Putin áp cấm vận dội “gáo nước lạnh” vào Triều Tiên?
Triều Tiên dường như đang ngày càng cảm thấy khó khăn vì không chỉ Trung Quốc mà cả quốc gia láng giềng Nga cũng áp đặt biện pháp cấm vận cứng rắn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Daily Star, việc Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp cấm vận với Triều Tiên được coi là đòn giáng mạnh vào Bình Nhưỡng, nơi lâu nay vẫn coi Nga là “người bạn tin cậy nhất”.
Trong diễn biến mới nhất, Nga thông báo sẽ không hợp tiếp tục hợp tác với Triều Tiên trong các dự án chung giữa hai nước. Nhưng những dự án đang diễn ra liên quan đến thương mại và kinh tế sẽ không bị đóng băng hoàn toàn, Bộ trưởng Phát triển vùng Viễn Đông Nga Alexander Galushka nói.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moscow gần như ngừng cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ có thể được sử dụng để chế tạo tên lửa đạo đạo tầm xa. Tất cả các tàu được cho là có liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ bị cấm đi vào các cảng biển của Nga.
Lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ giữa Nga và Triều Tiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Triều Tiên còn bị hạn chế tiếp cận “các mặt hàng xa xỉ” như thảm và đồ sứ có giá trị tương đương 500 USD và 100 USD. Ngoài ra, Triều Tiên cũng không thể sử dụng bất cứ bất động sản nào ở Nga ngoại trừ các cơ sở ngoại giao và lãnh sự quán.
Theo một quan chức cấp cao Triều Tiên từng bỏ trốn sang nước ngoài năm 2014, Nga được coi là đối tác hàng đầu của Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng suy giảm.
Video đang HOT
Xích lại gần Nga được coi là ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên, nhưng chiến lược này đã bị dội “gáo nước lạnh”.
Cựu quan chức Triều Tiên đào tẩu sang Mỹ Ri jong-ho nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tổ chức cuộc họp khẩn vào năm 2014, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc mà không qua Bình Nhưỡng.
Ông Ri nói, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu các quan chức phải tập trung toàn lực, mở cánh cửa hợp tác thương mại và kinh tế với Nga. Tuy vậy, cho đến nay, kế hoạch này vẫn chưa đem lại hiệu quả vì rào cản hợp tác Nga-Triều Tiên.
“Triều Tiên rất muốn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, nhưng không có tiền thì không ai cho không ai cái gì cả”, ông Ri nói.
Một trong những thế mạnh của Triều Tiên ở Nga là lượng lao động dồi dào. Ước tính có 40.000-50.000 người Triều Tiên làm việc ở Nga, ông Ri cho biết. Những người này đem về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.
Theo Daily Star, trong bối cảnh chiến lược xích lại gần Nga chưa thành công, Triều Tiên lại bị dội “gáo nước lạnh” vì sắc lệnh mới của Tổng thống Nga Putin. Bình Nhưỡng đang dễ bị tổn thương hơn khi hai đối tác hàng đầu là Trung Quốc và Nga đều quay lưng.
Theo Danviet
Triều Tiên muốn biến "vùng thảm họa" thành "vùng thần tiên"
Chính quyền Bình Nhưỡng đã thừa nhận hàng chục ngàn căn nhà và tòa nhà đã bị phá hủy trong vụ lũ lụt vừa qua nhưng lại cũng thông báo một chương trình vĩ đại mới.
Hình ảnh một khu vực của Triều Tiên gần biên giới với Trung Quốc bị nước lụt nhấn chìm. Ảnh cho hãng thông tấn KCNA công bố hôm 21-8 - Ảnh: AFP
Hôm nay (11-9), cơ quan thông tấn chính thức của CHDCND Triều Tiên thông báo chính quyền đã cho điều chỉnh cho lực lượng vừa được huy động tăng cường sức mạnh kinh tế chuyển sang giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt ở vùng đông bắc đất nước và biến các khu vực thảm họa này thành "thế giới thần tiên".
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên không thông báo về số nạn nhân của vụ lũ lụt nhưng cho biết "hàng chục ngàn" ngôi nhà và tòa nhà công đã bị phá hủy; thêm vào đó là nhiều cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ, đường điện, các nhà máy và cánh đồng cũng bị phá hủy hoặc đang bị ngập lụt.
Hãng thông tấn chính thức này thừa nhận người dân của tỉnh Bắc Hamgyong đang phải "chịu nhiều khổ đau".
Theo AFP, hồi tuần rồi, tổ chức LHQ cho biết một trận lụt tồi tệ từ sông Tumen đã nhấn chìm nhiều khu dân cư ở Triều Tiên. Đây là sông đóng vai trò đường biên giới tự nhiên của Triều Tiên với Trung Quốc và Nga.
Vừa qua, dựa trên các thông tin từ Triều Tiên, Văn phòng Điều phối Hoạt động nhân đạo của LHQ cho biết có 60 người dân Triều Tiên thiệt mạng trong vụ lũ lụt vừa qua và khoảng 44.000 người đang rơi vào cảnh không nhà.
Vào đầu tháng 6 vừa qua, sau khi vừa kết thúc chiến dịch 70 ngày tăng cường năng lực sản xuất, chính quyền Bình Nhưỡng lại tiếp tục tiến hành chiến dịch mới nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước mang tên "Trận chiến 200 ngày".
Nhà cửa ở khu vực đông bắc của Triều Tiên bị sụp đổ do lũ lụt - Ảnh chụp màn hình
Hôm nay, trong thông báo phát đi, hãng thông tấn KCNA cho biết chiến dịch "Trận chiến 200 ngày" sẽ được điều hướng sang trợ giúp các vùng thảm họa ở đông bắc.
Bản tin của KCNA cho biết mục tiêu là "điều hướng mọi nỗ lực cho việc tái thiết nhà cửa nhằm đem lại tổ ấm cho những người bị lũ lụt và trong năm nay phải biến các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai thành thế giới thần tiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Triều Tiên".
Theo AFP, do cơ sở hạ tầng còn chưa tốt nên thiên tai thường gây thiệt hại vật chất nặng nề ở Triều Tiên. Các đợt lũ lụt tại đây cũng thường nghiêm trọng hơn do nạn phá rừng biến các vùng đồi núi thành đồi trọc không thể giữ nước.
Mùa hè năm 2012, các đợt lũ lụt và trượt lở đất do mưa kéo dài tại Triều Tiên đã làm thiệt mạng 169 người, khiến 400 người mất tích và 212.200 mất nhà cửa. Thông tin chính thức từ Triều Tiên còn cho biết thiên tai lần đó đã làm mất 650 km2 đất trồng trọt.
Thiên tai kéo dài cũng từng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn đói giai đoạn 1994-1998 làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo Tuổi Trẻ
Sắc lệnh của ông Putin ký liên quan đến Triều Tiên lợi hại thế nào? Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quy định một số hạn chế trong quan hệ với Triều Tiên. Tổng thống Nga Putin. Theo nghị định, Nga ngừng hợp tác khoa học và kỹ thuật với Triều Tiên và đóng cửa các chi nhánh của...