, mà chỉ gián tiếp nhắc tới thông điệp sẽ được gửi tới "các chính phủ muốn chế tạo vũ khí hạt nhân".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry ngày 3/9 đã nhắc tới Iran 4 lần trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện, nhiều lần ám chỉ rằng hành động của Mỹ tại Syria là nhằm ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân của Iran.
Ông Kerry nói rằng một cuộc tấn công chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad có thể gửi một thông điệp rõ ràng về lập trường phản đối của Mỹ đối với các vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Khi được hỏi rằng liệu chính quyền Obama có thể sử dụng sự chấp thuận của quốc hội để tấn công vũ khí hủy diệt hàng loạt của Syria và ngăn chặn các mối đe dọa tại các nước khác, như chương trình hạt nhân của Iran, hay không, ông Kerry đã trả lời là "không".
Tuy nhiên, "dằn mặt" Iran rõ ràng đang ngày càng trở thành mục tiêu hàng đầu của những người ủng hộ một hành động quân sự của Mỹ tại Syra.
"Nếu Mỹ không hành động sẽ làm tổn hại uy tín của những cam kết an ninh khác của Mỹ, trong đó có cam kết của tổng thống nhằm ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân", Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện hôm 3/9.
Vài thành viên của Ủy ban đối ngoại thượng viện, ở cả hai đảng, dường như đều có chung quan điểm với chính quyền Obama rằng nếu không hành động tại Syria có thể khuyến khích Iran.
"Iran sẽ xem chúng ta chỉ là con hổ giấy nếu chúng ta không hành động", Thượng nghị sĩ bang California Barbara Boxer cảnh báo.
"Nếu không hành động sẽ chỉ khuyến khích Iran mà thôi", Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio nói. "Việc không hành động cũng gửi đi một thông điệp với thế giới rằng không có giới hạn đỏ nào mà họ lo ngại có thể vượt qua. Vì vậy, Iran sẽ tiến tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân".
Đó cũng là một thông điệp mà các thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham đích thân chuyển tới Tổng thống Mỹ Obama khi họ gặp ông tại Nhà Trắng hôm 3/9.
Một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho hay Iran sẽ được nhắc tới nhiều trong các cuộc thảo luận của các thành viên của quốc hội Mỹ trong những ngày tới.
Những lời kêu gọi cá nhân cũng như tập thể sẽ tập trung vào "viễn cảnh quan trọng mà nếu không hành động... có thể khuyến khích Tổng thống Assad và các đồng minh chủ chốt - Hezbollah và Iran - những người sẽ nhận thấy rằng không có sự trả đũa nào cho một sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc quốc tế", quan chức trên nói.
"Bất kỳ ai lo ngại về Iran và các nỗ lực trong khu vực nên ủng hộ hành động này", quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh.
An Bình
Theo ABC
Mỹ cáo buộc chính quyền Syria tấn công bằng khí độc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã tuyên bố những bằng chứng về việc vũ khí hóa học được sử dụng để sát hại dân thường Syria là "không thể chối cãi". Đồng thời Washington cũng khẳng định "rất ít nghi ngờ" việc chính quyền Syria đứng sau vụ việc. Thông tin trên được ông Kerry khẳng định với báo giới trong...