Putin cảnh báo ra “đòn” khí đốt với Ukraine
Tổng thống Putin ngày 9/4 đã cảnh báo Nga có thể sẽ yêu cầu Ukraine trả tiền trước cho khí đốt mua của nước này nếu Ukraine không chịu ngồi vào bàn đàm phán về những khoản nợ trước đó.
Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp chính phủ ngày 9/4.
Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga “ Gazprom sẽ chỉ chuyển khí đốt theo lượng mà phía Ukraine đã trả trước một tháng”, theo điều khoản mua bán đã được thay đổi. Thông tin được ông Putin đưa ra tại một cuộc họp chính phủ và được truyền thông Nga đăng tải. “Họ sẽ được nhận lượng khí đốt bằng lượng tiền họ đã trả”, lãnh đạo Nga tuyên bố.
Nga cho biết Ukraine nợ nước này 2,2 tỷ USD tiền khí đốt và Gazprom tuần trước yêu cầu Ukraine “có biện pháp khẩn” để giải quyết khoản nợ.
Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định tình hình “rất nghiêm trọng” và kêu gọi chính phủ đổi sang hệ thống thanh khoản trước.
Tuy nhiên, ông Putin cho rằng Nga hiện sẽ phải kiềm chế làm như vậy, do kinh tế Ukraine đang rất khó khăn và Nga đang tiến hành đàm phán với Liên minh châu Âu.
Vào đầu tháng này, Gazprom tuyên bố họ sẽ nâng giá xuất khẩu khí đốt cho Ukraine lên 81%, hủy giá ưu đãi trước kia, trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước tăng cao. Ukraine giờ đây phải trả 485 USD thay vì 268,5 USD cho 1.000m3 khí đốt, giá cao nhất so với các khách hàng ở châu Âu của Gazprom.
Video đang HOT
Kiev cho rằng Nga đang trừng phạt họ vì nghiêng theo phương Tây và tuyên bố sẽ kiện Nga ra tòa.
Putin: Phương Tây không hỗ trợ Ukraine “một xu lẻ nào”
Phát biểu trong cuộc họp chính phủ, ông Putin cho biết thêm Nga không ở vị trí phải hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của Ukraine vô hạn định. “Thật kỳ lạ. Như chúng ta biết, các đối tác của chúng ta ở châu Âu công nhận sự hợp pháp của giới chức hiện nay của Kiev nhưng không làm gì để hỗ trợ Ukraine. Không một đô la hay một xu lẻ nào.
Liên bang Nga không công nhận sự hợp pháp của giới chức ở Kiev nhưng vẫn hỗ trợ kinh tế cho Ukraine và hỗ trợ với số lượng hàng trăm triệu cùng hàng tỷ đô la”, ông Putin cho hay.
“Tất nhiên điều này sẽ không tồn tại mãi mãi”.
Kêu gọi Kiev đàm phán
Ông Putin cũng bày tỏ hi vọng Kiev sẽ không có những bước đi để sau này không thể sửa chữa được và nỗ lực ngoại giao của Nga sẽ thành công.
“Tôi hi vọng giới chức lâm thời sẽ không làm gì mà sau này không thể sửa chữa được”, ông nói và bày tỏ hi vọng những nỗ lực làm dịu căng thẳng qua đối thoại của Nga sẽ có kết quả “tích cực”.
Giới chức Nga trước đó đã cảnh báo giới chức Ukraine chớ có dùng vũ lực chống lại những người biểu tình ủng hộ thân Nga chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở miền đông Ukraine và lo ngại Ukraine có thể tiến gần hơn tới EU cũng như NATO.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Nga Lavro đang dự kiến gặp nhau vào tuần tới ở châu Âu nhằm thảo luận các bước chuẩn bị cho khả năng tổ chức một cuộc đàm phán 4 bên với Ukraine và các nhà ngoại giao EU. Nga khẳng định đại diện từ các vùng nói tiếng Nga của Ukraine phải được tham dự trong mọi cuộc thương thảo.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Tái hiện cuộc chiến khí đốt
Tuyên bố của quyền Thủ tướng Ukraine A. Yatsenyuk dọa sẽ đưa nước Nga láng giềng ra tòa án trọng tài để giải quyết cuộc tranh cãi về giá khí đốt giữa 2 nước đang làm cả châu Âu lo ngại về nguy cơ tái hiện cuộc chiến khí đốt từng làm băng giá châu lục này.
