Putin buộc phải thay đổi kế hoạch Ukraine vì bạo loạn ở Kazakhstan
Dù ý định ban đầu của Tổng thống Putin với Ukraine là gì thì với việc bạo loạn bất ngờ nổ ra tại Kazakhstan, nhà lãnh đạo Nga sẽ phải thay đổi chúng, theo The Daily Beast.
Tổng thống Nga c. Ảnh The Daily Beast
Nga đã huy động một số lượng lớn bính sĩ áp sát biên giới Ukraine nhiều tháng qua, làm dấy lên lo ngại Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào nước láng giềng.
Bất chấp Nga phủ nhận mọi cáo buộc đang chuẩn bị cho một chiến tiềm năng với Ukraine, tình báo Mỹ vẫn đưa ra dự đoán, Nga sẽ tấn công sớm nhất là vào tháng 1.
Tuy nhiên, cho dù kế hoạch ban đầu của ông Putin là gì, thì nó cũng sẽ phải thay đổi vì bất ổn và bạo lực bất ngờ nổ ra ở nước láng giềng Kazakhstan của Nga.
Theo Reuters, các cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng vọt và tham nhũng đã leo thang ở Kazakhstan trong những ngày gần đây, dẫn đến bạo lực trên toàn quốc. Những kẻ bạo loạn đã đốt phá các tòa nhà và xe cảnh sát, đối đầu với quân đội, khiến hàng chục thường dân thiệt mạng. 12 cảnh sát cũng thiệt mạng khi làm nhiệm vụ trấn áp biểu tình.
Nga ngày 6/1 đã đưa lính nhảy dù tới Kazakhstan theo đề nghị chính thức của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev để hoạt động cùng lực lượng gìn giữ hòa bình của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) nhằm thiết lập lại trật tự và ổn định cho đất nước Trung Á.
Video đang HOT
Nga đã đưa lính dù đến Kazakhstan để lập lại trật tự ở đây. Ảnh Tass.
Các lực lượng của Nga và Belarus đã đến Kazakhstan và quá trình triển khai 2.500 lính thuộc lực lượng đặc nhiệm và đổ bộ đường không của CSTO tới Kazakhstan dự kiến sẽ hoàn tất vào tối 7/1.
Sự bất ổn ở Kazakhstan lúc này có thể gây ra hậu quả lớn hơn và có thể làm thay đổi tính toán của Nga đối với Ukraine, khi Moscow phải phân chia lực lượng để xử lý bất ổn tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở biên giới phía nam của họ.
Các nỗ lực can thiệp của Nga nhằm mục đích hạ nhiệt căng thẳng để lấy lại sự ổn định trong khu vực – và cũng vì lợi ích của nước Nga, các chuyên gia bình luận.
Rob Lee, nhà phân tích quân sự Nga chia sẻ với tờ The Daily Beast rằng, mặc dù Nga đã điều động hàng trăm nghìn quân và thiết bị quân sự ở biên giới với Ukraine, nhưng Nga chắc chắn sẽ không muốn xử lý 2 cuộc khủng hoảng đều yêu cầu các nguồn lực quân sự đáng kể cùng một lúc.
“Nếu Nga muốn thao túng cuộc khủng hoảng ở Ukraine, họ sẽ muốn mọi thứ khác ở mọi nơi khác ổn định nhất có thể. Tôi không nghĩ rằng Nga sẽ cố leo thang căng thẳng với tình hình hiện tại”, ông Lee bình luận với The Daily Beast.
Đặc biệt, một số lực lượng Nga thường được triển khai để xử lý tình hình ở Kazakhstan hiện đã được điều động tới đóng quân dọc biên giới với Ukraine. Điều này đã làm phức tạp thêm các lựa chọn của Nga đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, theo ông Lee.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc Nga điều động các đơn vị quân đội đóng ở biên giới phía Nam gần Kazakhstan tới biên giới phía Tây gần Ukraine là động thái “hơi mất cảnh giác”.
Trong khi đó, Michael Kofman, giám đốc chương trình nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Nga – một tổ chức nghiên cứu an ninh quốc gia có trụ sở tại Virginia, Mỹ cũng nhấn mạnh bạo loạn ở Kazakhstan khiến cho các tính toán của Tổng thống Putin càng trở nên khó đoán hơn.
“Họ đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng mà họ không mong đợi”, ông Kofman nói.
Trong khi đó, ông Lee bình luận thêm rằng, hiện tại Nga sẽ có ít khả năng tấn công Ukraine hơn. “Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nguy cơ leo thang căng thẳng ở Ukraine trong vài tháng tới sẽ hạ nhiệt vì các vấn đề với Ukraine là vấn đề lâu dài”.
