Putin bất ngờ xuống nước làm lành với phương Tây?
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (19/6) phát biểu, Moscow muốn hợp tác với Washington và các đồng minh trong việc giải quyết mối đe dọa từ nhóm khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo và các thách thức toàn cầu khác. Phải chăng đây có phải là dấu hiệu Nhà lãnh đạo quyền lực của nước Nga khuất phục trước áp lực của phương Tây và đang muốn dịu giọng làm lành.
Tổng thống Putin
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg, Tổng thống Putin cho biết, bất chấp cuộc đối đầu gay gắt với phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Moscow vẫn muốn hợp tác với Washington và các đồng minh trong việc giải quyết, xử lý mối đe dọa đặt ra từ nhóm Nhà nước Hồi giáo và các thách thức toàn cầu khác. Ông Putin đã nói như vậy khi có bài phát biểu tìm cách trấn an nỗi quan ngại của các nhà đầu tư về tiến trình phát triển kinh tế của Nga trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt, o ép.
Ông chủ điện Kremlin thẳng thừng đổ lỗi cho Mỹ đã phớt lờ lợi ích của Nga và tìm cách áp đặt ý chí của Mỹ lên các nước khác. Tuy nhiên, sau những phát biểu cứng rắn, mạnh mẽ như thường lệ, ông Putin cũng đã phát đi các tín hiệu dịu nhẹ khi nói rằng Moscow muốn giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran và tạo lập tiến trình chính trị hòa bình cho Syria.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, Nga muốn thỏa thuận hòa bình Ukraine được ký kết hồi tháng 2 sẽ được thực hiện một cách thành công. Cuộc chiến ở đó sẽ chấm dứt một khi Ukraine cung cấp các quyền lớn hơn cho những khu vực ở miền đông, ân xá cho các thành viên của quân ly khai và tổ chức những cuộc bầu cử địa phương ở đó.
Theo lời ông Putin, đất nước Nga rộng mở với thế giới và sẵn sàng hợp tác với phương Tây bất chấp những căng thẳng hiện nay liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Nhà lãnh đạo Nga phớt lờ những căng thẳng với phương Tây và thay vào đó tìm cách tập trung vào những thành công của chính phủ trong thời gian quan. “Tôi muốn tập trung sự chú ý của chúng tôi vào các vấn đề kinh tế”, ông Putin vừa nói vừa nở một nụ cười, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng sâu rộng mà nhiều người dự đoán “đã không xảy ra”. “Chúng tôi đã ổn định được tình hình. Chúng tôi đã tạo dựng được một ngân sách ổn định. Hệ thống tài chính và ngân hàng của chúng tôi đã thích ứng với những điều kiện mới”, ông Putin vui vẻ và tự tin cho biết.
Ông chủ điện Kremlin đang nói đến tình hình kinh tế của Nga sau một thời gian dài chịu áp lực vô cùng lớn từ những đòn trừng phạt mạnh tay của phương Tây . Sau những khó khăn, chao đảo ban đầu, nền kinh tế Nga về cơ bản đã đứng vững trước sóng gió do phương Tây gây ra. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái và gây ra sụt giảm mạnh về đầu tư, nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Putin hôm qua khẳng định, nền kinh tế Nga đang trên đường hồi phục và rằng phương Tây đang làm tổn thương chính mình bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Diễn đàn kinh tế đang diễn ra ở Nga là nơi mà Tổng thống Putin tiếp tục đưa ra cam kết cải thiện môi trường đầu tư nhằm thuyết phục, lôi kéo các nhà đầu tư tin tưởng, mạnh dạn đổ vốn vào Nga.
Video đang HOT
Dịu nhẹ nhưng không phải xuống nước
Cũng tại diễn đàn kinh tế lớn ngày hôm qua, Tổng thống Putin đã trả lời nhiều câu hỏi về chính sách đối ngoại.
Đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Tổng thống Putin cho hay, Nga đang gây áp lực đến lực lượng ly khai để họ tuân thủ theo thỏa thuận Minsk đồng thời Nga cũng kêu gọi Mỹ khuyến khích Kiev tuân thủ như vậy.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga phá vỡ thỏa thuận hòa bình Minsk khi hậu thuẫn cho lực lượng ly khai bằng việc cung cấp binh lính và vũ khí cho đội quân này. Moscow phủ nhận cáo buộc trên.
Bình luận về lời cáo buộc trên, Tổng thống Putin cho hay, lực lượng ly khai đang bảo vệ chính họ trước quân đội Ukraine . Ông Putin cũng nói thêm rằng, “một khi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng được thực hiện thông qua các phương tiện chính trị thì những vũ khí đó sẽ biến mất”.
Ở thủ đô Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Nga tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2 ở Ukraine và rút vũ khí hạng nặng ra khỏi nước láng giềng.
Đáp lại, Tổng thống Putin đã tận dụng hội nghị đầu tư như một cơ hội thêm nữa để chỉ trích, cáo buộc Mỹ và EU đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như đã phớt lờ các lợi ích hợp pháp của Nga.
Ông Putin cũng tỏ thái độ đầy thách thức khi được hỏi về những cuộc điều tra liên quan đến cáo cuộc tham nhũng tại FIFA, nói rằng Nga đã giành được quyền đăng cai World Cup 2018 một cách công bằng. “Nếu bất kỳ ai đó có bằng chứng, hãy để họ trưng ra. Chúng tôi đã giành được quyền đó một cách công bằng và chúng tôi sẽ đăng cai World Cup”.