Hệ thống cung cấp khí đốt của châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ Nga
Tuần trước, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã quyết định tăng giá khí đốt bán cho Ukraine từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1.000 m3 với 2 lý do: Thứ nhất, do Kiev không thanh toán đúng hạn và đầy đủ số tiền gần 2 tỷ USD nhập khí đốt còn nợ. Thứ hai, mức giảm ưu đãi 100 USD/1.000m3 mà Ukraine được hưởng là nhờ cho Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân của tại Crimea nay không còn hiệu lực.
Mỗi năm Ukraine tiêu thụ khoảng 50 tỷ m3 khí đốt, trong đó 30 tỷ m3 nhập khẩu từ Nga. Trong bối cảnh nợ nước ngoài của Ukraine tính đến cuối năm 2013 ở mức 80% GDP, tương đương 140 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn là 65 tỷ USD, gấp 4 lần dự trữ vàng của nước này, phải gánh thêm chi phí khí đốt đồng nghĩa với việc kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ. Thêm vào đó, do gần 40% lượng khí đốt xuất sang châu Âu là đi qua Ukraine nên việc Nga - Ukraine rơi vào cuộc chiến khí đốt khiến châu Âu lo sốt vó.
Hiện nay, Bulgaria, Phần Lan và Slovakia gần như 100% phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Pháp, Italia và Đức phải nhập khẩu từ 20 đến 40 % khí từ Nga, còn toàn bộ EU đang phụ thuộc Nga tới gần 30%. Trong các năm 2006 và 2010, do tranh cãi giữa Nga và Ukraine xung quanh giá khí đốt, tập đoàn dầu khí Gazprom từng hạn chế lượng khí đốt xuất sang các nước Tây Âu và Ukraine khiến cả châu lục lao đao.
Hơn ai hết châu Âu hiểu những nguy cơ do phụ thuộc khí đốt vào Nga, nhưng thoát khỏi mối ràng buộc này là quá khó. Nhớ lại năm 2009, Chủ tịch Ủy ban châu Âu M. Barroso từng tuyên bố: "Thật không thể chấp nhận khi người tiêu dùng khí đốt châu Âu bị bắt làm con tin trong cuộc tranh chấp giữa Nga và Ukraine. Chúng ta không thể cho phép mình bị đặt trong tình thế như thế này trong tương lai". Vậy nhưng nay nguy cơ trên tái hiện, châu Âu chưa tìm ra lối thoát nào.
Lời hứa giúp đỡ của Mỹ cũng khá mơ hồ bởi vận chuyển khí hóa lỏng cho những nước nằm sâu trong đất liền ở châu Âu không hề đơn giản do không có đường ống dẫn. Chưa kể, những sản phẩm của Mỹ là từ công nghệ ép đá phiến sét để khai thác dầu mỏ (fracking) đang là một chủ đề gây tranh cãi tại châu Âu vì mức độ nguy hại cho môi trường, đặc biệt là tại Anh, Pháp, Áo, Hà Lan.
Liệu châu Âu và Mỹ có thể lợi dụng được gì từ con số dầu và khí đốt hiện chiếm 70% trong tổng số hơn 500 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của Nga và 52 % ngân sách liên bang? Đúng là tuy giữ vai trò như thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất của Nga, giúp cung cấp cho cường quốc này sức mạnh, nhưng châu Âu lại không thể biến khí đốt thành đòn bẩy chính trị. Van khí đốt trong tay nước Nga có thể làm cả châu Âu tê liệt.
Theo ANTD
Ukraine dọa kiện Nga ra tòa vì tăng giá khí đốt Chính phủ Ukraine ngày 5/4 đã có phản ứng gay gắt trước việc Nga tăng mạnh giá khí đốt hai lần trong vòng 3 ngày, với tuyên bố sẵn sàng đưa vụ việc ra tòa. Hiện Ukraine đang là nước phải mua khí đốt từ Nga với giá đắt nhất châu Âu. Ukraine đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khí đốt...