Putin bí mật điều động tên lửa bị cấm, thách thức Trump?

Theo dõi VGT trên

Mới đây, Mỹ phát hiện Nga đặt hai tiểu đoàn tên lửa tầm trung bí mật tại miền trung nước này.

Putin bí mật điều động tên lửa bị cấm, thách thức Trump? - Hình 1

Mỹ khẳng định Putin đã bí mật điều động hệ thống tên lửa bị cấm tới miền trung nước này.

Một số quan chức trong chính quyền Washington khẳng định Nga đã điều động hai tiểu đoàn tên lửa bí mật và không được phép sử dụng theo hiệp ước chung I.N.F. Một tiểu đoàn tên lửa đặt ở Kapustin Yar, miền nam nước Nga gần thành phố Volgograd. Hệ thống còn lại đặt ở một địa điểm khác chưa xác định.

Quan hệ Mỹ-Nga tốt lên từ tháng 12.1987 sau khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kí thỏa thuận kiểm soát vũ khí, thường được biết tới với tên gọi Hiệp ước Vũ khí hạt nhân Tầm trung (I.N.F).

Putin bí mật điều động tên lửa bị cấm, thách thức Trump? - Hình 2

Dàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga.

Nhờ thỏa thuận này, Nga và Mỹ đã xóa bỏ hơn 2.600 tên lửa trong kho vũ khí của mình. Những tên lửa mà Liên Xô vô hiệu hóa có cả loại tầm trung SS-20 mang được đầu đạn hạt nhân. SS-20 có tầm b.ắn 5.000 km và là mối đe dọa thực sự với NATO ở thời điểm thập niên 80. Mỹ cũng vô hiệu tên lửa đạn đạo Pershing II và tên lửa đất đối không khác ở miền tây châu Âu.

“Chúng ta hy vọng rằng thỏa thuận lịch sử này không phải là kết thúc mà là mở đầu cho mối quan hệ hai nước. Tôi rất hy vọng Mỹ-Nga sẽ cùng giải quyết các vấn đề quan trọng khác trong thời gian tới”, ông Reagan nói.

Mỹ gọi những quả tên lửa này với số hiệu SSC-X-8. Hệ thống này sẵn sàng khai hỏa bất kì lúc nào nếu tình thế nguy cấp diễn ra. Lầu Năm Góc từ lâu đã bày tỏ quan ngại trước chương trình phát triển tên lửa của Nga. Mỹ dự định đáp trả bằng cách xây dựng thêm lá chắn tên lửa tại châu Âu hoặc phát triển tên lửa hành trình đối không hoặc đối biển.

Động thái của Putin cũng được xem là mang động cơ chính trị, theo Thời báo New York. Thời điểm hiện tại rất khó cho Thượng viện Mỹ thông qua một sắc lệnh kiểm soát vũ khí chiến lược mới trừ khi những vi phạm của Nga chiểu theo hiệp ước tên lửa tầm trung được sửa chữa. Trump nhấn mạnh rằng “Mỹ sẽ tăng cường và mở rộng năng lực hạt nhân”. Đồng thời, ông cũng hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Moscow để “cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân”.

Video đang HOT

Putin bí mật điều động tên lửa bị cấm, thách thức Trump? - Hình 3

Tên lửa Iskander đang được lắp vào bệ phóng.

Việc Nga điều động hệ thống tên lửa bí mật có thể khiến NATO đứng ngồi không yên. Jim Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ có cuộc gặp các quan chức quốc phòng cấp cao của NATO tại Brussels trong hôm nay (15.2.).

Tác giả Michael Gordon trên tờ Thời báo New York cho rằng việc tìm ra một giải pháp kiểm soát vũ khí chiến lược không hề đơn giản. Mỗi tiểu đoàn tên lửa có khoảng 4 xe phóng và được trang bị 6 quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Bệ phóng di động dành cho tên lửa hành trình khá giống bệ phóng sử dụng cho lá chắn tên lửa tầm ngắn Iskander. Theo hiệp ước kí giữa Nga-Mỹ, tên lửa tầm ngắn được phép sử dụng nhưng Washington lo sợ Moscow sẽ “lách luật”.