Khi được hỏi về vụ máy bay dân sự của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền đông Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái khiến toàn bộ 298 người đi trên máy bay thiệt mạng, ông Putin cho rằng, việc chờ đợi kết luận điều tra là cần thiết. Phương Tây đổ lỗi cho Nga và lực lượng ly khai đã gây ra vụ tai nạn máy bay trên và vì thế phương Tây đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Những phát biểu có phần dịu nhẹ ngày hôm qua của ông Putin cho thấy, ông này vẫn giữ nguyên lập trường trong vấn đề Ukraine chứ không hề có dấu hiệu xuống nước.
Theo Vnmedia
Phe ly khai cáo buộc Kiev "nuốt lời", dọa hủy lệnh ngừng bắn
Lãnh đạo phe ly khai đông Ukraine hôm qua 18/3 đã đe dọa hủy lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Kiev sửa đổi đạo luật về quyền tự trị của khu vực Donbass tại miền đông. Trong khi đó, Mátxcơva cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ động thái của Kiev.
Lãnh đạo phe ly khai Alexander Zakharchenko (bên trái, cầm súng). (Ảnh: AP)
Hãng thông tấn AP dẫn lời hai thủ lĩnh của phe ly khai là Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky tuyên bố rằng đạo luật trao quy chế đặc biệt cho các khu vực Donetsk và Luhansk tại đông Ukraine đã bị suy yếu sau khi chính quyền Ukraine thông qua các sửa đổi mới đây.
"Chúng tôi đồng ý với quy chế đặc biệt cho vùng Donbass bên trong một đất nước Ukraine đổi mới, dù rằng người dân của chúng tôi muốn độc lập hoàn toàn. Chúng tôi nhất trí điều này để tránh phải tiếp tục đổ máu. Nhưng Ukraine lại không tự đổi mới", tuyên bố của lãnh đạo phe ly khai cho biết.
Phe ly khai tại đông Ukraine đã gây áp lực buộc chính quyền phải thay đổi hiến pháp theo hướng phi tập trung hóa quyền lực. Tuy nhiên, dù quy chế đặc biệt đã được thông qua, họ lập luận rằng hiện giờ chính quyền trung ương vẫn nằm trong tay các doanh nhân có ảnh hưởng lớn.
Hai lãnh đạo phe ly khai hôm qua cũng cảnh báo sẵn sàng thực hiện các hành động thù địch nếu chính quyền không nhượng bộ.
Một dự luật trao quyền tự trị cho các vùng lãnh thổ miền đông Ukraine đã được Quốc hội nước này thông qua hôm 17/3 nhưng với một số thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho phe ly khai.
Kiev đã quy định rằng quy chế đặc biệt sẽ chỉ có hiệu lực với điều kiện các cuộc bầu cử trong khu vực phải được tổ chức theo luật của Ukraine.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine hôm qua tuyên bố rằng trao quy chế đặc biệt cho miền đông và không có bất kỳ sự giám sát nào của chính quyền Kiev với các cuộc bầu cử sẽ dẫn đến một nhà nước không hợp pháp của phe ly khai được thành lập ở miền đông.
Phản ứng trước sự sửa đổi của Kiev, đại diện ly khai Denis Pushilin gọi đây là "sự vị phạm hoàn toàn thỏa thuận Minsk".
Động thái này ngay lập tức cũng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Mátxcơva. AP dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Ukraine đang cố gắng viết lại thỏa thuận đã đạt được tại Minsk (Belarus) hồi tháng 2 vừa qua.
Ngoại trưởng Lavrov phản đối yêu cầu của Kiev đòi lực lượng ly khai phải tiến hành các cuộc bầu cử địa phương theo luật Ukraine với sự giám sát của quốc tế trước khi quy chế tự trị được cấp cho các khu vực miền đông.
Theo ông Lavrov, đòi hỏi của Kiev đang biến việc giải phóng các khu vực lãnh thổ mà Kiev nói là "đang bị chiếm đóng" trở thành điều kiện tiên quyết cho dự luật về quy chế đặc biệt cho miền đông.
"Kiev trên thực tế đang tìm cách thay thế tất cả các quan chức được bầu ở miền đông bằng người của họ. Chỉ khi những vùng lãnh thổ phía đông được lãnh đạo bởi những người mà Kiev cho là thích hợp thì dự luật mới có hiệu lực", Ngoại trưởng Nga nói.
Bất đồng nảy sinh trong vấn đề quy chế đặc biệt cho các khu vực miền đông Ukraine đang đe dọa làm chệch hướng kế hoạch hòa bình cho khu vực này. Tính đến nay, cuộc xung đột đẫm máu tại miền đông Ukraine đã kéo dài suốt hơn 11 tháng và cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
NATO chưa xác nhận rút vũ khí hạng nặng ở Đông Ukraine Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu, nói rằng chưa thể xác nhận việc quân đội Kiev và lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giới tuyến giữa. Trả lời phỏng vấn kênh tuyền hình Ukraine "1 1", ông Breedlove nhìn nhận có thể theo dõi việc rút vũ khí hạng...