Putin bác cáo buộc của Trump về gia đình Biden
Putin nói ông không thấy dấu hiệu phạm tội trong các mối quan hệ kinh doanh giữa gia đình Biden với Nga hay Ukraine, thể hiện bất đồng với Trump.
“Đúng vậy, ở Ukraine, Hunter Biden có thể đã hoặc vẫn kinh doanh. Điều ấy không liên quan tới chúng tôi. Nó liên quan tới người Mỹ và Ukraine. Tuy nhiên, anh ta ít nhất sở hữu một công ty và kiếm tiền tốt từ nó. Tôi không thấy bất cứ dấu hiệu phạm tội nào với điều này”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình nhà nước hôm 25/10.
Tổng thống Nga cũng thể hiện sự giận dữ khi được hỏi về những bình luận của người đồng cấp Mỹ Donald Trump liên quan đến mối quan hệ giữa gia đình Biden và vợ chồng cựu thị trưởng Moskva. Putin khẳng định ông không nhận được thông tin gì về bất kỳ mối quan hệ làm ăn nào giữa gia đình Biden và vợ của cựu thị trưởng Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến hôm 22/10. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc tranh luận cuối cùng hôm 22/10, Trump đã cáo buộc nhà Biden nhận được hàng triệu USD từ Nga do mối quan hệ thân thiết với cựu thị trưởng Moskva. Tổng thống Mỹ cũng tố Hunter Biden đã nhận một khoản tiền từ vợ của cựu thị trưởng Moskva. Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden khi ấy ngay lập tức bác bỏ cáo buộc từ Trump.
Tổng thống Putin, người từng nhiều lần ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp với Trump, trước đó khẳng định ông sẽ hợp tác với bất cứ nhà lãnh đạo nào của Mỹ. Ông cũng từng đề cập tới việc Biden có những lời lẽ “chống Nga gay gắt”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 23/10 cho biết Nga rất lấy làm tiếc khi cuộc bầu cử ở Mỹ dường như đang giống một cuộc thi để các ứng viên thể hiện “ai không ưa Nga nhất”.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận Nga cố gắng can thiệp tới bầu cử tổng thống năm 2016 để khiến kết quả nghiêng về phía có lợi cho Trump, điều mà Moskva hoàn toàn phủ nhận. Nga cũng bác cáo buộc về việc cố can thiệp bầu cử Mỹ năm nay.
Video đang HOT
Mập mờ quan hệ giữa con trai ông Biden và quân đội Trung Quốc
Trang RedState tiết lộ mối liên hệ của ông Hunter Biden trong thương vụ tập đoàn nhà nước Trung Quốc mua lại công ty sản xuất công nghệ tàng hình cho máy bay chiến đấu Mỹ.
Trong 50 năm qua, quân đội Mỹ cơ bản có được ưu thế trên không hơn so với các quốc gia khác. Trung Quốc luôn tụt hậu đáng kể so với Mỹ trong lĩnh vực này, nhưng gần đây họ đã đạt được những bước tiến lớn.
Năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) - tập đoàn nhà nước Trung Quốc chuyên sản xuất máy bay chiến đấu - đã mua lại Henniges Automotive - một công ty ở bang Michigan chuyên sản xuất các sản phẩm "lưỡng dụng" cho mục đích quân sự và dân sự, trong đó có công nghệ chống rung được sử dụng trên máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
Đây được xem là "cú hích" cho sự tiến bộ trong công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và công ty nào đã hợp tác với AVIC trong thương vụ mua lại đó là một ẩn số.
Trả lời câu hỏi trên, trang RedState - một trang web theo trường phái bảo thủ nổi tiếng trung thành với Tổng thống Mỹ Donald Trump - ngày 24-10 đã tiết lộ thông tin liên quan quỹ đầu tư Bohai Harvest RST (BHR) có trụ sở tại Bắc Kinh, trong đó ông Hunter Biden - con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden - tham gia với tư cách là thành viên hội đồng quản trị.
Ông Hunter Biden "bắt tay" quân đội Trung Quốc?
BHR là một quỹ đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc do Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc sở hữu và kiểm soát, trong đó công ty Rosemont Seneca Thornton, do ông Hunter Biden nắm quyền kiểm soát, sở hữu 30% cổ phần.
Trong thương vụ năm 2015, công ty con của AVIC là AVIC Auto đã hợp tác với BHR để mua lại Henniges và kết quả đã nắm quyền kiểm soát Henniges với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 51%, trong khi của BHR là 49%.
Máy bay F-35A thử nghiệm thả bom hạt nhân ngày 25-11-2019. Ảnh: F-35 JPO
Luật sư điều hành của BHR Xin Wang cho biết rằng "các doanh nghiệp nhà nước thường gặp phải một số vấn đề đa văn hóa. Với tư cách là quỹ đầu tư tài chính, BHR cùng các nguồn lực trên toàn cầu sẽ là người dẫn đường và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch"
Theo RedState, chính phủ và quân đội Trung Quốc luôn cố gắng bắt kịp ưu thế quân sự của Mỹ bằng bất kỳ phương tiện nào.