“Điều này khiến việc xác định địa điểm tấn công rất khó khăn”, tướng Philip Breedlove, cựu tư lệnh lực lượng NATO, nói. Dù các quan chức cấp cao của chính quyền Trump không tiết lộ tên lửa Nga được đặt ở đâu nhưng tờ Thời báo New York cho rằng chúng được đặt ở miền trung nước này.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov từng ám chỉ rằng nước này sẽ không thể tiếp tục theo đuổi hiệp ước I.N.F do lo ngại an ninh với Trung Quốc. Chính quyền Bush thời điểm đó cũng không dám xóa bỏ hiệp định vì lo ngại Nga sẽ xây dựng lực lượng tên lửa hùng mạnh và nhắm trực diện vào Mỹ.

Tháng 6.2013, Tổng thống Putin từng phàn nàn rằng “tất cả các quốc gia láng giềng với Nga đều có hệ thống tên lửa cùng loại”.

Theo Rose Gottemoeller, quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên về kiểm soát vũ khí hạt nhân dưới thời Obama, Nga bắt đầu thử nghiệm tên lửa hành trình từ năm 2008. Sau nhiều năm bất đồng, tháng 11.2016, Mỹ tổ chức cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề tồn đọng. Ngoài Nga còn có sự tham gia của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Belarus, Kazakhstan và Ukraine.

Dù vậy, Nga khẳng định nước này không vi phạm hiệp ước và đáp trả bằng cáo buộc Mỹ vi phạm. Do thất bại trong việc thuyết phục Nga giải quyết mâu thuẫn về hiệp ước I.N.F, Mỹ quyết định gia tăng áp lực bằng cách tuyên bố kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Âu và điều động tên lửa phòng không.

“Mỹ có những công cụ mạnh mẽ như tên lửa đạn đạo và lá chắn tên lửa. Chúng ta không nên bỏ chúng khỏi bàn đàm phán”, tướng Breedlove phát biểu.

Putin bí mật điều động tên lửa bị cấm, thách thức Trump? - Hình 4

Mỹ thử nghiệm lá chắn tên lửa tại châu Âu.

Franklin Miller, một quan chức lâu năm tại Lầu Năm Góc cho biết Nga coi tên lửa hành trình là biện pháp mở rộng tầm bao phủ ở châu Âu và Trung Quốc. Nếu thực hiện thành công, nước này có thể tập trung nghiên cứu tên lửa nhằm thẳng vào Mỹ.

“Rõ ràng, quân đội Nga nghĩ rằng hệ thống tên lửa hành trình này là rất quan trọng và tới mức có thể phá bỏ hiệp ước I.N.F”, Miller nói. Chuyên gia này gợi ý rằng Mỹ nên củng cố lá chắn tên lửa ở châu Âu và nếu điều động tên lửa thì nên đặt trên biển.

Theo Danviet

Iskander - vũ khí có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania

Với vận tốc, khả năng cơ động và tàng hình cao, tên lửa chiến thuật Iskander có thể giúp Nga nhanh chóng đ.ánh bại lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania.

Iskander - vũ khí có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania - Hình 1

Hệ thống tên lửa Iskander của Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik

Ngày 12/5, Mỹ và NATO thông báo kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania, trong khi một hệ thống tương tự cũng đang được xây dựng tại Ba Lan, khiến Nga nổi giận và tuyên bố có quyền tiến hành các biện pháp đáp trả. Các chuyên gia quân sự cho rằng, một trong các biện pháp như vậy là triển khai các hệ thống tên lửa Iskander đến bán đảo Crimea, theo Reseau international.

9K720 Iskander (hoặc Alexandre) là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật được Nga thiết kế nhằm phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin, chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết.