Việc Nga chuyển hướng chú ý sang Kazakhstan là điều khó tránh khỏi nhưng thực tế cho thấy Nga không đang rời bỏ hoàn toàn các kế hoạch với Ukraine, ông Lee nhấn mạnh.
Nói cách khác, Kazakhstan sẽ không phải là trở ngại lâu dài đối với các kế hoạch mà Putin đã “soạn ra” cho Ukraine, Jeffrey Edmond, từng là nhà phân tích quân sự của CIA cho biết.
Bất ổn ở Kazakhstan - "Cơn đau đầu" của ông Putin
Những diễn biến mới căng thẳng ở Kazakhstan có thể khiến Tổng thống Nga Putin phân tâm khi đang tập trung giải quyết căng thẳng với phương Tây về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Làn sóng biểu tình đang xảy ra ở Kazakhstan có thể coi là chưa từng có tiền lệ trong hơn 30 năm qua. Bất ổn đã nhanh chóng lan rộng buộc chính phủ Kazakhstan phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đề nghị liên quân do Nga dẫn đầu đến hỗ trợ ổn định tình hình.
Khi giới giàu có ở Kazakhstan vội vã lên máy bay để tránh xa bất ổn trong nước, người biểu tình tiếp tục đốt phá các trụ sở chính quyền ở các thành phố lớn. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng an ninh đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng.
Giới quan sát cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tình trạng bất ổn hiện nay là việc người dân Kazakhstan muốn chấm dứt ảnh hưởng của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, một đồng minh của Nga và đã nắm quyền ở quốc gia giàu tài nguyên này, suốt 3 thập niên. Mặc dù ông Nazarbayev đã chuyển giao quyền lực cho Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev vào năm 2019, nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến chính trường với vai trò là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.
Những bất bình âm ỉ đã bùng lên khi đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và quyết định của chính phủ Kazakhstan về việc tăng giá nhiên liệu mới đây có thể coi là "giọt nước tràn ly". Để xoa dịu tình hình, Tổng thống Tokayev đã ký quyết định cách chức ông Nazarbayev, song điều đó cũng không giúp cải thiện tình hình.
Báo Daily Beast cho rằng, tình hình bất ổn hiện nay ở Kazakhstan là "cơn ác mộng" mới với Nga. Moscow từ lâu coi Kazakhstan, nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Á, là đồng minh chiến lược quan trọng. Kazakhstan cũng là một thành viên trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu.
Quốc gia 18 triệu dân này có tới 20% là người Nga. Ngoài ra, Nga và Kazakhstan có đường biên giới chung hơn 7.600 km, một trong những biên giới trên bộ liên tục dài nhất thế giới. Với Tổng thống Nga Vladimir Putin, những bất ổn ở biên giới phía nam của đất nước là bài toán khó, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang tập trung giải quyết căng thẳng với phương Tây về vấn đề Ukraine.
Điều này sẽ đặt ông Putin vào tình thế phải lựa chọn giải quyết vấn đề ở phía tây hay ngăn chặn mối đe dọa ở phía nam, hay cả hai. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ngày 6/1 đã tới Kazakhstan sau khi CSTO nhận lời hỗ trợ chính phủ Kazakhstan ngăn bạo loạn. Moscow hy vọng rằng, sự triển khai này sẽ nhanh chóng giúp ổn định tình hình ở Kazakhstan mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến quy mô lực lượng của Nga ở biên giới với Ukraine. Nga được cho là liên tục tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine nhằm tạo đòn bẩy trong các cuộc đàm phán an ninh với phương Tây, gây sức ép để buộc NATO giảm hiện diện quân sự ở Đông Âu.
Tuy nhiên, nếu kế hoạch không thành hiện thực, ông Putin sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Việc cùng lúc tập trung cho cả vấn đề Kazakhstan và Ukraine gần như là không thể. Moscow có thể phải lựa chọn giảm quy mô lực lượng ở biên giới với Ukraine, để tập trung ổn định tình hình Kazakhstan nhằm củng cố vị thế của Nga ở Trung Á.
Vừa rút quân khỏi biên giới gần Ukraine, Nga lập tức thử tên lửa phòng thủ mới Vừa thông báo rút một phần binh sĩ khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine không lâu, Nga đã thử thành công tên lửa mới được thiết kế để phá hủy vũ khí hạt nhân Mỹ trên không. Hình ảnh vụ thử tên lửa Nga ở Kazakhstan. Ảnh: EAST2WEST Theo tờ Dailymail, vụ thử vũ khí mới diễn ra tại bãi thử...