Vào thời điểm bán công ty Henniges năm 2015, ông Edward Snowden - cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tiết lộ rằng Trung Quốc đã hack "hàng terabyte" dữ liệu, bao gồm cả công nghệ F-35 và có thể sử dụng nó trong tiêm kích J-20 của họ. Bằng cách mua lại công ty Henniges, AVIC có thể đưa công nghệ chống rung trực tiếp vào sử dụng trong các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Việc xem xét các mốc thời gian nghiên cứu và phát triển của tiêm kích F-35 và J-31 cho thấy lợi thế mà cả việc hack và mua lại Henniges đã mang lại cho Trung Quốc.
Quân đội Mỹ mất đến 19 năm để sản xuất chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên, kể từ thời điểm bắt đầu sản xuất năm vào 2006 cho đến khi được đưa vào biên chế năm 2015.
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ mất chín năm để sản xuất tiêm kích J-31 đầu tiên kể từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào năm 2009 cho đến khi đưa vào sản xuất năm 2015 và hoàn thành vào năm 2019.
Các chuyên gia hàng không quân sự đã lưu ý rằng máy bay chiến đấu J-31 của Trung Quốc rất giống với máy bay F-35 của Mỹ và cho rằng Bắc Kinh có thể đã có lợi thế từ dữ liệu hack được và từ công nghệ chống rung của Henniges.
Ông Joe Biden có dính líu?
RedState dẫn tờ Breitbart News (Mỹ) cho biết Mỹ đã trừng phạt AVIC năm lần riêng biệt kể từ năm 1993 và đã đưa tập đoàn này vào danh sách thực thể (Entity List) vào năm 2014, thời điểm chưa đầy một năm rưỡi trước khi AVIC mua lại Henniges.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài (CFIUS) do Bộ Tài chính Mỹ quản lý chịu trách nhiệm xem xét các giao dịch liên quan đến đầu tư nước ngoài tại nước này, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn các công nghệ, ứng dụng quân sự tiềm năng lọt vào tay nước ngoài.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden. Ảnh: FOX NEWS
Về quy trình đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nước ngoài nào, sau khi xem xét trong 45 ngày, CFIUS sẽ có khoảng thời gian điều tra là 45 ngày và tổng thống sẽ phê duyệt trong vòng 15 ngày.
Vì vậy, để giao dịch được thông qua, BHR và AVIC (đều do chính phủ Bắc Kinh kiểm soát) sẽ phải gửi hàng đống thủ tục giấy tờ và phải thông qua CFIUS. Quy trình phê duyệt sẽ phải bao gồm việc CFIUS xem xét lịch sử của cả BHR và AVIC, và phải trình lên cựu Tổng thống Obama để phê duyệt lần cuối.
Theo RedState, hiện vẫn chưa rõ liệu thương vụ Henniges đã trải qua quy trình này hay không vì những hồ sơ đó không được công khai. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley hồi tháng 8-2019 đã nêu thắc mắc tới Bộ Tài chính và cho biết muốn xem bản đánh giá mối đe dọa đối với trường hợp thương vụ này.
Thương vụ trên diễn ra đã dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh AVIC, một tập đoàn bị đưa vào danh sách thực thể và được biết là đã đánh cắp công nghệ từ máy bay F-35, bằng cách nào đã được chính phủ Mỹ cho phép mua một công ty đã tạo ra công nghệ giúp F-35 vô hình hơn trước radar địch?
Breibart News ngày 23-10 dẫn các tài liệu nội bộ của BHR cho thấy chính xác cách mà nhà thầu quân sự Trung Quốc đã "ẩn danh" thông qua các tập đoàn bình phong và thành lập liên danh với ông Hunter Biden nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc Trung Quốc tiếp quản Henniges.
Các tài liệu bổ sung cho thấy rằng BHR đã chuyển tiền cho một thực thể do bà Vanessa Kerry, con gái của cựu Ngoại trưởng John Kerry, kiểm soát, chỉ một tháng trước khi CFIUS thông qua thương vụ. Vào thời điểm đó, ông Kerry đóng vai trò chính trong ủy ban CFIUS.
Lùm xùm nhà Biden: FBI "khai thác" triệt để đối tác của con trai, ông Biden có liên lụy? Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã yêu cầu Tony Bobulinski, đối tác kinh doanh của Hunter Biden - con trai ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, tham gia cuộc chất vấn hôm 23/10, liên quan tới cáo buộc ông Biden biết việc con trai làm ăn với Trung Quốc nhưng bỏ qua. Lùm xùm gia đình ông Biden được châm...