Iskander sử dụng loại đạn tàng hình có thể mang đầu đạn hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma, tạo ra một lớp mây điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn chuyển hướng linh hoạt.

Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008. Khi đó, một tên lửa Iskander đã đ.ánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.

Không thể đ.ánh chặn

Với tầm b.ắn lên đến 500 km, trong khi khoảng cách từ Crimea đến Romania chỉ là 387 km, Iskander sẽ là con át chủ bài trong chiến lược đ.ánh úp hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa tại Deveselu, theo các chuyên gia quân sự.

Trong trường hợp Moscow cảm thấy bị đe dọa, thời gian để quân đội nước này phóng một tên lửa Iskander chỉ khoảng 4 phút. Quỹ đạo của tên lửa Iskander không giống với quỹ đạo của một tên lửa đạn đạo liên lục địa . Phần lớn hành trình bay của nó được thực hiện ở độ cao 40 km trong khí quyển Trái đất. Trong khi đó, các tên lửa đ.ánh chặn SM-3 block IB của Mỹ được lắp đặt ở Deveselu chỉ có thể b.ắn hạ các mục tiêu bay trên độ cao 80 km, vì thế chúng hoàn toàn vô dụng trước Iskander.

Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khi Iskander tiến vào phạm vi đ.ánh chặn của lên lửa tầm xa như MIM-104, Patriot PAC-3 (khoảng 30-35 km) mà Romania hiện chưa sở hữu trong biên chế, Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2000 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh).

Dù Romania được Mỹ trang bị tên lửa Patriot, với thời gian đ.ánh chặn quá ngắn, các tên lửa này không thể phân biệt được đâu là đầu đạn thật và đâu là đầu đạn giả, vì thế việc đ.ánh chặn Iskander trong giai đoạn cuối hầu như không thể.

Theo các chuyên gia quân sự Pháp, chỉ vài phút sau khi phóng loạt đạn đầu, tổ hợp Iskander đã có thể bật các thiết bị ngụy trang và rời xa khỏi vị trí ban đầu, tránh nguy cơ bị đối phương phát hiện vị trí và phóng tên lửa t.iêu d.iệt.

Ngoài ra, để đối phó với một tên lửa Iskander được phóng đi, Mỹ và NATO sẽ phải triển khai 11 tên lửa Patriot, con số tương đối lớn đối với ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm của khối này.

"Hiện nay Iskander đã được triển khai ở Kaliningrad để đối phó với tên lửa Mỹ bố trí tại Ba Lan, và ở Leningrad để 'canh chừng' những căn cứ quân sự của NATO ở các nước vùng Baltic. Nếu kết hợp với máy bay n.ém b.om Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-22 và Kh-15, Iskander sẽ có thể xóa sổ hoàn toàn các lực lượng hải quân đối phương tại Biển Đen", một quan chức quân sự Nga nhận định.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước
21:53:42 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024

Tin mới nhất

Myanmar cảnh báo lũ lụt do nước sông vượt quá mức nguy hiểm

16:41:31 02/07/2024
Giám đốc Cơ quan Khí tượng Thủy văn Myanmar, U Hla Tun, cho hay mưa lớn là hiện tượng thời tiết điển hình trong mùa mưa hiện nay ở nước này và lượng mưa lớn gần đây đã khiến mực nước sông dâng cao.

Giải pháp giúp EU đạt mục tiêu khí hậu

16:40:39 02/07/2024
Báo cáo cho rằng để đạt được mục tiêu khí hậu năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo phải tăng nhanh hơn 1,4 lần, trong khi việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của khối phải tăng 1,8 lần. Do đó, khoản đầu tư hàng năm cần tăng gấp đôi lên 800 tỷ eur...

Giới trẻ Trung Quốc hướng đến 'tiết kiệm trả thù'

16:36:40 02/07/2024
Quỹ T.iền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2025 là 4,5%. Các chuyên gia nhận định với CNBC rằng khó khăn bổ sung là thị trường việc làm không khả quan đối với giới trẻ.

Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine

16:32:38 02/07/2024
Budapest đã nhiều lần cáo buộc Kiev phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số Hungary sinh sống tại Tây Nam Ukraine, một cáo buộc mà lãnh đạo Ukraine luôn phủ nhận.

Nga tịch thu tài sản của cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

16:31:09 02/07/2024
Cổ phần tại một nhà máy sản xuất kẹo trước đây thuộc sở hữu của ông Poroshenko đã được chuyển sang quyền sở hữu của Chính phủ Nga sau quyết định mới đây của tòa án.

Mexico giải cứu 63 người di cư trong xe tải

16:26:44 02/07/2024
INM nỗ lực triển khai các hoạt động giải cứu người di cư nhằm góp phần giảm thiểu những rủi ro mà nhóm người này cùng gia đình có thể gặp phải trên đường di cư trái phép qua Mexico.

Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia

16:25:36 02/07/2024
Cảnh sát Australia đã bắt giữ một nam thiếu niên 14 t.uổi tình nghi liên quan vụ tấn công. Vụ việc trên tuy không gây rủi ro đối với cộng đồng lân cận, nhưng cảnh sát vẫn phong tỏa hiện trường vụ án.

Lufthansa dừng các chuyến bay đêm tới Liban do lo ngại tình hình Trung Đông

16:19:24 02/07/2024
Trong khi đó, hãng Swiss International Air Lines, công ty con của Lufthansa, cũng thông báo sẽ chuyển các chuyến bay đêm ở Beirut sang ban ngày cho đến cuối tháng 7 do những diễn biến ở biên giới giữa Liban và Israel.

Bầu cử tại Anh: Hàng chục tài khoản ảo lan truyền thông tin sai lệch

16:15:14 02/07/2024
Nhóm Global Witness đã xác định được điểm chung của các tài khoản bị nghi là BOT bằng cách tìm kiếm các bài đăng, các thẻ (hashtag) về biến đổi khí hậu và di cư - hai vấn đề nóng thường có thông tin sai lệch.

Peru: Xét xử con gái cựu Tổng thống Alberto Fujimori

16:00:08 02/07/2024
Các công tố viên cho biết đang đề nghị mức án 30 năm 10 tháng tù giam đối với bà Keiko. Tuy nhiên, bà luôn khẳng định mình vô tội. Nhiều người đã tụ tập bên ngoài phòng xử án ở Lima để bày tỏ sự ủng hộ đối với bà.

Siêu bão Beryl bắt đầu tấn công các đảo thuộc vùng Caribe

15:58:12 02/07/2024
Beryl đã trở thành cơn bão đầu tiên của mùa bão hiện nay ở Đại Tây Dương và được dự báo sẽ đi vào lịch sử như một trong những cơn bão bất thường và nguy hiểm nhất.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Liên minh của Tổng thống Macron hợp tác với cánh tả

15:54:57 02/07/2024
Trong một tuyên bố, Tổng thống Macron cũng kêu gọi thành lập một liên minh rộng lớn nhằm chống lại phe cực hữu, đồng thời triệu tập một cuộc họp nội các vào ngày 1/7 để quyết định hướng hành động tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Malaysia, Indonesia sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

16:43:18 02/07/2024
Thủ tướng Anwar cũng cho rằng cần tăng cường nỗ lực nhằm củng cố ASEAN như một nền tảng then chốt để giải quyết những vấn đề khu vực. Malaysia sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2025.

Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa

Góc tâm tình

16:30:40 02/07/2024
Nửa đêm thấy chồng ra ngoài nghe điện thoại tôi theo sau mà điếng hồn khi nghe: Em hạn chế gặp vợ anh đi. Biết thế anh để vợ ở nhà cho rồi, đi làm chi rồi để lộ chuyện thì toang, con của chúng ta không thể bị lộ được .

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.